1001 thắc mắc: Tại sao cá ngựa đực lại mang thai?
Khác với các loài sinh vật khác dưới biển, cá ngựa có đặc điểm sinh sản rất khác biệt. Những con đực sẽ là những con mang thai và trực tiếp đẻ ra những con cá ngựa con.
Cá ngựa hay hải mã là tên của một loài động vật sống ở các vùng biển nhiệt đới. Chúng thường có chiều dài từ 16cm đến 35cm. Có thể coi cá ngựa là một loại cá vì chúng có đầy đủ vây ngực và vây lưng. Cá ngựa thường ăn các loài giáp xác nhỏ như tôm hoặc cá bằng cách hút vào miệng. Cá ngựa có thể sống theo cặp nhưng cũng có thể sống thành bầy đàn. Khi sống theo bầy đàn, ngoài việc giao phối vào buổi sáng hoặc chập tối, chúng dành toàn bộ thời gian còn lại để kiếm ăn.
Loài cá ngựa có họ hàng gần với loài cá chìa vôi và cá rồng biển vì đặc tính của giống loài này là con đực thường làm nhiệm vụ mang thai và sinh con thay cho nhiệm vụ của con cái. Tuy nhiên thay vì nuôi những con cá ngựa con trong bụng của chúng giống như tử cung của những con cái, cá ngựa đực sẽ “mang thai” trong một chiếc túi giống như túi của chuột túi (kangaroo).
“Sứ mệnh” của cá ngựa đực là mang thai
Có một giả thuyết về lý do tại sao cá ngựa đực thường mang thai. Đó là bởi cấu tạo tự nhiên của cá ngựa đực giúp sinh ra nhiều cá ngựa con và với tốc độ nhanh hơn. Trong khi đó con cái sẽ trao tất cả số trứng mà nó có vào trong túi con đực khi giao phối.
Vì vậy nó cần nhiều thời gian hơn để phục hồi và tạo ra trứng mới. Một con cá ngựa đực có thể sinh cá ngựa con cùng ngày và tiếp tục mang thai tiếp lứa tiếp theo sau khi cá ngựa cái đã tích lũy đủ số trứng. Nhờ sự phân công nhiệm vụ này nên con cái có đủ thời gian để phục hồi năng lượng và tạo ra nhiều trứng hơn thay vì phải kiêm cùng lúc nhiệm vụ tạo trứng và nuôi cá ngựa con.
Trước khi gửi trứng cho cá ngựa đực “trông nom”, cá ngựa cái đã sử dụng năng lượng của mình để cung cấp chất dinh dưỡng cho lớp vỏ trứng. Nhiệm vụ còn lại của cá ngựa đực chỉ là tạo môi trường an toàn để nuôi cá ngựa con phát triển.
Để sinh con, cá ngựa phải giao phối trước. Con đực và con cái sẽ liên tục bơi vòng quanh để tán tỉnh nhau bằng những chiếc vây. Chúng có thể vờn nhau như vậy trong vài ngày trước khi giao phối.
Sau khi đã đồng ý giao phối, cá ngựa cái sẽ bơi gần về phía mặt nước và cá ngựa đực sẽ bơi theo sau. Con cái sau đó sẽ đặt trứng màu cam sáng vào trong túi của con đực thông qua lỗ ở trên đỉnh túi. Sau khi đưa trứng an toàn vào bên trong, con đực sẽ phóng tinh trùng của chúng vào chúng và tiến hành đóng cửa túi. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ bắt đầu phát triển thành cá ngựa con.
Lúc này công việc của cá ngựa mẹ đã xong. Còn cá ngựa bố giờ đây sẽ đóng vai trò của người chăm sóc và ấp trứng. Túi đựng trứng của cá ngựa đực có khả năng điều chỉnh nhiệt độ, lưu lượng máu và độ mặn của nước để đảm bảo trứng có điều kiện phát triển tốt nhất.
Cá ngựa đực ăn luôn cả con mình
Cá ngựa con nhỏ tới nỗi chúng chẳng thể ăn các sinh vật phù du như bố mẹ chúng. Do đó khả năng sống của cá ngựa con cũng vì thế mà thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, chúng có xu hướng bị dòng hải lưu cuốn đi trước khi kịp bám vào các tảng đá hoặc san hô để lẩn trốn. Lúc này nhiều cá ngựa con vô tình lại trở thành mồi ngon cho các loài cá khác.
Cá ngựa đực không ăn cho đến vài giờ sau khi sinh. Tuy nhiên nếu những con cá ngựa con vẫn quẩn quanh, chúng có thể vô tình trở thành bữa ăn ngon miệng cho cá ngựa đực. Đúng vậy, đôi khi cá ngựa đực cũng ăn luôn cả con của mình.
Giống như nhiều loài cá mới sinh khác, trong số hàng trăm con cá ngựa con sinh ra sẽ chỉ có một vài con có đủ khả năng sống sót và trở thành cá ngựa trưởng thành.
Việc con đực mang thai gây xáo trộn hành vi liên quan đến giới tính
Nhà nghiên cứu sinh học tiến hóa Adam Jones cùng cộng sự thuộc đại học Texas A&M đang tiến hành tìm hiểu bằng cách nào mà cấu trúc cơ thể cần thiết cho quá trình mang thai có thể tiến hóa. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ có được cái nhìn sâu hơn về cơ chế tiến hóa chịu trách nhiệm với những biến đổi trong cấu trúc của các loài qua thời gian.
Việc mang thai của con đực cũng gây ra xáo trộn trong hành vi liên quan đến giới tính. Jones cho biết: “Cá ngựa cái có những hành vi cạnh tranh vốn là đặc trưng của con đực, trong khi cá đực lại ‘kén cá chọn canh’ – một đặc trưng của những con cái”. Nhóm thí nghiệm của ông cũng nghiên cứu các bước tiến hóa dẫn đến hành vi đảo ngược và vai trò của hooc-mon trong biến đổi này.
Một khía cạnh khác mà phòng thí nghiệm của Jones nghiên cứu là các bước tiến hóa hình thành nên hình dạng chung có một không hai của loài cá ngựa. Jones cho biết: “Bằng cách nào chúng ta tìm hiểu một loài khác thường như cá ngựa từ những loài cá có hình dạng thông thường? Chắc chắn có rất nhiều bước tiến hóa tham gia vào quá trình này”.
John giải thích rằng bước đầu tiên trong quá trình tiến hóa chính là bước kéo dài thân – nhóm hiện đang nghiên cứu bước này. Bước thứ hai chính là sự hình thành thêm các đặc điểm cấu trúc độc nhất vô nhị mà loài cá ngựa sở hữu như biến đổi thành hình dạng đặc trưng. Đầu của loài cá ngựa không giống đa số các loài cá khác. Nó vuông góc với cơ thể của chúng. Cá ngựa còn có chiếc đuôi có thể cầm nắm được, có nghĩa là không giống các loài cá khác chúng sở hữu một chiếc đuôi cầm được đồ vật.
Video về quá trình cá ngựa đực sinh con dưới đây:
1001 thắc mắc: Bạch tuộc nào có nọc độc khủng khiếp nhất thế giới?
Loại bạch tuộc đốm xanh sống ở khu vực san hô của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang.
Bạch tuộc đốm xanh có nọc độc khủng khiếp
Bạch tuộc đốm xanh, tạo thành chi Hapalochlaena, gồm bốn loài bạch tuộc rất độc được tìm thấy ở các bể thủy triều và rạn san hô thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, từ lãnh hải Nhật Bản tới Australia. Chúng có thể được nhận biết nhờ vào lớp da màu vàng và những đốm màu xanh biển đặc trưng, thứ có khả năng thay đổi màu sắc đột ngột khi bị đe dọa. Chúng ăn những động vật nhỏ như cua, cua ẩn sĩ, tôm, và các loài giáp xác khác.
Chúng được công nhận là một trong những sinh vật biển độc nhất trên thế giới Dù có kích cỡ nhỏ12 đến 20 cm (4,7 đến 7,9 in)và có bản tính khá ngoan ngoãn, chúng là loài nguy hiểm đối với con người nếu bị khiêu khích và chạm vào bởi vì nọc độc của chúng có chứa chất độc thần kinh tetrodotoxin cực mạnh.
Bé bằng quả bóng chơi gold nhưng đủ giết chết 26 người
Đây là một loài bạch tuộc rất nhỏ, kích thước chỉ bằng một quả bóng chơi golf. Trên cơ thể của loài bạch tuộc này còn có những đốm màu xanh đen rất đẹp trông như hình chiếc nhẫn. Điều khủng khiếp là ở chỗ chất độc của nó thuộc loại vô phương cứu chữa mà nếu ai vô tình bị nó cắn thì sẽ tắt thở chỉ trong vòng 2 phút.
Lượng chất độc chứa trên cơ thể của 1 con bạch tuộc đốm xanh có thể đủ để giết chết 26 người cùng một lúc. Loài bạch tuộc này sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến Australia.
Loại bạch tuộc đốm xanh sống ở khu vực san hô của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang. Chúng có tên gọi là Hapalochlaena, trên cơ thể chứa chất độc thần kinh gấp 1.200 lần cyanide.
Chất độc này gây tê liệt, ngừng thở trong vòng vài phút, nhanh chóng dẫn tới ngừng tim. Loại bạch tuộc này nhìn qua rất đẹp mắt với những nốt màu xanh đốm trên cơ thể. Cho nên nhiều du khách không hề cảnh giác.
Thân của con trưởng thành có kích thước to bằng quả bóng bàn. Các xúc tu dài khoảng 7-10cm. Chất độc trong bạch tuộc có là maculotoxin và tetrodotoxin có thể tồn tại ở nhiệt độ cao khi đã đun nấu hoặc sau khi chết. Đến nay chưa có huyết thanh chữa nọc độc của loại bạch tuộc này. Biểu hiện của ngộ độc là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tê liệt cơ thể.
Có thể thay đổi hình dạng
Các loài bạch tuộc đốm xanh dành phần lớn thời gian trốn trong cách kẽ hở trên đá trong khi trưng ra những hoa văn ngụy trang đầy hiệu quả bằng những tế bào sắc tố da của chúng. Giống như tất cả các loài bạch tuộc, bạch tuộc đốm xanh có thể thay đổi hình dạng một cách dễ dàng, điều này giúp chúng ép mình vào trong các kẽ hở nhỏ hơn chúng rất nhiều. Điều này, cùng với việc xếp chồng các hòn đá ngoài cửa hang, giúp bảo vệ con bạch tuộc khỏi những kẻ săn mồi.
Nếu như chúng bị kích động, chúng sẽ nhanh chóng thay đổi màu sắc, trở thành màu vàng tươi với mỗi cái trong khoảng 50-60 đốm lóe sáng màu xanh biển óng ánh rực rỡ trong vòng một phần ba giây như là một sự trình diễn cảnh báo ra tín hiệu xua đuổi bằng màu sắc.
Đối với loài bạch tuộc đốm xanh lớn (Hapalochlaena lunulata), các đốm chứa các tế bào phản xạ ánh sáng đa lớp gọi là iridophore. Những tế bào này được sắp xếp để phản xạ lại ánh sáng xanh biển-xanh lá trong một tầm nhìn rộng. Bên dưới và xung quanh mỗi đốm có những tế bào sắc tố màu tối, thứ có thể được mở rộng trong vòng một giây để làm nổi bật sự tương phản của các đốm.
Không có tế bào sắc tố nào ở bên trên đốm, đó là một điều bất thường đối với các loài động vật thân mềm, vì chúng thường sử dụng tế bào sắc tố để che đi hoặc biến đổi sự lấp lánh nhiều màu về mặt quang phổ. Việc nháy thật nhanh các đốm xanh được gây ra bởi việc sử dụng các cơ được điều khiển bởi hệ thần kinh.
Trong các tình huống thông thường, mỗi đốm được giấu đi bởi việc co các cơ bên trên iridophore. Khi các cơ này giãn ra và những cơ bên ngoài đốm co lại, việc lấp lánh nhiều màu được phơi bày ra và do đó hiển thị màu xanh biển.
Tương tự như các loài bạch tuộc khác, bạch tuộc đốm xanh bơi bằng cách phun nước ra từ một cái ống dưới dạng đẩy đi do phản lực.
Video bạch tuộc đốm xanh hạ gục cua biển chỉ bằng một nhát cắn:
Đỗ Hợp (t/h)
Nhiều loài thủy sản quý, hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng Theo đánh giá của Viện nghiên cứu nguồn lợi thủy sản Việt Nam, tuy nước ta có hệ sinh thái biển phong phu, đa dang, la nơi sinh sông va phat triên cua nhiêu loai thủy sản đăc hưu, quý, hiếm, trong đo co nhưng loai không tim thây ơ nơi nao khac trên thê giơi. Nhưng hiện nay nhiều loài thủy sản...