1001 thắc mắc: Những loài động nào vật đoạt ngôi xấu xí nhất thế giới?
Cá mặt buồn, vượn cáo, chuột chũi trụi lông hay chuột chũi mũi sao… đều là những loại động vật được coi xấu xí nhất thế giới.
Cá mặt buồn
Blobfish, hay “cá mặt buồn”, đã giành chức vô địch trong cuộc bình chọn những động vật xấu xí nhất hành tinh.
Cá mặt buồn sống ở những vùng biển có độ sâu lớn nên con người hiếm khi thấy chúng. Những vùng biển mà loài Blobfish sống bao gồm khu vực nước sâu ngoài khơi châu Úc và Tasmania.
Loài cá này lần đầu được tìm thấy tại các vùng biển thuộc New Zealand và Úc, ở độ sâu từ 600 đến 1.200m. Đây cũng là những địa điểm có áp suất cao hơn mặt biển khoảng 118 lần.
Khác với hầu hết các loại cá khác, blobfish không hề có bộ phận bong bóng nước – bộ phận cho phép cá nổi và bơi.
Do ở độ sâu như vậy, áp lực của nước sẽ khiến bong bóng cá trở nên vô dụng. Thay vào đó, blobfish được cấu tạo từ các khối gelatin nhão với mật độ nhẹ hơn nước, giúp chúng nổi lơ lửng dưới đáy đại dương.
Loài cá này còn đặc biệt ở chỗ chúng không hề sở hữu bất kỳ một mô cơ nào. Chúng sống ở nơi ít thức ăn vậy nên blobfish có cách săn mồi có phần… nhàn rỗi.
Blobfish lơ lửng trong nước, chờ đợi con mồi đi qua (thường là cua, nhím biển, động vật có vỏ…) rồi mở miệng nuốt trọn con mồi. Theo các khoa học gia, phương pháp săn mồi này giúp chúng tiết kiệm năng lượng một cách tối đa.
Cho đến nay, quá trình sinh sản của Blobfish vẫn là bí ẩn cần giải đáp đối với các nhà khoa học. Tất cả những gì khoa học biết chỉ là con cái sẽ đẻ hàng nghìn trứng nhỏ ngay dưới đáy đại dương, sau đó chính bản thân nó hoặc bạn tình sẽ ngồi ấp trứng cho đến khi trứng nở.
Video đang HOT
Chuột chũi trụi lông
Chuột chũi trụi lông (Heterocephalus glaber) đứng ngay sau cá Blobfish trong bảng xếp hạng loài vật xấu xí nhất hành tinh. Chúng là loài gặm nhấm sống ở miền đông châu Phi, cũng là loài duy nhất thuộc chi Heterocephalus. Do không có lông, lớp da của loài chuột chũi này gần như vô cảm với cảm giác đau đớn và những tác động của môi trường.
Chúng có lớp da nhăn nheo màu hồng, trụi lông và hàm răng kiếm, có xúc giác rất nhạy, có thể để thay thế đôi mắt gần như mù. chuột dũi trụi không lông có tuổi thọ cao hàng đầu trong số động vật gặm nhấm và sức khỏe luôn trong tình trạng tốt nhất trong suốt cả cuộc đời.
Chuột dũi không lông châu Phi có tổ chức xã hội cao, giống như ong hay mối… Đầu đàn là chuột nữ hoàng và chỉ chuột nữ hoàng mới có khả năng sinh con. Bình quân hằng năm, chuột dũi nữ hoàng có thể cho ra đời 100 con và cứ duy trì như vậy nó để cho đến khi nó được ít nhất 20 tuổi.
Chuội dũi trụi lông có khả năng loại bỏ những protein bị tổn thương một cách hiệu quả, đồng thời giữ lại những protein ổn định và có chất lượng cao. Nhờ đó, chúng không mang những biểu hiện thông thường của sự lão hóa như suy giảm chức năng não. Một số nhân tố khác cũng góp phần làm tăng tuổi thọ cho loài chuột này, như tốc độ trao đổi chất trong cơ thể rất thấp, ỉam quá trình ôxy hóa (quá trình phá hủy tế bào). Tuy bé nhỏ nhưng có thể sống lâu tới trên 30, và có thể sinh sản ở tuổi rất già.
Loài ếch dưới nước Titicaca
Telmatobius culeus được xem là loài lưỡng cư sống hoàn toàn dưới nước lớn nhất thế giới, với chiều dài thân trung bình lên tới 14,5 cm. Một báo cáo vào năm 1970 của nhà thám hiểm người Pháp Jacques Yves Cousteau còn ghi nhận một cá thể dài 50 cm khi duỗi thẳng chân và nặng hơn 1 kg.
Chúng mang tên hồ nước mà chúng sinh sống tại Nam Mỹ. Lớp da nhăn nheo có thể thay đổi kích cỡ khiến loài ếch này trở nên vô cùng kì dị và độc đáo.
Đúng như tên gọi, ếch Titicaca chỉ được tìm thấy tại hồ Titicaca ở biên giới Peru – Bolivia. Chúng có thể sống bên dưới đáy hồ, cách mặt nước 120 m, một kỷ lục về độ sâu trong thế giới loài ếch.
Telmatobius culeus hiện được xếp vào nhóm động vật “cực kỳ nguy cấp” bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Ô nhiễm nguồn nước, bệnh dịch và nạn săn bắt quá mức để lấy thịt và da là nguyên nhân chính đẩy quần thể loài tới bờ vực tuyệt chủng.
Chuột chũi mũi sao
Chuột chũi mũi sao (Condylura cristata) sống ở những vùng ẩm ướt ở miền đông Canada và đông bắc nước Mỹ. Chiếc mũi giống hình một bông hoa khiến chúng trở nên vô cùng độc đáo và kì lạ.
Nếu bạn chưa bao giờ trông thấy chúng thì cũng đúng thôi vì đa số thời gian chúng lẩn trốn dưới mặt đất, đào hầm. Chúng dùng chiếc mũi quái dị xòe ra 22 cái gai thịt tựa như các xúc tu để dò đường và tìm kiếm giun hoặc những con côn trùng khác sống dưới đất để ăn, vì trong hang tối om, mắt trở thành vô dụng.
Khỉ Aye-aye
Khỉ Aye-aye là loài động vật có nguồn gốc tại quần đảo Madagascar. Vẻ ngoài cực kỳ xấu xí khiến loài khỉ này bị coi là điềm dữ và trở thành mục tiêu của những cuộc tàn sát. Hiện tại, khỉ Aye-aye chỉ còn sống ở vùng rừng phía đông Madagascar.
Khỉ Aye Aye khá nhỏ bé, nặng khoảng 3 kg, với chiều dài cơ thể chỉ vào khoảng 25-40cm. Tuổi thọ của loài này trung bình là 10 năm tuổi. Hiện loài khỉ Aye Aye ở trong tình trạng cực kỳ nguy cấp. Nếu không được bảo vệ, trong thời gian không xa, loài khỉ Aye Aye sẽ chỉ còn xuất hiện trong sách vở.
Người ta tin rằng loài khỉ Aye Aye sẽ mang đến cái chết, chính vì thế khi gặp chúng phải bắt và đâm hỏng mắt của chúng.
1001 thắc mắc: Loài cá nào có xương dài nhất thế giới?
Theo các nhà khoa học, loài cá này là loài sinh vật sống có xương dài nhất thế giới với chiều dài có thể đạt được là 17m và có thể nặng tới 270kg.
Loài cá có xương dài nhất thế giới
Cá mái chèo khổng lồ (Regalecus glesne) được mô tả lần đầu tiên vào năm 1772, tuy nhiên rất hiếm bắt gặp vì chúng sống ở sâu dưới lòng đại dương. Cá mái chèo khổng lồ được coi là sống ở độ sâu khoảng 1.000m so với mặt nước biển. Theo các nhà khoa học, cá mái chèo là loài sinh vật sống có xương dài nhất thế giới với chiều dài có thể đạt được là 17m và có thể nặng tới 270kg.
Chúng đẻ trứng từ tháng bảy đến tháng mười hai. Những quả trứng lớn 2,5 mm và nổi gần bề mặt cho đến khi nở. Ấu trùng của nó cũng được quan sát thấy gần bề mặt trong mùa này.Khi trưởng thành nó được cho là đơn độc.
Cá mái chèo có thân màu bạc, đôi khi còn được gọi là "vua của cá trích" vì có những đặc điểm bề ngoài tương tự với loài cá nhỏ này. Tuy nhiên, chúng được đặt tên là cá mái chèo vì có phần vây ngực dài như những chiếc mái chèo. Ở Palau, nơi cá mái chèo từng được mô tả trên một con tem vào năm 2000, loài cá còn được gọi là cá gà trống nhờ phần vây mảnh và có màu đỏ. Một số người còn gọi chúng là cá hố (ribbon-fish).
Có phải là quái vật biển?
Mặc dù cá mái chèo có thể là nguồn gốc của nhiều câu chuyện lịch sử liên quan đến rắn biển và quái vật biển, chúng được coi là loài cá không gây nguy hiểm cho con người. Cá mái chèo chỉ ăn sinh vật phù du có kích thước nhỏ và có một lỗ nhỏ để thực hiện chức năng của hệ thống tiêu hóa. Loài cá này thậm chí không có răng thật, mà chúng chỉ có các dạng cấu trúc mảnh hơn được gọi là mang lược để bắt những con mồi nhỏ.
Cá mái chèo đôi thi được phát hiện trên bề mặt biển, nhưng các nhà khoa học cho rằng sự xuất hiện này là do chúng chịu tác động bởi sức đẩy của những cơn bão hoặc dòng chảy mạnh cuốn vào bờ hay cũng có thể do gặp tai nạn và chết. Cá mái chèo có thể trông giống một con quái vật biển đáng sợ, nhưng chưa bao giờ chúng được coi là nguyên nhân gây nguy hiểm cho con người.
Không có vảy
Không giống những loài cá có xương khác, cá mái chèo là loài cá không có vảy. Thay vào đó, chúng có rất nhiều mấu nhỏ và một lớp áo khoác màu bạc được hình thành từ chất guanin. Dù cố gắng để thích nghi và tồn tại trong môi trường áp lực cao, bề mặt da của chúng khá mềm và rất dễ bị tổn thương.
Có thể dự báo động đất
Tại Nhật Bản, cá mái chèo từ lâu được sử dụng làm hình ảnh minh họa trong văn hóa dân gian. Loài cá mái chèo mảnh hơn (Regalecus russelii) so với cá mái chèo khổng lồ được coi là một thông điệp được gửi đến từ cung điện từ thần biển. Theo niềm tin truyền thống của người Nhật Bản, nếu cá mái chèo xuất hiện nhiều thì rất có thể sẽ có một trận động đất xảy ra.
Một bản tin vào năm 2010 đã ghi nhận sự lo lắng của một số người Nhật sau khi họ được biết có xác cá mái chèo dạt vào bãi cát. Một thời gian sau đó có động đất tại Haiti và Chile. Cá mái chèo cũng từng trôi vào bờ vài tháng trước khi xảy ra trận động đất lớn và sóng thần tại Nhật Bản vào năm 2011, theo National Geographic.
Theo Japan Times, có thể có một số cơ sở khoa học để tin vào điều này, thậm chí ngay cả khi các nhà khoa học không sử dụng hành vi của cá để dự đoán những cơn chấn động nhẹ. Kiyoshi Wadatsumi, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về động đất tại tổ chức phi chính phủ e-PISCO, cho biết loài cá sống ở đáy biển sâu thường nhạy cảm hơn với những tác động của chuyển động đứt gãy so với những loài cá sống ở gần bề mặt biển.
Đỗ Hợp (T/H)
Những loài động vật xấu xí nhưng có giá cao không ngờ tới Thế giới động vật phong phú, đa dạng không chỉ bởi số lượng các loài mà còn do đặc điểm khác biệt từ chúng. Một số loài động vật dưới đây sẽ khiến không ít người phải ngạc nhiên khi có hình dáng xấu xí nhưng được bán với giá rất 'chát'. Ayam Cemani là giống gà đặc biệt, được biết đến với...