1001 thắc mắc: Nhấc đầu cao vút trong chớp mắt, sao hươu cao cổ không bị chóng mặt?
Với chiếc cổ dài ‘quá khổ’ của mình hươu cao cổ trở thành một trong những loài động vật cao nhất thế giới.
Chỉ trong khoảng 1 hoặc 2 giây, một con hươu cao cổ có thể nâng cái đầu của nó từ mặt đất lên tới độ cao khoảng 4,5 mét mà không bao giờ bị choáng váng.
“Nếu làm như vậy, dĩ nhiên chúng ta sẽ bị chóng mặt”, nhà sinh lý học Graham Mitchell ở Đại học Wyoming, Mỹ nói.
Các nhà động vật học cho rằng, một trái tim năng động, khỏe mạnh và huyết áp cao sẽ giữ cho hươu cao cổ không bị rơi vào tình trạng choáng ngất này.
Vì sao hươu cao cổ không bị chóng mặt?
Máu sẽ dồn về đầu của hươu cao cổ khi nó cúi đầu xuống mặt đất và huyết áp sẽ tăng lên gấp đôi. Khi con vật nâng đầu của nó lên để gặm lá cây máu lại rút đi nhanh chóng.
Điều này cũng tương tự đối với chúng ta. Bạn có thể cảm thấy không được minh mẫn nếu treo ngược mình lên và mặt sẽ bị đỏ lên, bạn nhanh chóng lộn ngược mình lại. Nếu huyết áp của bạn quá thấp không đủ máu để chảy lên não bạn có thể bị hôn mê bất tỉnh.
Với một cái cổ dài, hươu cao cổ dùng phần lớn thời gian để di chuyển cái đầu của mình từ thấp lên cao và vì vậy chúng cần có biện pháp giữ cho việc lưu thông máu lên não để chúng không bị choáng váng.
Các nhà khoa học từng cho rằng mạch máu ở cổ của hươu cao cổ giúp cho việc dẫn máu từ tim lên não. Tuy nhiên nghiên cứu của Mitchell’s cho thấy chúng dùng một cái bơm rất khỏe để đưa máu lên não và huyết áp của chúng thì cao gấp 2 lần chúng ta.
Trái tim nặng gần 12kg
Hươu cao cổ có một quả tim rất lớn, chúng nặng khoảng 12kg. Khi một con hươu cao cổ nâng đầu lên, các mạch máu trên đầu nó sẽ chuyển gần như toàn bộ máu chảy đến não mà không tới các phần khác ở đầu như má, lưỡi hay da.
Cùng lúc đó lớp da dày của nó và một bó cơ kỳ lạ trong tĩnh mạch – tĩnh mạch thường không có cơ – sẽ bổ xung huyết áp cho tĩnh mạch để tĩnh mạch có thể mang máu từ đầu trở lại tim.
“Đó là một cơ chế chống choáng ngất tiên tiến hơn chúng ta nhiều”. Mitchell nói.
Tại sao hươu cao cổ lại có cổ cao đến vậy?
Cũng giống như con người, hươu cao cổ có 7 đốt sống cổ. Vậy tại sao cổ chúng lại cao đến vậy? Câu trả lời nằm ở đốt sống cổ thứ ba của chúng. Đốt sống C3 của hươu cao cổ dài gấp 9 lần so với chiều rộng của nó. Chiều dài này tương đương xương cánh tay nối vai với khủy tay con người.
Theo một nghiên cứu được công bố trước đó, sự kéo dài đốt sống cổ thứ 3 ở hươu cao cổ xảy ra trong 2 giai đoạn. Đốt sống này của chúng đã kéo dài về phía trước khoảng 7 triệu năm trước và sau đó là theo chiều ngược lại sau 6 triệu năm.
Nguyên nhân của quá trình này thì vẫn chỉ nằm trong sự bàn cãi. Một số nhà khoa học cho rằng đó là quá trình tiến hóa để với được những khóm lá cây ở cao hơn. Một số khác lại nói rằng đó là kết quả của quá trình chiến đấu hoặc chọn lọc giới tính.
Những bí mật về hươu cao cổ
Thói quen giao phối phức tạp
Thói quen giao phối của loài hươu khá phức tạp vì những con hươu cái thường từ chối giao phối trong suốt quá trình mang thai kéo dài 15 tháng. Giữa các kỳ mang thai, hươu cái có thể giao phối với một con đực phù hợp, nhưng chỉ trong giai đoạn ngắn theo chu kỳ cách nhau hai tuần.
Nhờ vậy những con cái có thể theo dõi thời gian những con đực sẵn sàng cho mùa giao phối, khi chúng thể hiện hành vi được gọi là “flehmen”, con cái sẽ đi tiểu vào miệng con đực. Mùi vị nước tiểu của các con cái khi sẵn sàng giao phối sẽ khác so những lúc bình thường.
Hươu cao cổ giúp NASA
Khi ở trong không gian, các dòng chuyển máu trở nên khác biệt so với trạng thái bình thường, hệ thống tuần hoàn của chân không phải hoạt động để bơm máu trở lại khiến tĩnh mạnh rơi vào trạng thái gần như không hoạt động và yếu đi, gây nguy hiểm cho con người khi quay trở về Trái Đất.
Trong khi đó, hươu cao cổ con là loài động vật có thể học cách để đứng ngay lập tức sau khi sinh nhờ vào hệ tĩnh mạch ở chân phát triển nhanh chóng. Khi NASA quan sát được điều này, họ đã tạo ra thiết bị bao gồm một ống kín dán vào xung quanh thắt lưng của các phi hành gia và áp dụng lực chân không, khiến cá tính mạch ở chân mở rộng và quá trình lưu thông máu diễn ra bình thường.
Hươu cao cổ thể phi nước đại
Mặc dù có vẻ bề ngoài khá vụng về, nhưng tốc độ của loài động vật này rất đáng kinh ngạc. Hươu cao cổ có hai chế độ vận động nhanh và cực nhanh, hay các nhà khoa học còn gọi là đi bộ và phi nước đại. Mỗi bước đi của hươu cao cổ khi đi bộ có thể dài 4,5m, điều đó có nghĩa là khi đi bộ, tốc độ mà chúng đạt được là khoảng 16km/giờ. Khi phi nước đại, một con hươu cao cổ có thể đạt tốc độ 56 km/giờ.
Kỹ năng chiến đấu thành thạo
Với khả năng phi nước đại cực nhanh, hươu cao cổ có thể tự vệ và chạy trốn khi bị kẻ săn mồi tấn công. Hươu cao cổ là loài có khả năng tự vệ thành thạo đến mức ngay cả sư tử cũng chỉ dám tấn công khi chúng đang đi cùng các con khác trong đàn. Chân của hươu cao cổ rất khỏe và có móng guốc dày, nhọn, dài khoảng 30 cm. Cú đá của một con hươu có thể giết chết một con sư tử.
Sự kỳ diệu của miệng và lưỡi
Lưỡi của các con hươu có chiều dài xấp xỉ 50cm. Lưỡi có màu xanh đen để tự bảo vệ khỏi tác động của ánh sáng mặt trời và loài hươu sử dụng lưỡi để nắm các vật khác, ngoái mũi và làm sạch tai, tương tự như chức năng của ngà voi.
Loại lưỡi giống lưỡi rắn này đặc biệt hữu ích để lấy thức ăn khi các con hươu chỉ cần dùng lưỡi liếm xung quanh những tán lá và giật mạnh rồi đưa lá vào miệng. Môi lớn phía trên của loài hươu có thể thực hiện chức năng của cánh tay khi kết hợp với lưỡi. Các bộ phận bên trong miệng, cùng với môi và lưỡi, được bao phủ bởi một phần mô nhú cứng giống như ngón tay để bảo vệ chúng khỏi bụi gai và các vết thương.
Hươu cao cổ mẹ bất lực đứng nhìn con bị sư tử xé xác:
Đỗ Hợp (T/H)
16 khám phá thú vị về động vật có thể bạn chưa biết (P2)
Những điều kỳ thú về động vật luôn khiến chúng ta phải tò mò. Tiếp nối phần trước, hãy khám phá thêm những sự thật thú vị sau đây.
9. Nên chớp mắt với mèo
Ảnh: BrightSide
Bạn nên chớp mắt thường xuyên hơn khi nhìn thấy mèo để thể hiện mình không gây nguy hiểm cho chúng. Đây cũng là cách loài mèo nhận tình yêu từ bạn. Trong nhận thức của loài mèo, khi kẻ thù nhắm mắt có nghĩa là kẻ đó không nguy hiểm và có thể tin tưởng được.
10. Một số loài nhện biết "nấu ăn"
Ảnh: BrightSide
Seothyra thuộc họ của loài nhện Eresid, được tìm thấy ở sa mạc Namib và các vùng khác của Nam Phi. Thức ăn của chúng đa phần là loài kiến trốn trong cát trên sa mạc. Khi nhện phát hiện ra con mồi, chúng giữ chặt chân con kiến, khiến chúng chết vì cát nóng rồi thưởng thức món ăn đã chín.
11. Hươu cao cổ giao tiếp bằng siêu âm
Ảnh: BrightSide
Bạn có biết rằng hươu cao cổ có thể biểu lộ cảm xúc bằng âm thanh. Nhưng điều thú vị nhất là chúng giao tiếp với nhau bằng siêu âm, tần số âm thanh con người không thể nghe được.Các nhà nghiên cứu đã cố gắng giải mã một vài thuật ngữ của chúng. Ví dụ, khi con đực ho là chúng đang biểu lộ tình cảm với con cái. Nếu chúng rên rỉ hoặc càu nhàu nghĩa là chúng đang bực tức con đực khác. Nếu một con cái rít lên tức là nó đang quát mắng con của nó.
12. Tại sao chim thích đi bậy tùy tiện?
Ảnh: BrightSide
Chim có một số cơ xung quanh hậu môn nhưng chưa phát triển toàn diện nên nó không thể kiểm soát được việc "đi tiêu". Chúng thải ra mọi nơi mà không có chủ đích.
13. Okapi (hươu đùi vằn) được coi là con vật thần thoại cho đến thế kỷ 20
Ảnh: BrightSide
Okapi là một loài khá đặc biệt với ngoại hình kết hợp giữa hươu và ngựa vằn, sống hoang dã. Con vật này được xếp vào danh sách những sinh vật thần thoại như kì lân hay rồng, cho tới đầu thế kỷ 20 người ta mới phát hiện ra cá thể đầu tiên.
14. Không nên nuôi cá vàng trong chậu nhỏ
Ảnh: BrightSide
Cá vàng thường được nuôi trong các bể cá nhỏ hay trong chậu thủy tinh nhỏ. Mặc dù đây là loài có thân hình nhỏ nhưng cá vàng thải ra lượng chất thải lớn, chúng cần không gian rộng hơn và có hệ thống lọc cung cấp oxi. Nhiều người tin rằng cá vàng nhanh rất dễ chết nhưng đó là vì chúng ta chọn sai bể nuôi. Trong môi trường tốt nhất, cá vàng có thể dài tới 10-12 inch và có tuổi thọ lên đến 20 năm.
15. Gấu có thể chạy nhanh hơn cả ngựa
Ảnh: BrightSide
Gấu có thể thắng cả ngựa trong một cuộc đua nhưng do gấu có thể lực yếu hơn nên chỉ chịu đựng được trong thời gian rất ngắn.
16. Rái cá nắm tay nhau khi ngủ
Ảnh: BrightSide
Khi rái cá ngủ, chúng nằm ngửa và thả trôi trên mặt nước, chúng cần nắm tay nhau để không bị lạc trôi. Đây là hành động đáng yêu đến ngỡ ngàng.
Khánh Linh
Thói quen ngủ kỳ dị 'khó đỡ' trong thế giới động vật Ngủ đứng, ngủ mở mắt, ngủ khi đang bay, ngủ đến quên trời đất cùng rất nhiều câu chuyện thú vị khác mà bạn chưa biết về cuộc sống về đêm của động vật. Thế giới động vật vô vàn những điều kì thú, trong đó nhiều loài động vật có thói quen ngủ một không hai, chúng độc đáo đến mức khó...