1001 thắc mắc: Loài cây nào mà đứng cạnh cũng khiến con người mất mạng?
Có mặt ở vùng biển Caribean và Bahamas nước Mỹ, cây Manchineel được mệnh danh là “loài cây chết chóc” bởi độc tố khủng khiếp mà loài cây này mang trong mình.
Cây Manchineel hay còn gọi là Hippomane mancinella ở vùng biển Caribe và Bahamas nước Mỹ được biết đến là loài cây độc nhất trên thế giới. Chúng được xem là vũ khí chắn sóng hữu hiệu cho vùng biển này. Manchineel là cây có tán lớn, đạt chiều cao 25m. Quả tròn, giống trái táo, màu xanh và màu vàng đỏ khi chín.
Tên tiếng Tây Ban Nha của cây là ‘Manzanilla de la muerte’ – “cây táo nhỏ tử thần”.
Nếu ngửi khói của cây này sẽ gây mù tạm thời
Manchineel nguy hiểm tới mức con người phải đặt biển khuyến cáo khắp nơi, yêu cầu người dân tránh xa chúng ít nhất 6m, không ăn quả và tránh để nhựa của loài cây này dính lên da. Tất cả các bộ phân của cây như vỏ, lá, nhựa và quả đều chứa độc tố.
Nhựa màu trắng của cây manchineel là chất cực độc. Chỉ một giọt nhựa rơi vào da có thể khiến da rộp lên, gây viêm và bỏng. Rất nhiều người qua đường vô tình đứng dưới bóng cây để trú nắng hoặc trú mưa và bị nhựa cây rơi vào gây ra bỏng nặng. Vỏ cây này lại càng độc. Nếu đốt củi cây này sẽ gây ra khói khiến mù tạm thời.
Những biển hiệu ở gốc cây cảnh báo mọi người
Bắn tên tẩm nhựa cây Manchineel, không ai sống sót
Năm 1521, người Tây Ban Nha đã sang Mỹ xâm lược đã bị người dân kháng cự, chống trả bằng cách bắn tên tẩm nhựa cây Manchineel. Không có một ai sống sót khi trúng phải loại độc tố này.
Vì sự nguy hiểm được cho là khủng khiếp nhất trong thế giới thực vật mà ít ai dám lui tới chặt phá và làm tổn hại đến loài cây này. Không chỉ có con người mà ngay cả các sinh vật khác như chim, sóc và thú ăn quả cũng phải tránh xa loài này.
Nhà thám hiểm người Anh tên Jonk đã cố tình ăn một quả Manchineel chín. Ngay lập tức Jonk có cảm giác miệng bỏng rát như muốn bốc cháy, chân tay rụng rời… và ngay lập tức nhà thám hiểm này đã được đưa đi cấp cứu.
Chất độc của cây giúp tìm ra thuốc trừ sâu hay thuốc giảm đau
Chưa có loài cây nào thay thế được vị trí đứng đầu về khả năng “hủy diệt” của cây Manchineel. Chúng được sếp đầu tiên về lượng độc tố trong sách kỷ lục.
Mặc dù là một trong những loài cây kịch độc nhưng Machineel cũng đem lại những lợi ích nhất định. Machineel góp phần bảo vệ hệ sinh thái. Chúng đóng vai trò như hệ thống chắn gió và chống xói mòn tự nhiên, đặc biệt trong tình trạng nước biển dâng cao và bão biển đe dọa sự sống trên đất liền.
Chất độc của cây Machineel được tận dụng để làm nên những đột phá trong khoa học như tìm ra thuốc trừ sâu an toàn hay thuốc giảm đau. Machineel có thể phát triển cao đến 15m và thường được khai thác để làm đồ nội thất.
Người dân địa phương ở Nam Mỹ từng hàng trăm năm nay đã cẩn thận cắt gỗ và phơi khô cây Machineel dưới ánh Mặt trời để trung hòa độc tố. Từ đó, một số sản phẩm làm từ vỏ cây trở thành các vị thuốc dân gian.
Danh sách các loại cây độc nhất thế giới:
Jimsonweed là cây cà độc với những chiếc lá nhọn và quả cũng có gai nhọn. Những chiếc lá của chúng có mùi rất khó chịu và các cành cây có màu đỏ tím. Cây cao từ 0,9 đến 1,2 mét. Quả của cây này đặc biệt độc, chúng màu xanh lá, dài khoảng 5cm, có gai nhọn. Ngay cả cánh hoa và mật hoa cũng có chất độc. Loại độc trong cây này là atropine và scopolamine.
Con người nhanh chóng phát hiện ra đặc tính của Jimsonweed vì chúng phát triển trên khắp Canada, Mỹ và Caribe. Loài cây này rất phát triển ở Jamestown, nơi mà một số người dân thuộc địa đã sai lầm khi cho chúng vào thực đơn ăn tối năm 1607. Họ đã gặp phải những điều tệ hại, giãn đồng tử, nhịp tim tăng vọt, ảo giác, mê sảng, hành vi hung hăng và có thể hôn mê hoặc co giật.
Cây phụ tử (Aconitum napellus): còn được gọi là cây Thầy Tu vì đầu của hoa giống như đầu nhà tu hành. Hẳn những fan của Harry Potter sẽ nhớ đến chi tiết giáo sư Snape hỏi Harry về hai cái tên này. Loài cây này chứa độc tố aconitine gây nguy hiểm cho những ai ăn phải thậm chí là chạm vào nó. Ai bị ngộ độc thường có triệu trứng tiết nhiều nước bọt, nôn mửa, tiêu chảy, cảm giác ngứa ran trong da, huyết áp và tim bất thường, hôn mê và đôi khi tử vong.
Nó còn được đặt cho những cái tên dữ dằn khác như “bả sói”, “mũ quỷ” hay “nữ hoàng độc dược”.
White Snakeroot: Có nhiều loại cây chữa rắn cắn khác nhau, trong bài này nó là một thành viên thuộc họ cúc ở Bắc Mỹ, có hoa màu trắng rất đẹp, với các bộ phận (đặc biệt là phần cành và lá) đều chứa chất tremetol – một loại ancol không bão hòa, công thức hóa học C16H22O3 – có thể gây ngộ độc nghiêm trọng ở người và gia súc. Khi các con vật ăn phải White Snakeroot (Eupatorium rugosum), độc tố trong cây sẽ được tích tụ dần trong thịt và sữa của chúng; và khi thịt, sữa đã nhiễm độc này được đưa vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, độc tố cũng theo đó được chuyển sang cơ thể người gây ngộ độc tremetol (thường được gọi là milk sickness) với các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.
Thủy tùng English Yew (Taxus baccata): có độc tính rất mạnh, nó là loại cây thường được trồng ở các nghĩa địa, nhà thờ ở Anh. Một số học giả tin rằng truyền thống này bắt đầu khi những người theo đạo Kitô đầu tiên kết hợp một số loại cây vào lễ giáo tâm linh của họ. Ngày nay loài cây này không những là biểu tượng của cái chết mà còn là sự bất tử của linh hồn.
Ngò tây khổng lồ (Heracleum mantegazzianum): Ngò tây khổng lồ gây độc cho các loài động vật theo hình thức quang độc tính. Hóa chất do cây tiết ra khi tiếp xúc với da và phản ứng với ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng.
Về mặt lý thuyết, các cây sinh ra độc tố để tự vệ, chống lại côn trùng và các vi sinh vật cũng gây hại. Một số loài cây “thân thiện” như cà rốt, cần tây và chanh cũng có thể làm rộp da trong những điều kiện nhất định.
Hoa và lá cây thầu dầu (Ricinus communis): Một trong những loài cây không nên nếm thử là cây thầu dầu (tên khoa học là Ricinus communis). Đây là loài cây bụi được ưa trồng làm cảnh trong vườn bởi lá cây có nhiều màu từ xanh đến tím, hình thù giống lá cọ và hạt có đầu nhọn trông rất khác biệt.
Rosary Pea: Còn được gọi là Eye Crab’s Eye, cây này có nguồn gốc từ Indonesia, và quả mọng của nó giống như chuỗi tràng hạt. Các hạt trong quả này chứa nhiều abrin, hoạt động bằng cách xâm nhập vào các tế bào của cơ thể để ức chế tổng hợp protein quan trọng.
Không có thuốc giải độc cho abrin và điều trớ trêu là hạt giống trong quả này được sử dụng làm trang sức trên toàn thế giới.
Doll’s Eyes: Có nguồn gốc từ phía bắc của vùng Bắc Mỹ. Các quả mọng của cây Doll’s Eyes (trông giống như mắt búp bê) gây ra nhiều cái chết cho trẻ em, vì chúng có vị ngọt. Sau khi ăn vào, chất độc trong quả hoạt động gần như tức thời gây suy tim, sớm gây ngừng tim.
Video về loài cây nguy hiểm nhất hành tinh: (Nguồn Youtube)
ĐỖ HỢP (T/H)
Theo tienphong.vn
Loài chim di cư có thực sự là do chúng sợ lạnh?
Chim di trú, chim di cư hay sự di cư của chim chỉ sự di chuyển đều đặn theo mùa, thường trên một đường bay theo chiều bắc nam giữa nơi sinh sản và nơi trú đông.
Nhiều loài chim có tập tính di cư, nhưng thực sự quá trình thay đổi chỗ ở này có phải là do chúng sợ lạnh?
"Có một con ngỗng xám không may mắn đã vô tình bị mắc kẹt trong lưới đánh cá và không thể bay. Một cậu bé vội vã xé lưới xung quanh nó. Ngay khi lưới đánh cá được tách ra, nó nhanh chóng dang rộng đôi cánh và bay lên để bắt kịp những người bạn đồng hành. Tiếp theo, những đàn ngỗng xám này vỗ cánh không mệt mỏi và bắt đầu một hành trình thập tử nhất sinh trong cuộc đời ....".
Đoạn trích này từ Winged Migration - một bộ phim tài liệu năm 2001 của Jacques Cluzaud, Michel Debats và Jacques Perrin, cũng là một trong những nhà văn và người kể chuyện, giới thiệu những hành trình to lớn thường xuyên được thực hiện bởi những con chim trong quá trình di cư.
Hàng trăm tỷ con chim di cư mỗi năm theo chiều bắc nam giữa nơi sinh sản và nơi trú đông cách xa hàng ngàn hoặc thậm chí hàng chục ngàn km giống như một phép lạ của cuộc sống. Và chúng ta phải thừa nhận rằng quá trình di cư của loài chim là một trong những hiện tượng tự nhiên hấp dẫn nhất trên hành tinh.
Tuy nhiên, con người chúng ta biết rất ít về lý do tại sao chúng di cư. Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản rằng chúng di cư về phía nam để bảo vệ bản thân khỏi cái lạnh giá của mùa đông. Trên thực tế, quan điểm này đã lỗi thời từ lâu.
Với sự nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học, chúng ta sẽ thấy rằng sự di cư của các loài chim đầy những bí ẩn và thách thức sự hiểu biết của con người hết lần này đến lần khác. Và hãy cùng đi tìm hiểu trường hợp đầu tiên.
Ancient murrelet là một loài chim vô cùng kỳ lạ, mỏ của chúng giống như loài chim sẻ, cơ thể giống như một con chim cánh cụt, đôi cánh thì giống như của loài vịt và chim non thì trông giống như những con gà con. Điều khác biệt nhất so với các loài chim khác là chân của chúng ở rất gần đuôi và có dáng đứng thẳng.
Tuy nhiên, chúng có vẻ khá vụng về. Loài chim này bay khoảng 8.000 km mỗi năm trên toàn bộ khu vực Bắc Thái Bình Dương và giữa các quốc gia Hoa Kỳ và Châu Á.
Chúng sinh sản ở miền tây Canada, sau đó bay hàng ngàn dặm băng qua đại dương ở khu vực Nhật Bản và Hàn Quốc để trú đông. Đây cũng là loài chim duy nhất được biết đến trên khắp Bắc Thái Bình Dương.
Lúc đầu, mọi người nghĩ rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông, tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng điều này không hoàn toàn đúng. Những nơi mà loài chim này di cư tới so với nơi chúng sinh ra đều có khí hậu ôn đới khá tương đồng tại cùng một thời điểm.
Về mặt lý thuyết mà nói, nếu chúng ở lại nơi chúng được sinh ra và mùa đông thì điều khiên khí hậu ở đó không ảnh hưởng nhiều và chúng vẫn có thể sống sót bình thường.
Vậy tại sao chúng vẫn phải thực hiện một hành trình dài để di cư hàng năm? Về vấn đề này, các nhà khoa học vẫn cảm thấy bối rối và không thể tìm được câu trả lời.
Tuy nhiên, ví dụ này rõ ràng đã phản bác lại quan điểm chim di cư là để tránh cái lạnh giá của mùa đông.
Chúng ta biết rằng di cư đề cập đến hành vi di chuyển theo hướng có quy mô lớn của động vật hoang dã, nhưng không có sự di cư nào nhận được sự quan tâm từ con người lớn như sự di cư của loài chim và cũng không phải tất cả các loài chim đều di cư.
Chúng ta có thể chia chim thành hai loại: chim cư trú và chim di cư. Như tên cho thấy, chim cư trú đề cập đến việc ở cùng một nơi quanh năm và không di cư.
Ví dụ như những loài thuộc bộ gà, chúng có khả năng bay yếu. Hầu hết các loài chim cư trú sống ở vùng khí hậu ấm áp, nhưng cũng có những loài chim cư trú ở vùng cao và lạnh, chẳng hạn như chim tuyết sống ở dãy Himalaya và loài chim cánh cụt Hoàng đế ở Nam Cực.
Chim di cư là loài chim có hành vi di cư nhất định. Nó được chia nhỏ thành các loài chim di cư mùa đông và các loài chim di cư mùa hè. Chim di cư mùa đông đề cập đến những loài chim đến một nơi nhất định để đan xen vào mùa đông và rời đi vào mùa xuân, chẳng hạn như hồng nhạn, thiên nga và vịt hoang dã...
Chim di cư mùa hè là loài chim đến một nơi nào đó vào mùa xuân và mùa hè và rời đi vào mùa thu. Trong thời kỳ này, chúng thường chịu trách nhiệm quan trọng là duy trì nòi giống, như chim cu và chim sẻ vàng.
Nhưng sự khác biệt giữa các loài chim di cư và cư trú là không tuyệt đối. Các loài chim giống nhau có thể di cư tới các khu vực khác nhau và thậm chí chúng có thể từ bỏ cả việc di cư hoặc ngược lại. Ví dụ, sếu đầu đỏ sinh sản ban đầu ở Hokkaido, Nhật Bản là một loài chim di cư, nhưng theo thời gian, một số lượng sếu đầu đỏ đã từ bỏ bản năng di cư và trở thành chim cư trú tại địa phương;
Một ví dụ khác là loài chim chèo bẻo, chúng một loài chim cư trú ở đảo Hải Nam và Vân Nam ở miền nam Trung Quốc, nhưng trong số chúng lại có một bộ phận di cư tới lưu vực sông Dương Tử và Bắc Trung Quốc theo thời gian cố định trong năm.
Vì vậy, điều gì có thể xác định chính xác sự di cư của các loài chim? Tại sao một số loài chim di cư vào năm ngoái, nhưng năm nay chúng đã trở thành những con chim cư trú ở phía bắc cho mùa đông?
Một số nhà khoa học đã suy đoán rằng sự di cư của loài chim có thể bắt nguồn từ thời kỳ băng hà 10.000 năm trước Công nguyên. Khi mùa băng ở Bắc bán cầu và tuyết rơi khiến một số loài chim buộc phải rời khỏi nơi cư trú để tìm những nơi có điều kiện sống tốt hơn để kiếm thức ăn. Khi giá lạnh qua đi, chúng sẽ lại trở về nơi sinh sống trước đấy.
Nhưng khi mùa động lại ập đến vào năm sau, hết năm này đến năm khác, nhóm chim di cư dần dần mở rộng và cuối cùng đã hình thành sự di cư hàng năm của các loài chim di cư.
Nói cách khác, sự xói mòn và đóng băng định kỳ của sông băng đã khiến các loài chim hình thành một bản năng di truyền thường xuyên từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn có những lỗ hổng nhất định. Nó không thể giải thích tại sao một số loài chim không di cư, và thời kỳ băng hà chỉ chiếm 1% trong lịch sử sinh tồn của loài chim. Một khoảng thời gian ngắn như vậy tại sao lại có thể có tác động di truyền của chim?
Trong những năm gần đây, hai nhà khoa học, W. Alice Boyle và Courtney Conway thuộc Đại học Arizona, đã đưa ra những ý tưởng mới để nghiên cứu di cư của loài chim.
Lý do tại sao di cư xảy ra là do tình trạng thiếu lương thực xảy ra ở một số khu vực trong thời tiết lạnh, buộc chúng phải rời khỏi nhà và di chuyển đến những khu vực có nhiệt độ cao và lượng thức ăn phong phú hơn.
Họ dựng một "siêu cây phả hệ" cho thấy mối quan hệ tiến hóa chính xác giữa các loài khác nhau. Máy tính sau đó sẽ xác định liệu một loài cụ thể nào đó di cư theo "truyền thống gia đình" hay môi trường sống của chúng thay đổi buộc chúng phải bay đi theo mùa.
Các nhà nghiên cứu tin rằng giả thuyết mới này cũng có thể được áp dụng cho hầu hết các loài chim. Lấy bán cầu bắc làm ví dụ, phần phía bắc của bán cầu bắc thích hợp cho chăn nuôi chim vào mùa hè. Vào thời điểm này, nhiệt độ ở phía nam quá cao và tác động từ các hoạt động của con người khá lớn nên không phù hợp cho đại đa số các loài chim giao phối cũng nhưng sinh nở và nuôi con non.
Tuy nhiên, vào mùa đông, các loài chim đang phải đối mặt với vấn đề lớn về sinh tồn do tuyết và băng ở phía bắc, vì vậy chúng sẽ chọn di chuyển về phía nam. Giả thuyết này cũng giải thích tại sao cùng một loài chim có thể chuyển đổi giữa cư trú và di cư.
Nếu thức ăn ở phía bắc vẫn dồi dào ngay cả khi nhiệt độ thấp, chúng sẽ không ngần ngại mà ở lại trong mùa đông và những con chim di cư trở thành những con chim cư trú. Nhưng nếu không có thức ăn vào mùa đông ở miền bắc, chúng sẽ chọn di chuyển về phía nam để sinh tồn.
Lý do khiến sếu đầu đỏ - loài đã nói ở trên thay đổi từ di cư sang cư trú là do người dân địa phương tại Nhật Bản đã cung cấp cho chúng nguồn thức ăn ổn định vào mùa đông.
Vậy tại sao chim không ở trong những khu vực ấm áp với lượng thức ăn dồi dào quanh năm?
Mặc dù các vùng xích đạo ấm áp trong suốt cả năm và không thiếu thức ăn, nhưng có nhiều kẻ thù tự nhiên và áp lực cạnh tranh lớn. Khi miền bắc ấm lên, ở phía bắc cũng có nhiều thức ăn và ít kẻ thù tự nhiên hơn so với khu vực xích đạo, vì vậy những con chim sẽ bay trở lại.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể liên quan đến môi trường trú đông và sinh sản khác nhau của các loài chim khác nhau. Đối với những loài chim rừng nhỏ không di cư vào mùa đông, chúng có thể thay đổi chế độ ăn uống từ côn trùng, cá, các loài lưỡng cư sang ăn hạt cỏ và quả mọng trên tuyết.
Ngày nay, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của con người và các yếu tố khác, phạm vi phân phối của một số loài chim đã thay đổi trên toàn cầu, và các hành vi di cư mới cũng được hình thành theo đó.
Theo Trí thức trẻ
Gấu nâu đột nhập nhà dân, ăn thịt người đàn ông U70 và chó cưng Người dân địa phương không khỏi bàng hoàng khi phát hiện ông Serge Fadeyev (66 tuổi) chết thảm vì bị gấu nâu ăn thịt, chỉ còn một cánh tay và một chân còn nguyên vẹn. Mirror hôm nay, 4/12, đưa tin một vụ việc hi hữu đã xảy ra tại vùng Irkutsk thuộc Siberia (Nga), khi một người đàn ông 66 tuổi và...







Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hình ảnh kinh hoàng trên bãi biển Indonesia

Sau khi cưới, chàng trai 25 tuổi sốc nặng khi biết tuổi thật của vợ

Đang tổ chức đám tang, bố mẹ sốc nặng khi biết con trai còn sống

Chiêm ngưỡng những hình ảnh về nhật thực đầu tiên của năm 2025

Cảnh kinh ngạc về bắc cực quang

Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?

Siêu trăng non sắp hiện diện, có nơi kèm "sừng quỷ"

Chuyện thật như đùa: 3 anh em sinh ba cùng đỗ vào 1 trường ĐH, cưới vợ cùng 1 ngày và chuyện khó đỡ vào ngày tân hôn

Kho báu chứa 800 vật khác thường lộ ra giữa đồng

Người đàn ông bất ngờ đột tử chỉ vì uống quá nhiều nước

Sự kỳ lạ về loài linh dương cổ dài không cần uống nước

Chuyện lạ: 4,6 tỷ đồng tiền mặt lăn lóc trên vỉa hè nhưng không ai nhặt, chủ nhân xuất hiện tiết lộ sự thật sốc
Có thể bạn quan tâm

Bavi Resort: 'Điểm hẹn' lý tưởng
Du lịch
2 phút trước
Ca sĩ Hà Nhi bật khóc trên sóng VTV vì ân hận và day dứt với bố
Tv show
9 phút trước
Mỹ nhân đang viral khắp Trung Quốc vì U60 mà cứ như mới 20 tuổi
Hậu trường phim
13 phút trước
Chào hè với phong cách thời trang chuẩn xu hướng
Thời trang
13 phút trước
Bài tập tiếng Việt vỏn vẹn 4 từ khiến hàng ngàn người thổn thức
Netizen
14 phút trước
Louis Phạm ngầm xác nhận chia tay bạn trai Việt kiều: "Tình yêu không quan trọng bằng công việc, mọi thứ của mình bây giờ"
Sao thể thao
20 phút trước
Cháy bãi rác, khói đen bao trùm khắp nơi
Tin nổi bật
41 phút trước
Người dân cần chủ động phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng
Pháp luật
1 giờ trước
Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ
Sức khỏe
1 giờ trước
Jun Phạm điển trai cùng fan gom gần 200 triệu đồng giúp các em nhỏ mổ tim
Sao việt
1 giờ trước