1001 thắc mắc: Kỳ lạ loài chuột nào không cần uống nước?
Loại chuột này trông giống như một con kangaroo thu nhỏ, nên còn được gọi là “chuột kangaroo”, nhưng hoàn toàn không có liên quan gì tới loại kangaroo châu Úc. Tên khoa học của chuột không uống nước là Dipodomys deserti, thuộc bộ gặm nhấm.
Quả thận của chuột kangaroo hoạt động hiệu quả gấp bốn lần quả thận của con người.
Loại chuột sa mạc này có chân sau và bàn chân sau lớn, chân sau dài hơn chân trước, nên chúng có thể nhảy xa. chúng cũng di chuyển chủ yếu theo kiểu nhảy. Chúng dùng cái đuôi dài, to (so với thân hình chúng) để giữ thăng bằng và lái khi nhảy nhanh.
Chuột kangaroo chỉ hoạt động về đêm. Chúng không sống thành bầy như chuột nhà. Mỗi con Dipodomys deserti đào cho mình một cái hang và lặng lẽ sống một mình ở trong đó. Chúng chỉ kết đôi trong mùa sinh sản.
Mỗi hang mà chúng đào có từ 6 – 12 lối ra vào. Ban ngày, chúng chặn hết các lối vào này. Chỉ ban đêm, chúng mới mở toang hết các cửa. hang của chúng sâu đến 1,5m, có phòng chứa thức ăn riêng, có phòng ngủ riêng. Suốt ngày nóng nực, chuột kangaroo ngủ vùi dưới lòng đất, ban đêm, khi trời mát mới bò ra kiếm ăn.
Suốt ngày nóng nực, chuột kangaroo ngủ vùi dưới lòng đất, ban đêm, khi trời mát mới bò ra kiếm ăn.
Chúng ăn chủ yếu là hạt nhỏ của nhiều loại câu mọc trên sa mạc. Ngoài ra, chúng cũng ăn cả lá, thân cây và côn trùng. Vì trên sa mạc rất khan hiếm thức ăn, hàng đêm chúng phải di chuyển đi rất xa để tìm thức ăn.
Tuy không có liên quan gì với kangaroo châu Úc, nhưng chúng cũng có túi, không phải là túi để nuôi con, mà là túi để đựng thức ăn.
Sống trong các sa mạc hết sức khô cằn ở Tây Nam Hoa Kỳ và ở cực Tây Bắc Mexico nhưng chuột Dipodomys deserti không lấy làm khó chịu, ngược lại chúng còn có những kiểu thích nghi thật độc đáo. Nhờ cơ thể tích lũy được nước từ thức ăn và có thể duy trì nước, nên rất hiếm khi chúng cần phải uống nước. Quả thận của chúng hoạt động hiệu quả gấp bốn lần quả thận của con người. Nếu thức ăn đầy đủ, chúng có thể sống cả đời mà không cần uống nước.
Tuổi thọ của chuột Dipodomys deserti từ 3-5 năm.
Mùa giao phối của chuột Dipodomys deserti sa mạc diễn ra từ tháng 2 – 6. Sau giai đoạn mang thai khoảng 30 ngày, chuột cái đẻ từ 2-5 con non. Chuột mẹ chỉ phải nuôi nấng con non trong một vài tuần, sau đó thì chuột non có thể tự lập. Thân hình chuột Dipodomys deserti trưởng thành dài khoảng 16cm, đuôi dài khoảng 21cm, nặng khoảng 136gam. Tuổi thọ của chúng từ 3-5 năm.
Cuộc sống kỳ lạ của chuột chũi khỏa thân
Chuột chũi Đông Phi, hay còn được biết đến nhiều hơn với biệt danh “chuột chũi khỏa thân”, là loài chuột hầu như không có biểu hiện của sự lão hóa. Chúng sống lâu gấp 9 lần các loài chuột có kích thước tương đương và hiếm khi mắc ung thư. Chuột chũi khỏa thân sống cả cuộc đời gần như trong bóng tối hoàn toàn. Chúng đi lại, len lỏi giữa một mạng lưới hang và hầm ngầm dưới mặt đất.
Bên trong thế giới tối đen của mình, loài sinh vật này đã phát triển một xã hội có tôn ti, trật tự, với nhiều điểm tương đồng với xã hội của loài ong hoặc kiến hơn so với cấu trúc xã hội điển hình của động vật có vú.
Đứng đầu cộng đồng chuột chũi khỏa thân là một nữ hoàng khỏe mạnh và có cơ thể tương đối dài. Nữ hoàng là mẹ của mọi cá thể khác trong vương quốc, với dân số có thể dao động từ vài chục đến vài trăm.
Mặc dù chuột chũi khỏa thân gần như bị mù, nhưng những chiếc lông đặc biệt trên cơ thể dẫn đường cho chúng và tiết lộ chúng đang đi đâu.
Chừng nào nữ hoàng còn sống, nó và một vài con chuột đực được tuyển chọn là những cá thể duy nhất đảm nhận việc sinh đẻ. Nữ hoàng ngăn các cá thể còn lại trong vương quốc giao phối thông qua sự hăm dọa. Cuộc sống của những “ phó thường dân” này luôn là làm việc và không được hưởng thú vui tình dục.
Một số con chuột được phân công làm binh lính bảo vệ vương quốc trước những con chuột chũi đối địch hoặc kẻ thù ăn thịt. Chúng chỉ cần đánh hơi rất nhanh là phân định được “người nhà” hay “ kẻ ngoại bang”.
Các con chuột khác có nhiệm vụ trông nom các hang sạch sẽ, đào các đường hầm và tìm kiếm thức ăn.
Video đang HOT
Các răng cửa to lớn của chúng thực tế nằm ở bên ngoài miệng, nên chúng có thể đào bới mà không ăn phải đất. Chúng đào bới hang theo nhóm. Con chuột giữ vai trò trưởng nhóm sẽ đục khoét, trong khi những con còn lại chuyển đất ra khỏi hang và đưa lên trên mặt đất. Việc đi tới hoặc đi lui đều như nhau.
Mặc dù chuột chũi khỏa thân gần như bị mù, nhưng những chiếc lông đặc biệt trên cơ thể dẫn đường cho chúng và tiết lộ chúng đang đi đâu.
Ngay cả khi đang di chuyển trong các đường hầm, địa vị của mỗi cá thể chuột chũi khỏa thân trong hệ thống phân cấp bậc xã hội cũng rất rõ thấy. Những thành viên địa vị cao hơn đi con đường ở phía trên cao, trong khi những thành viên cấp bậc thấp hơn luồn lách ở phía dưới.
Các đường hầm của chúng chỉ rộng vài cm, nhưng toàn bộ vương quốc có thể trải dài tới 1km. Tất cả đều nhằm tìm kiếm nguồn thức ăn chính của chuột chũi khỏa thân – các loại củ nằm rải rác khắp vùng thảo nguyên.
Một trong những rễ cây khổng lồ này có thể nuôi sống cả vương quốc trong 2 – 3 tuần. Và mặc dù xã hội của chúng được phân cấp bậc nghiêm ngặt, mọi cá thể đều bình đẳng trong lĩnh vực ăn uống.
Theo tienphong.vn
Những tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc về gấu Bắc cực
Khi ngày Quốc tế gấu Bắc cực (27/2) đang đến gần, TG&VN xin giới thiệu đến độc giả 25 bức hình xuất sắc nhất về gấu Bắc cực trong các cuộc thi quốc tế về ảnh thiên nhiên hoang dã để tìm hiểu về loài vật mạnh mẽ này.
Gấu Bắc Cực là động vật có vú phát triển mạnh ở vùng băng giá cực Bắc địa cầu. Những bức ảnh, thước phim tư liệu, quảng cáo hay các clip ghi lại khoảnh khắc hài hước, đáng yêu về cuộc sống thường ngày của chúng đã thu hút sự yêu mến của công chúng. Đặc biệt, "chúa tể" vùng băng giá này cũng chiếm được "tình yêu" của các nhiếp ảnh gia.
Gia đình gấu Bắc Cực, tác phẩm đoạt giải thưởng nhiếp ảnh thiên nhiên xuất sắc nhất của nhiếp ảnh gia Tin Man Lee.
Ước tính trên thế giới có khoảng 22.000 đến 31.000 con gấu Bắc Cực. Thời gian gần đây, các tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường sống của loài động vật này, đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng.
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen được đánh giá cao tại Cuộc thi nhiếp ảnh Memorial María Luisa 2014 và Cuộc thi ảnh thiên nhiên Bắc Âu 2015. Gấu Bắc cực xuất hiện ở 5 quốc gia thuộc khu vực này, trong đó, 69% loài vật này sống ở phía Bắc Canada. Chữ "Bắc cực" (Arctic) bắt nguồn từ chữ "arktos" (tiếng Hy Lạp có nghĩa là gấu).
Tác phẩm được đánh giá cao tại cuộc thi Nhiếp ảnh đơn sắc năm 2014 của nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen. Nhiệt độ mùa Đông ở Bắc Cực có thể xuống tới -45,6 trong nhiều tuần liền. Tuy nhiên, loài gấu Bắc Cực có thể phát triển mạnh ở điều kiện băng giá này.
Chúng có bộ lông và lớp mỡ dày để có thể chống chọi với thời tiết lạnh giá và khắc nghiệt. Lông của gấu Bắc Cực không phải màu trắng, về bản chất, những sợi lông này có lõi rỗng, trong suốt và sẽ phản chiếu lại những màu sắc có xung quanh môi trường sống. Màu trắng thường thấy ở loài gấu này là kết quả của sự phản xạ lại ánh sáng trắng từ Mặt Trời. Ngoài ra, gấu Bắc Cực còn có thể có những màu khác như xanh, vàng, thậm chí tím. Trong ảnh là tác phẩm đạt giải nhiếp ảnh xuất sắc nhất của Windland Smith Rice năm 2017 của nhiếp ảnh gia Ying Gu.
Không giống như các loài động vật khác, gấu Bắc cực không có lãnh thổ định, chúng thay đổi theo mùa của cả hải cẩu và băng. Thời gian gần đây, gấu Bắc Cực có thể đi hàng trăm km để tìm bạn đời và lãnh thổ của mình. Tác phẩm trên của nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen được đánh giá cao trong cuộc thi Memorial Maria Luisa 2013.
Tác phẩm được đánh giá cao trong cuộc thi Nhiếp ảnh xuất sắc nhất của tự nhiên của nhiếp ảnh gia AndyRouse. Gấu Bắc cực thường di chuyển với tốc độ 4,9km/h, chúng có thể tăng tốc lên 38,7 km/h cho những cuộc săn mồi ngắn. Chúng đi bộ và chạy sẽ tiêu tốn một lượng năng lượng lớn hơn so với các loài vật khác. Khi nghỉ ngơi, nó sử dụng năng lượng ít hơn 13 lần so với lúc hoạt động.
Tác phẩm đoạt giải Nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất giải thưởng quốc tế Windland Smith Rice năm 2010 của nhiếp ảnh gia Eric Coomes. Một con gấu đực trưởng thành có thể nặng từ 340 - 590kg, con cái có cân nặng từ 150 - 295kg. Với lớp mỡ dày hơn 10cm, chúng có thể hoạt động bình thường dưới nước lạnh hay trong mùa Đông.
Tác phẩm đoạt giải thưởng nhiếp ảnh xuất sắc nhất của thiên nhiên Windland Smith Rice International Adward năm 2005 của nhiếp ảnh gia Thorsten Milse. Khi mới sinh ra, một chú gấu Bắc Cực con có trọng lượng bằng một con chuột lang.
Tác phẩm đoạt Giải thưởng xuất sắc nhất cuộc thi quốc tế Windland Smith Rice năm 2014 của nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen. Tên khoa học của loài gấu này là Ursus Maritimus, nó còn được biết đến với biệt danh "chúa tể Bắc cực", "ông già khoác bộ lông trắng"...
Tuổi thọ trung bình của gấu Bắc Cực là 25 - 30 năm. Tác phẩm xuất sắc đạt Giải ảnh đẹp nhất của tự nhiên của nhiếp ảnh gia Joshua Holko.
Mùa Xuân là mùa giao phối của gấu Bắc Cực, nhưng gấu cái sẽ mang thai vào mùa Thu. Đến thời điểm đó, gấu mẹ sẽ tăng cân đủ để cung cấp đủ dinh dưỡng cả bản thân cũng như bào thai trong suốt mùa đông dài. Ảnh trên là tác phẩm được đánh giá cao trong cuộc thi nhiếp ảnh về tự nhiên của nhiếp ảnh gia Robert Sabin.
Tác phẩm đạt giải Nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất năm 2016 do Windland Smith Rice International Adward bình chọn của nhiếp ảnh gia Daisy Gilardini. Vào mùa Đông, gấu mẹ sẽ đào hang để giữ ấm cho đàn con.
Gấu mẹ và gấu con sẽ ra khỏi hang vào mùa Xuân, khi chúng đủ sức khoẻ để thực hiện hành trình kiếm thức ăn. Gấu con thường sống với mẹ đến 28 tháng tuổi, trong thời gian này, chúng sẽ học các kỹ năng cần thiết để sống sót.
Gấu mẹ thường đẻ sinh đôi, rất hiếm khi người ta bắt gặp ca sinh một hoặc sinh ba ở gấu Bắc Cực. Gấu con khi vừa chào đời chỉ nặng vỏn vẹn 0,5kg và phải phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ để sống, vì trong khoảng thời gian này chúng không thể nghe hoặc nhìn, lại vô cùng yếu ớt. (Tác phẩm xuất sắc nhất cuộc thi nhiếp ảnh tự nhiên của nhiếp ảnh gia Debra Gardise).
Khác với các loài gấu, gấu Bắc cực khônh ngủ đông. Nhờ bộ lông và lớp mỡ dày, giữ ấm không phải là vấn đề quá lớn với chúng. Thay vào đó, làm mát cơ thể mới lại là mối quan tâm hàng đầu của loài gấu này. Chiếc "áo khoác" quá tuyệt vời đôi khi cũng gây ra nhiều phiền toái bởi nó thường xuyên khiến cho nhiệt độ cơ thể của gấu Bắc Cực tăng quá cao. (Ảnh: Shayne McGuire).
Nhiếp ảnh gia Diane McAllister đã chụp được hình ảnh hai con gấu Bắc cực đang đánh nhau. Vào mùa giao phối, chúng sẽ "chiến đấu" với nhau để giành bạn tình và thức ăn.
Những con gấu Bắc cực (như con gấu trong bức ảnh của nhiếp ảnh gia Joshua Holko), thích ngủ trưa. Chúng thường xuyên làm như vậy để tiết kiệm năng lượng. Vào mùa hè, chúng hay ngủ ngày trên những chiếc gối băng, để ban đêm săn hải cẩu, món ăn ưa thích của chúng.
Sống trong điều kiện khắc nghiệt, gấu Bắc Cực đã được ban cho một khứu giác vô cùng tinh nhạy. Trong bán kính 32km bất cứ con hải cẩu nào xuất hiện cũng đều bị phát giác. Thậm chí, chúng đánh hơi được cả... hơi thở của con mồi cách chỗ đứng 800m. Gấu Bắc cực thường giao tiếp với nhau thông qua mũi của chúng. Nhiếp ảnh gia Jon Cornforth đã tiếp xúc với một con gấu trong bức ảnh này.
Gấu Bắc cực có thể ăn một lượng thức ăn bằng 15-20% trọng lượng cơ thể. Chúng hay săn hải cẩu ở vùng Bắc cực, Nhưng chỉ có 2% buổi săn thành công. Gấu Bắc cực săn bằng cách tìm lỗ thở của hải cẩu trong băng và kiên nhẫn chờ đợi con mồi xuất hiện. Ngoài ra, gấu Bắc Cực sẽ ăn bất cứ con gì chúng có thể săn được, như tuần lộc, chim biển, hải mã hay cá voi. (Tác phẩm được đánh giá cao trong cuộc thi nhiếp ảnh Memorial María Luisa 2017 của nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen).
Gấu Bắc cực thích giữ mình sạch sẽ và thường xuyên chải chuốt sau ăn. Vào mùa hè, chúng sẽ đến vùng băng tan, nơi chúng sẽ dành tới 15 phút để bơi lội và tắm rửa. Vào mùa đông, chúng sẽ chà mình vào tuyết để giữ vệ sinh và làm mát cơ thể sau cuộc săn mồi. (Tác phẩm đạt giải nhất trong cuộc thi nhiếp ảnh Memorial María Luisa 2016 của nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen).
Người chiến thắng Giải thưởng Nhiếp ảnh của National Geographic năm 2013 Paul Souder đã chụp được ảnh một con gấu bắc cực nổi lên mặt nước sau hành trình bơi lội của nó. Gấu Bắc cực có thể bơi với vận tốc 10km/h. Tuy nhiên, chúng rất hay sử dụng các tảng băng nổi để di chuyển, mặc dù chúng bơi khá tốt.
Gấu Bắc cực là những sinh vật tò mò, tự nhiên, không sợ con người, bằng chứng là bức ảnh này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Roie Galitz. Khi con gấu Bắc cực lảng vảng xung quanh bộ sưu tập chân máy, các nhiếp ảnh gia đã chạy trốn. "Con gấu đến gần các camera và cố gắng nhìn qua ống kính, liếm mặt sau của camera. Sau đó, nó bỏ đi, tiếp tục hành trình của mình", Galitz kể về trải nghiệm khi chụo bức ảnh trên.
Biến đổi khí hậu đang khiến băng ở Bắc Cực tan chảy sớm hơn, điều này ảnh hưởng đến thói quen kiếm ăn và sinh sản của gấu Bắc cực.
Khi thiếu nguồn thức ăn, những con gấu Bắc cực sẽ xuôi xuống phía Nam, nơi con người sinh sống để kiếm ăn, khiến số lượng các vụ săn gấu Bắc cực diễn ra nhiều hơn vào năm 2010 - 2014, giai đoạn băng hình thành chậm.
Do những thay đổi trong sự hình thành băng biển, gấu Bắc cực đã được Mỹ liệt kê là một trong các loài bị đe dọa tuyệt chủng. Theo các nhà khoa học dự đoán, số lượng gấu Bắc cực sẽ bị giảm 1/3 vào năm 2050.
Theo baoquocte.vn
Đây là loài rùa 'khủng' nhất từng sống trên Trái Đất, có thể ăn thịt cả cá sấu Carbonemys cofrinii là một loài rùa thuộc chi đơn của rùa cổ đại. Với chiều dài mai có thể lên tới 1,72m và bộ hàm cực khỏe, nó có thể giết chết nhiều loài động vật khác để làm thức ăn, ngay cả cá sấu cũng không phải là ngoại lệ. Các nhà khoa học phỏng đoán rằng, Carbonemys cofrinii đã từng sinh...