1001 thắc mắc: Điều gì giúp chó thính tai?
Khứu giác chó mạnh hơn con người gấp 10.000 lần, tai cũng vô cùng thính. Chó thính tai một phần là do chúng có cơ tai đặc biệt với hơn một chục cơ ở phần tai khiến chúng có thể nghiêng, dỏng, cụp, xoay từng tai độc lập với tai kia.
Khứu giác mạnh hơn con người gấp 10.000 lần
Chó có nhiều thụ thể khứu giác hơn con người (thụ thể khứu giác là một bộ phận trong mũi có khả năng nhận biết từng mùi khác nhau).
Chó cũng có khoang mũi lớn hơn và lưu thông không khí qua mũi nhiều hơn so với con người. Hãy quan sát một con chó khi nó hít ngửi và bạn có thể liên hệ với cách chúng ta hít ngửi một vật. Nếu không khí đi qua mũi nhiều hơn thì việc nhận biết mùi cũng dễ hơn.
Chó có thể đánh hơi từ khoảng cách bao xa còn phụ thuộc vào nhiều thứ, như là gió và loại mùi. Trong điều kiện hoàn hảo, chúng có thể ngửi được mùi của đồ vật hoặc người cách xa 20 km.
Điều thú vị là không phải chỉ có chó mới có khứu giác thính nhạy như vậy. Chó nằm trong bộ động vật ăn thịt. Mèo, gấu và chồn hôi cũng thuộc bộ này. Tất cả những loài vật trong bộ động vật ăn thịt đều có khứu giác rất thính. Gấu là một trong số những loài có khứu giác thính nhạy nhất của bộ ăn thịt. Gấu vùng cực có thể ngửi thấy mùi hải cẩu (một trong những loài vật là thức ăn của gấu) từ khoảng cách hơn 30 km.
Chó là “nhà thám tử”
Nhờ có khứu giác tinh nhạy, chó có thể được huấn luyện thành chó nghiệp vụ.
Chó nghiệp vụ giúp con người tìm kiếm người mất tích, phát hiện ra những đồ vật nguy hiểm như là ma túy, bom, hàng nhập khẩu phi pháp ở sân bay, hoặc thậm chí giúp con người tìm được các loài động vật hoang dã. Chỉ bằng chiếc mũi tinh tường, chó có thể trở thành một trong số ít những “chuyên gia” đánh hơi giỏi nhất thế giới.
Khả năng nghe và khoảng cách
Chúng ta đã biết rằng chó có thể ngửi rất nhiều vật từ khoảng cách rất xa. Vậy còn khả năng nghe thì sao? Chó có thể nghe được gì và bao xa? Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem chó và tất cả các loài động vật, kể cả con người, nghe như thế nào.
Âm thanh có sóng âm thanh. Tần số âm thanh là mức độ các sóng gần nhau ở mức nào. Các sóng càng gần nhau thì tần số càng cao. Bạn có thể hình dung giống như bạn đang ở bãi biển khi có một cơn bão, bạn sẽ thấy các sóng nước xô vào bờ nhiều hơn.
Con người nghe được ở tần số thấp (khoảng 20Hz). Chó không chỉ nghe được giống người mà còn nghe được ở tần số cao hơn, tới 70 – 100Hz, tức là cao gấp ít nhất 3 lần so với con người. Vì chó có thể nghe được cả những âm thanh tần số cao nên chúng có thể nghe được nhiều âm thanh hơn chúng ta.
Chúng cũng có thể nghe thấy các âm thanh nhỏ hơn và xa hơn, xa đến 1 km. Như vậy tức là chó càng nhạy cảm với các âm thanh to. Chính vì thế một số con chó rất sợ tiếng pháo hoặc tiếng sấm. Và cũng vì thế mà bạn có thể thấy một con chó sủa khi bạn không hề nghe thấy gì lạ.
Nhờ có cơ tai đặc biệt
Chó thính tai một phần là do chúng có cơ tai đặc biệt. Chúng có hơn một chục cơ ở phần tai khiến chúng có thể nghiêng, dỏng, cụp, xoay từng tai độc lập với tai kia.
Nhờ đó chúng xác định được âm thanh đến từ đâu. Đôi khi chó nghiêng đầu để nghe âm thanh, đó cũng là để nghe được tốt hơn.
Các chiến sĩ sử dụng chó nghiệp vụ cho biết dấu hiệu đầu tiên cho thấy một con chó xác định đối tượng tình nghi là khi nó chuyển động tai về các hướng rồi sau đó tập trung vào một hướng nào đó.
Khả năng nghe tốt cũng giúp cho các chú chó có thể làm thêm một việc nữa, đó là làm chó dẫn đường cho người mù hoặc người điếc. Có khả năng nghe tuyệt vời đồng nghĩa với việc chó có thể nhận ra có người đến nhà hoặc đang đi trên đường, nhờ đó chúng có thể giúp người tàn tật xác định phương hướng.
Và những thú vị về chó
Chó có khả năng tiết mồ hôi qua da ở lòng bàn chân. Thế nhưng, để làm mát cơ thể, chúng thường nằm xuống và thở hổn hển qua đường miệng.
Ước tính tuổi thọ của chó nhờ khuôn mặt: Một nghiên cứu chỉ ra rằng có thể đoán được tuổi thọ của loài chó thông qua đặc điểm trên khuôn mặt. Cụ thể, những chú chó có khuôn khuôn mặt dài, sắc nét thì sẽ sống lâu hơn những chú chó có khuôn mặt phẳng.
Great Dane là giống chó cao nhất thế giới. Một cá thể Great Dane ở Anh được ghi nhận là chú chó cao nhất thế giới với 2,1 m.
Chihuahua là giống chó nhỏ nhất thế giới, tên gọi của nó được đặt theo tên của bang Chihuahua ở Mexico.
Chó có thể nghe được siêu âm với cường độ lên tới 8.000 Hz. Chúng có thể nhân ra âm thanh chỉ trong 6/100 giây, tương đương với việc chúng có thể nghe thấy 35.000 âm rung chỉ trong một giây.
St. Bernard là loài chó nặng nhất thế giới, mỗi con trưởng thành có thể đạt trọng lượng lên đến 120 kg.
Loài chó chạy nhanh nhất thuộc về Greyhound. Chính các chuyên gia đã khẳng định loài chó này có thể chạy với tốc độ 45km/h.
Chó sục Yorkshire là giống chó nhỏ nhất thế giới với cân nặng 0,11 kg.
Chú chó sống lâu nhất thế giới có tuổi thọ lên tới 39 tuổi 5 tháng.
Vào năm 1957, chú chó có tên Laika là động vật đầu tiên được con người đưa vào vũ trụ, nhưng sau đó không lâu, nó đã chết vì cabin tàu vũ trụ quá nóng.
Bạn có để ý rằng khi ngủ, chó thường cuộn mình lại không. Đấy chính là bản năng của chúng để giữ ấm cơ thể và bảo vệ “cơ quan nhạy cảm” của mình khi ngủ. Vì vậy, chúng thường dễ thích nghi với thời tiết, kể cả khi trời lạnh không có chăn ấm vẫn có thể sinh tồn được.
Theo các nhà tâm lý học động vật, loài chó trung bình thông minh như những đứa trẻ 2 tuổi. Thực tế, loài chó có thể hiểu tới 250 từ và cử chỉ, đếm được đến 5 và thực hiện một số phép tính cơ bản. Ở Nga, có một trường hợp chó đi lạc và đã tự trở về bằng tàu điện ngầm. Thậm chí, chúng có thể đi tàu điện ngầm từ vùng này sang vùng khác để tìm kiếm thức ăn.
Video về chú chó đặc công bảo vệ Tổng thống Obama nhận giải thưởng danh giá:
1001 thắc mắc: Những loài động vật nào 'tự ăn thịt mình'?
Trong khi nhiều loài vật tìm mọi cách để sinh tồn, một số loài lại có tập tính tự ăn chính các bộ phận cơ thể của chúng, hành vi này gọi là 'tự ăn thịt mình'.
Trong thế giới tự nhiên, động vật ăn thịt kẻ thù hay đồng loại là điều hết sức bình thường để sinh tồn, cân bằng sinh thái. Tuy nhiên động vật tự ăn bản thân của chính mình thì lại là chuyện khác.
Hải tiêu được coi là loài động vật khá rùng rợn bởi chúng tự ăn não của mình trong quá trình phát triển.
Hải tiêu
Động vật tự ăn bản thân đầu tiên trong danh sách này là hải tiêu. Xuất hiện khắp các đại dương và thường sống bám vào thân tàu hoặc các các vật thể khác như đá hoặc san hô, hải tiêu dễ làm chúng ta lầm tưởng đó là một loài thực vật với màu sắc hết sức đa dạng, phong phú.
Tuy nhiên, bạn đừng để diện mạo hiền lành của nó đánh lừa. Hải tiêu được coi là loài động vật khá rùng rợn bởi chúng tự ăn não của mình trong quá trình phát triển.
Thực chất đó là quá trình sinh trưởng từ hải tiêu non với hình hài khá giống với nòng nọc (có đầy đủ mắt, não và đuôi) đến khi gắn cơ thể cố định vào một mặt bám và tiêu biến tất cả các bộ phận, chỉ còn lại một đốt thần kinh.
Có hải tiêu khi sinh sản từ thân mọc ra một mầm non, mầm này lớn dần lên rồi rời khỏi thân mẹ phát triển thành một cơ thể mới. Đó là mầm sinh thực của hải tiêu. Có hải tiêu lại sinh sản hữu tính, khi đó, hải tiêu lưỡng tính, trứng và tinh trùng không chín đồng thời nên không thể tự thụ, đành phải 'đi lại' với con hải tiêu khác.
Dế đuôi ngắn tự ăn đôi cánh của mình
Dế đuôi ngắn là loài dế có màu nâu nhạt, cơ quan sinh sản bị tiêu biến và khả năng đào hang rất thông minh. Khi hoàn thành, hang dế có nhiều phòng và lối đi lại thuận tiện - là nơi chúng dành phần lớn thời gian, trừ lúc đi tìm thức ăn và bạn tình.
Tuy nhiên, chúng lại có sở thích hết sức đặc biệt là tự ăn đôi cánh của mình. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được hành vi kỳ lạ này.
Ăn chính mình vì tưởng mình là con mồi
Rắn ăn rắn là chuyện khá phổ biến nhưng có lẽ rắn tự ăn mình là câu chuyện kỳ dị khiến nhiều người sửng sốt.
Cùng với đó, khi đi săn, mùi của con mồi đôi khi sẽ bám vào phần đuôi của chúng. Khi đánh hơi thấy mùi này, nó cũng sẽ nghĩ đó là con mồi và ăn ngấu nghiến nó.
Rắn có bộ não nhỏ và chúng thiên về phản xạ hơn là tự chủ trong hành động, nên thường không ý thức được các hành động của mình. Cho tới khi nhận ra chính bản thân đang tự ăn mình thì đã quá muộn. Phần nọc độc dù nhỏ của chính con rắn cũng đủ khiến nó bỏ mạng.
Tiến sĩ Ajit Varki thuộc trường Đại học California (Mỹ) cho biết, loài rắn ăn đuôi mình là hành động phản xạ "hiểu lầm". Chúng không hề muốn tự sát như nhiều người vẫn nghĩ.
Giải thích điều này, tiến sĩ Varki cho biết: Để thu hút con mồi, một số loài thường vẫy đuôi để "bẫy mồi". Do hạn chế về tầm nhìn, chúng thiên về phản xạ nhiều hơn.
Do đó, hành động vẫy đuôi khiến chúng lầm tưởng đó là con mồi và dẫn đến hành động nuốt đuôi mình. Nọc độc chúng sở hữu lúc này trở thành vũ khí khiến chúng tự giết mình (trường hợp của loài rắn cây nâu Australia).
Nguyên nhân thứ 2 khiến loài rắn nhai đuôi, theo giải thích của chuyên gia thuộc Viện Smithsonia (Mỹ), đến từ tập tính săn mồi theo khả năng định vị mùi của loài rắn.
Khi đi săn mồi, ở nơi mà chúng trườn qua, mùi con mồi vô tình bám vào đuôi chúng. Do hạn chế về tầm nhìn nên chúng tưởng đó là con mồi ngay cạnh. Theo phản xạ, chúng nhanh chóng nhai phần đuôi mà chúng tưởng là con mồi béo bở.
Mèo có thói quen ăn nhau thai và uống nước ối của chúng sau khi sinh nở
Mèo có thói quen ăn nhau thai và uống nước ối của chúng sau khi sinh nở. Mục đích hành động này ở từng loài là không giống nhau, nhưng nhà khoa học Cynthia W. Coyle tới Trường Y Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ cho rằng hành vi này là để giảm đau khi sinh đẻ.
1001 thắc mắc: Loài thú nào ăn nhiều mà không sợ béo? Quỷ Tasmania là một loài thú có túi phân bố chủ yếu tại Úc. Chúng đã trở thành loài thú có túi ăn thịt lớn nhất thế giới sau khi loài chó sói Tasmania bị tuyệt chủng. Dù có ăn nhiều bao nhiều thì Quỷ Tasmania vẫn có một thân hình hết sức cân đối. "Sát thủ" có túi lớn nhất thế giới...