1001 thắc mắc: Chim sẻ ăn hạt, vì sao nuôi con bằng sâu?
Chim sẻ là loài chim thường gặp nhất, đâu đâu cũng có chúng, từ rìa làng, sân phơi đến ruộng lúa…
Chỉ cần nhìn qua cái mỏ hình nón, thô ngắn và khỏe là đủ biết chúng mổ hạt ‘ác’ như thế nào. Ấy vậy mà mùa sinh sản, chúng lại tíu tít tìm sâu cho chim non.
Chim sẻ là loài động vật quen thuộc thuộc họ sẻ, xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới, sống được ở cả thành thị và nông thôn, nhất là ở những vùng quê vào mùa lúa chín. Hiện nay, chim sẻ là một trong những loài chim hoang dã phân bố rộng rãi nhất trên thế giới.
Chim sẻ có thân hình mập mạp, lùn với bộ lông có màu nâu, đen, trắng và có đôi cánh tròn; đầu tròn, đuôi ngắn và mỏ hình nón, cứng.
Chim sẻ xây tổ dưới mái nhà, gầm cầu hay trong hốc cây, thậm chí trên các dây điện treo lơ lửng trên không. Lúc này, chim sẻ đực sẽ chịu trách nhiệm xây tổ, đồng thời nỗ lực quyến rũ những con cái. Chim sẻ cái nào đồng ý giao phối với chim sẻ đực sẽ cùng nhau xây tổ chung. Tuy nhiên, loài chim này được chứng minh là không chung thủy.
Chim sẻ sinh sản vào dịp xuân hè, khi nắng ấm và đúng mùa côn trùng nở rộ. Chim sẻ mái đẻ từ 3-5 trứng mỗi lứa; trứng sẽ được ấp trong vòng từ 12-15 ngày. Cả chim bố và chim mẹ cùng nhau chăm sóc trứng và chim con. Chúng đi tìm sâu và trực tiếp mớm cho sẻ con ăn. Chim sẻ con sau khi được 15 ngày sinh sẽ có thể rời tổ bay lượn bình thường.
Vì sao chim sẻ nuôi con bằng sâu?
Do chim non trưởng thành nhanh, trao đổi chất của chúng rất mạnh, do đó cần thức ăn giàu dinh dưỡng để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày. Hơn nữa, chim non còn quá bé, chức năng dạ dày kém, chưa đủ sức nghiền nát và tiêu hóa quả, hạt ngũ cốc cứng.
Vì vậy, một số loài chim bình thường ăn hạt, thời kỳ nuôi con thì luôn tìm kiếm thức ăn động vật, chứa nhiều dưỡng chất cho con.
Ví dụ chim tê điêu, loài chim quý hiếm của Trung Quốc, bình thường ăn quả dại, lúc nuôi chim non thì bắt chim non của loài khác để chăm con mình, có khi nó bắt cả một con kỷ (loài hươu nhỏ) xé ra từng mảnh rồi đem cho con.
Video đang HOT
Chim sẻ sinh sản đúng dịp xuân hè, mùa côn trùng nở rộ, nên chúng tha hồ bắt các loại côn trùng có hàm lượng protein cao.
Chim sẻ có thể bay với vận tốc 38km/h và tăng tốc lên 50km/h nếu cần thiết.
Chim sẻ có thể bay rất nhanh để chạy trốn khỏi kẻ săn mồi. Kẻ thù chính của chim sẻ là chó, mèo, cáo và rắn. Nó thường xây tổ dưới mái nhà, gầm cầu hoặc hốc cây.
Chim đực sẽ chịu trách nhiệm xây tổ và trong quá trình này, nó sẽ cố gắng quyến rũ những con cái. Chim cái sẽ giúp chim đực cùng xây tổ nếu chim cái “quan tâm” tới việc giao phối với con đực.
Chim sẻ là loài chim duy nhất có một ngày mang tên mình “Ngày chim sẻ thế giới” – The World Sparrow Day – WSD vào ngày 20 tháng 3 hàng năm.
1001 thắc mắc: Loài vật nào tàn nhẫn nhất thế giới?
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Jose Maria Gomez đến từ Đại học Granada, Tây Ban Nha thì chồn Meerkat là những kẻ vô địch về mức độ tàn nhẫn trong thế giới động vật.
Chồn Meerkat có tên khoa học là Suricata suricatta hay còn gọi là cầy vằn, chồn đất, chồn đất châu Phi. Chồn Meerkat là động vật có vú, thân hình nhỏ, là một thành viên của họ cầy Mangut và là loài duy nhất của chi Suricata.
Chồn Meerkat sinh sống chủ yếu tại sa mạc Kalahari, Botswana và Nam Phi. Bên cạnh đó, một số vườn thú và khu bảo tồn lớn trên thế giới hiện nay cũng đã nuôi dưỡng loài này.
Chúng có trọng lượng cơ thể từ 0,5 - 2,5kg. Chiều dài cơ thể từ 35 - 50cm. Nhìn chung, chúng có thân hình khá mảnh khảnh. Chiếc đuôi dài trung bình lên đến 25cm giúp cho chồn Meerkat giữ được cân bằng khi đứng bằng 2 chi sau. Khi đứng chồn Meerkat có thể dễ dàng quan sát xung quanh trong việc săn mồi cũng như cảnh báo đồng loại.
Đây là loài sống theo từng bầy, mỗi bầy có từ 20 - 30 cá thể, cá biệt có bầy lên đến 50 cá thể. Chồn Meerkat có tuổi thọ trung bình từ 12 - 14 năm.
Thức ăn chủ yếu của chồn Meerkat là các loại côn trùng, nhưng đôi khi chúng cũng ăn thằn lằn, rắn, bọ cạp, nhện, trứng, động vật có vú nhỏ, rết, cuốn chiếu và hiếm bắt gặp hơn là những con chim nhỏ và nấm. Meerkat miễn nhiễm với một số loại nọc độc, trong đó có nọc độc rất mạnh của loài bọ cạp ở sa mạc Kalahari. Khi thiếu nguồn thức ăn, chồn Meerkat sẽ săn luôn rắn và bò cạp để làm thức ăn.
Chồn Meerkat phân chia công việc khá rõ ràng khi đi tìm thức ăn. Một con sẽ làm nhiệm vụ canh gác, còn những thành viên còn lại trực tiếp săn mồi. Nếu "lính gác" đứng im lặng quan sát có nghĩa là khu vực đó an toàn, còn khi thấy có kẻ thù xuất hiện chúng sẽ la hét ầm ĩ để báo hiệu. Nhiệm vụ này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian là 1h.
Cuộc sống trên sa mạc luôn ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm. Chính vì vậy, chồn Meerkat có ý thức đề phòng cảnh giác rất cao. Khi ngủ chúng sẽ nằm chồng lên nhau, một tai thì luôn vểnh lên để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh.
Thời gian mang thai của chồn Meerkat là khoảng 11 tuần, con non sau khi sinh ra sẽ ở cùng với mẹ trong hang dưới đất. Meerkat con sẽ bú sữa mẹ đến khoảng 60 ngày tuổi thì cai. Chồn con sẽ mở mắt sau từ 10 đến 14 ngày tuổi.
Những con non được phép rời khỏi hang khi được 3 tuần tuổi trở lên và sau đó sẽ bắt đầu học cách kiếm ăn từ những con lớn hơn trong bầy. Chồn cha mẹ thường giết những con không phải do mình sinh ra để bảo đảm con của chúng cơ hội sống sót tốt nhất. Nếu cặp đầu đàn là ruột thịt chúng sẽ không giao phối, nhiệm vụ sinh sản trong đàn sẽ do những con cái phối cùng những con đực của bầy khác. Vì thế, những con đang mang thai có xu hướng ăn thịt những con non của các bà mẹ khác trong đàn.
Trong thứ tự bầy đàn, những con Meerkat khỏe đôi khi giết chết các thành viên trẻ của nhóm. Những con Meerkat yếu hơn thì giết con của các thành viên cấp cao để cải thiện vị trí cho con của chính nó trong bầy.
Những kẻ "tàn bạo" trong thế giới động vật
Xếp ngay sau chồn Meerkat là loài vượn cáo đuôi vòng (Lemur). Đây là loài động vật đặc hữu của đảo quốc Madagascar. Lemur thường hay sống ở các khu rừng ven sông hoặc trong các rừng cây gai chà phía Nam hòn đảo. Trong điều kiện hoang dã chúng sống thọ từ 16 - 19 năm, còn trong môi trường nuôi nhốt chúng có thể sống được đến 27 năm. Đây là loài đã được liệt kê vào hàng nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Trong bảng xếp hạng của Gomez thì trong top 50 còn có các loài như: sóc, ngựa hoang, linh dương, nai, tinh tinh,... Các loài động vật này sát hại lẫn nhau nhiều hơn cả gấu và hổ.
Theo ngay sau Lemur trong danh sách này là các loài linh trưởng như khỉ, đười ươi hay tinh tinh.
Để có được kết quả này, Jose cùng cộng sự đã thu thập mọi thông tin về nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng 1000 loài khác nhau, tập trung chủ yếu vào vấn đề bạo lực đối với đồng loại. Rất ngạc nhiên khi các loại chồn và cầy hương mới là những kẻ tàn bạo nhất chứ không phải các loài ăn thịt khác hay là các loài linh trưởng.
Trong danh sách này, tinh tinh (một loại linh trưởng) cũng có mặt, tuy nhiên, con người không được cho là một trong những loài bạo lực nhất vì tổ chức xã hội của con người là khá khác biệt. Văn minh hiện đại đã làm giảm "cơn khát máu" từ thời săn bắn hái lượm.
Top 5 động vật sát thủ chuyên ăn thịt đồng loại
Cá mập hổ cát: Đứng đầu trong danh sách những động vật sát thủ chuyên ăn thịt đồng loại thuộc về cá mập hổ cát. Đây là loài cá mập sống ở vùng nước nông ven biển trên toàn thế giới, chúng nổi tiếng với hàm răng sắc nhọn, tốc độ bơi lội đáng kinh ngạc và bản năng sát thủ ngay từ trong bụng meặng sắc nhọn, tốc độ bơi lội đáng kinh ngạc và bản năng sát thủ ngay từ trong bụng mẹ.
Nếu bạn nghĩ trong bụng mẹ là nơi an toàn nhất thì bạn đã lầm. Bởi đối với loài cá mập hổ cát, ngay từ trong bụng mẹ chúng đã phải trải qua cuộc chiến "huynh đệ tương tàn" để giành giật "tấm vé" được chào đời.
Trong thời kỳ mang thai, một con cá mập hổ cát mẹ mang cùng lúc nhiều phôi thai. Các phôi thai này được thụ tinh bởi nhiều "ông bố". Tuy nhiên sẽ chỉ có một con non được chào đời. Bởi, con non đầu tiên sinh ra sẽ ăn những quả trứng, sau đó chúng ăn những con nở muộn hơn.
Cá sấu: Trong môi trường khan hiếm thức ăn, để sinh tồn, cá sấu sẽ ăn xác chết động vật, trong đó có xác của đồng loại. Thậm chí, chúng có thể ăn các con cá sấu non để duy trì sự sống.
Rắn đuôi chuông: Vốn được biết tới là loài săn mồi đáng sợ bậc nhất trong thế giới động vật, rắn có thể tiêu diệt bất kỳ con vật nào gây nguy hiểm cho nó kể cả là đồng loại của chúng. Các nhà khoa học giải thích rằng hành vi này giúp rắn đuôi chuông cái khôi phục được sức khỏe sau khi mang thai và sinh nở.
Bọ ngựa: Liệu bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao bọ ngựa đực luôn phải chạy trốn sau khi giao phối? Lý do đơn giản là chúng không muốn bị bạn tình của mình nhai mất đầu. Thông thường, bọ ngựa cái sẽ ăn thịt bạn tình của mình để có được nguồn dinh dưỡng dồi dào cho quá trình "mang nặng đẻ đau" sau này. Điều này đồng nghĩa với việc, bọ ngựa đực gần như chỉ có thể giao phối một lần duy nhất trong đời. Mặc dù bị ăn mất phần đầu, bọ ngựa đực vẫn có thể thực hiện việc giao phối. Những hạch thần kinh vùng bụng của chúng có thể sống thêm vài giờ sau khi mất não và có thể độc lập điều khiển quá trình giao phối.
Nhện lưng đỏ Australia: Loài này cũng có tập tính ăn thịt bạn tình. Tuy nhiên, những con nhện lưng đỏ đực không may mắn như những con bọ ngựa đực. Bởi chúng gần như không thể chạy thoát khỏi nhện cái sau khi giao phối.
Nguyên nhân của việc này là do trong quá trình giao phối, con đực sẽ cưỡi lên phần miệng của con cái để truyền tinh trùng. Lúc đó, nhện lưng đỏ cái sẽ tiết ra dịch tiêu hóa để ăn con đực. Việc ăn thịt con đực sẽ giúp nhện cái có nguồn dinh dưỡng để nuôi các phôi phát triển. Do đó, các con nhện lưng đỏ đực buộc chấp nhận hi sinh bản thân để duy trì nòi giống.
1001 thắc mắc: Vì sao nheo mắt giúp chúng ta nhìn rõ hơn? Mắt là cơ quan tuy nhỏ bé nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Câu hỏi đặt ra là tại sao hành động nheo mắt lại giúp ta nhìn rõ hơn? Và liệu chúng ta có nên thường xuyên nheo mắt hay không? Mắt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu...