1001 điều sinh viên cần biết về môi trường làm việc trong các công ty khởi nghiệp để chọn vị trí phù hợp
Khi hiểu rõ về hai mô hình này, chúng ta mới có thể xác định mình hợp với môi trường nào.
Nhiều bạn trẻ vẫn suy nghĩ sai lầm, cho rằng đã là nơi làm việc thì đâu mà chẳng giống nhau. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều sự khác biệt trong cách vận hành công việc của công ty và start-up. Có người phát triển rất nhanh ở môi trường tập đoàn nhưng khi sang start-up thì lập tức gặp bế tắc và ngược lại. Vậy hãy cùng đi tìm hiểu về căn bản môi trường làm việc của hai bên để xem mình thích nghi được ở đâu nhé!
Công ty lớn và start-up: Bạn chọn sự quy trình hay chọn sự thách thức?
Với những bạn sinh viên mới ra trường ứng tuyển vào các công ty, tập đoàn lớn, công việc của bạn sẽ khá rõ ràng và chi tiết. Cụ thể là nó được ghi ở trong bản thông tin công việc (JD). Còn đối với start-up, bạn khó để có thể nắm bắt toàn bộ mình sẽ làm gì thời gian sắp tới. Trong khi với công ty lớn, bạn thường thực hiện công việc có sẵn và duy trì nó ở mức ổn định thì với start-up, bạn phải phát triển một sản phẩm nào đó mang tính xu hướng hợp thời và cải tiến. Quy mô công ty cũng là sự khác biệt, trong khi start-up thường có ít hơn 80 người thì các tập đoàn lớn có thể sở hữu khoảng vài ngàn nhân sự.
Nên chọn start-up hay tập đoàn lớn?
Khi làm việc trong start-up, trách nhiệm của bạn sẽ được thay đổi thường xuyên. Trong tầm nửa năm thôi bạn đã có thể thay đổi tác vụ và làm một việc mới hoàn toàn. Đối với công ty lớn, bạn sẽ làm một nhiệm vụ trong suốt nhiều năm cho đến khi cấp trên của bạn nghỉ việc hoặc về hưu thì may ra mới thay đổi. Như vậy, làm ở môi trường start-up sẽ giúp cho chúng ta biết thêm nhiều kiến thức mới, điều mà ở công ty lớn bạn khó có thể tiếp thu. Bởi những nhiệm vụ mới ở công ty đã do một đội ngũ khác đảm nhiệm. Xuất phát từ việc start-up ít nhân viên nên cũng dễ hiểu khi cái gì bạn cũng phải động tay vào!
Video đang HOT
Ở start-up, bạn nhất định phải tự giải quyết vấn đề. Trong công ty bất cứ khi nào có vấn đề phát sinh, nó sẽ được giải quyết bởi nhóm người với bộ kỹ năng cụ thể đó. Bạn mà động vào việc của họ thì sẽ khiến họ khó chịu và tức giận! Ngược lại, trong môi trường start-up, mọi người đánh giá cao việc bạn hăng hái tham gia giải quyết vấn đề. Đối với môi trường start-up, sinh viên cũng được thử nghiệm nhiều hơn. Sếp lẫn đồng nghiệp đều khuyến khích bạn học hỏi thật nhiều kỹ năng ABC XYZ nào đó để trở thành một nhân viên đa năng.
Công ty, tập đoàn lớn là mô hình kinh doanh được lên hệ thống quy củ và bài bản.
Cuối cùng, khi bạn lựa chọn làm việc ở start-up, đồng nghĩa với việc bạn không bị làm việc dưới sự chỉ đạo điều hành quá khắt khe như ở công ty, tập đoàn. Đơn giản thôi, ở tập đoàn họ đã xây dựng cơ cấu chính sách từ rất lâu và phải thực hiện chúng nghiêm chỉnh. Còn start-up thì ngay chính sếp bạn cũng quá bận rộn để kiểm soát và quản lý tất cả mọi thứ. Điều này đặt ra thách thức với bạn là phải nghiêm khắc với chính bản thân mình thì mới có thể phát triển được.
Nếu lựa chọn làm việc cho start-up, con đường sự nghiệp của bạn sẽ thay đổi như thế nào?
Với một nhân viên trong công ty khởi nghiệp, điều cốt lõi mà bạn làm chính là tạo ra sản phẩm và bán nó. Nếu bạn là người muốn tiếp thu thật nhiều tác vụ để học thêm kỹ năng về chúng thì môi trường start-up rất chào đón bạn. Đừng bao giờ ngại ngần về việc “Chắc mình không làm nổi đâu!” mà hãy cứ mạnh dạn để thử. Start-up chính là nơi bạn được thử mà, biết đâu sẽ có ngày một người sáng tạo nội dung lại có thể viết code web?
Ở start-up, bạn sẽ có cơ hội được học hỏi và trải nghiệm ở đa dạng các tác vụ.
Trong mọi doanh nghiệp sẽ tồn tại khái niệm khách hàng, sản phẩm, dữ liệu và thách thức. Bằng cách làm việc tại một công ty khởi nghiệp, bạn sẽ học được cách khiến những mảnh ghép này khớp với nhau và sẵn sàng áp dụng kiến thức đó ở bất cứ đâu. Bất kể những gì bạn đang làm việc hàng ngày, bạn sẽ liên tục tương tác với những người có vai trò chức năng khác, và những kỹ năng này sẽ giúp bạn làm tốt hơn cũng như hiểu rõ hơn về cách thức kinh doanh được xây dựng.
Vậy hỡi các bạn sinh viên trẻ giàu nhiệt huyết và đam mê, bạn chọn start-up hay công ty lớn để phát triển nhỉ?
Theo Helino
Bộ trưởng không được thành lập công ty sau khi vừa nghỉ hưu
Ngay sau khi vừa nghỉ hưu, thôi chức, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang bộ không được thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng. Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.
Trong chương IV (Mục 1) của Nghị định quy định rõ về thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, nghị định nêu rõ thời hạn những đối tượng này không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức.
Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Theo đó, nghị định chia các lĩnh vực thực hiện quy định này thành 4 nhóm tương ứng với 4 thời hạn khác nhau.
Nhóm 1: Gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành, gồm: Công Thương; Giao thông Vận tải; Kế hoạch và Đầu tư; Lao động, Thương binh và xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Xây dựng; Ngân hàng Nhà nước; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tư pháp; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. Thời hạn những người về hưu không được kinh doanh trong lĩnh vực này là 12-24 tháng.
Nhóm 2: Gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, gồm: giáo dục và Đào tạo; khoa học và công nghệ; Văn hoá, thể thao và Du lịch; Y tế; Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ủy ban Dân tộc. Thời hạn những người về hưu không được kinh doanh trong nhóm lĩnh vực này là từ 6-12 tháng.
Nhóm 3: Gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, gồm: Ngoại giao, Quốc phòng và Công an. Bộ trưởng các bộ này ban hành thời hạn không được kinh doanh đối với người thôi giữ chức vụ thuộc lĩnh vực đặc thù.
Nhóm 4: Gồm chương trình, dự án, đề án do người thôi giữ chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt. Bộ trưởng, thủ trường cơ quan ngang bộ quy định cụ thể danh mục các lĩnh vực. Thời hạn những người về hưu không được kinh doanh trong nhóm lĩnh vực này chính là thời gian thực hiện xong chương trình, dự án, đề án.
KÔNG ANH
Theo VTC
Đại biểu Quốc hội : Tăng tuổi nghỉ hưu là đúng đắn, nhưng vì sao vẫn chưa thực hiện bình đẳng giới? Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu là đúng đắn, không chỉ tăng nguồn lực lao động mà còn kéo dài thời gian cho người lao động. Liên quan tới đề xuất tăng tuổi hưu trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các...