1001 chiêu ‘bêu’ xấu, uy hiếp để khủng bố con nợ tín dụng đen
Để đòi tiền, chủ nợ “chế” tin nhắn với hình ảnh con nợ đang cầm giấy chứng minh nhân dân, ghi rõ “đối tượng lừa đảo” gửi cho tất cả số điện thoại trong danh bạ điện thoại, thậm chí cả Zalo, Viber… của con nợ.
Bêu x ấ u con n ợ
Người thân, bạn bè hay bất cứ ai liên quan đến người vay tiền đều nhận được thông điệp trên và hoảng hồn… với số nợ bị thổi phồng lên gấp hàng chục lần. Không ít người đã rơi vào bi kịch khi trót vay tiền trên các app (ứng dụng điện thoại – PV).
Điểm chung của không ít con nợ trót vay tiền của các app là để lấy tiền trả cho app này, họ phải tải app khác về để vay một khoản khác. Đến hạn trả nợ của áp thứ hai, họ tiếp tục đăng ký app thứ ba. Đến khi cả ba app cùng đến hạn thanh toán, không biết xoay xở tiền bằng cách nào, con nợ đành phải… bỏ trốn.
Chia sẻ với PV, anh Huỳnh Minh Ng. (quê tỉnh Vĩnh Long) cho biết anh đang vay tiền của gần 20 app (ứng dụng trên điện thoại -PV). “Do cần tiền làm ăn nên tôi làm thủ tục vay qua các app. Khi đến hạn trả cho app này, tôi tiếp tục tải app khác về và vay tiền của họ để trả cho app trước. Đến lúc gần 20 app này liên tục đòi nợ thì tôi mới hiểu rằng mình đang “đùa với lửa”. Mỗi ngày, có cả trăm cuộc điện thoại “giã” vào máy cầm tay của tôi khiến tôi hoảng hồn”.
Gọi điện là chiêu thức phổ biến nhất hiện nay của các chủ cho vay tiền qua app. Việc con nợ nhận cả trăm cuộc điện thoại/ngày như anh Ng. không phải là chuyện xưa nay hiếm.
Từ những tin nhắn nhẹ nhàng… đến công khai, những lời hăm doạ khiến nạn nhân hoảng hồn.
“Khi đến hạn nhưng chưa thanh toán kịp, các đối tượng chủ nợ hoặc đòi nợ thuê liên tục thúc giục và dùng rất nhiều số điện thoại khác nhau, gọi ép con nợ. Nếu có bức xúc hay có gì thắc mắc, muốn gọi lại cho các thuê bao này cũng không gọi được”, anh Trần Minh T., một người đang vay tiền của một số app ngậm ngùi nói với PV như vậy.
PV đã tìm đến các công ty như Cổ phần Tư vấn Tài chính LGC (quản lý app DoctorDong) tại 27B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1; Công ty TNHH Vietnam Trusting Ai (quản lý app Vdong) ở tầng 2, 8, toà nhà Profomilk 51 – 53 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3; Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Luckysky (quản lý app Ucash) tại 22/26 đường số 3, cư xá Đô Thành, phường 4, quận 3… để tìm hiểu “phương thức hoạt động” của họ cũng như các chiêu trò mà họ đã và đang áp dụng với các con nợ. Điểm chung của các công ty này là văn phòng được bố trí rất cẩn mật, người ngoài rất khó xâm nhập nếu không được sự đồng ý của công ty.
Qua khe cửa hẹp, PV quan sát thấy bên trong các “văn phòng công ty” này có hàng trăm nhân viên, độ tuổi còn rất trẻ. Mỗi người “ôm” 1 chiếc điện thoại, nói liên tục. Trong số đó, có bao nhiêu người đang “truy” con nợ?
Nếu việc đòi nợ qua điện thoại không hiệu quả, các chủ app chuyển sang “tra tấn” kiểu khác, khiến con nợ “đứng ngồi không yên”. Chiêu độc mà các chủ nợ thường dùng là soạn tin nhắn với nội dung con nợ là “đối tượng lừa đảo” và kèm theo ảnh con nợ rồi gửi cho tất cả số điện thoại trong danh bạ của con nợ, kể cả các trang mạng xã hội như Zalo, Viber… để “bêu xấu” con nợ. Chị Nguyễn Thị Thanh V. (ngụ tỉnh Kiên Giang) có vay tiền của một số app khi chưa có tiền trả nợ thì bạn bè, người thân của chị nhận được những tin nhắn với lời lẽ “sỉ nhục” khiến chị vô cùng xấu hổ và uất ức.
Video đang HOT
Cụ thể, tin nhắn ghi rõ: “Đối tượng lừa đảo Nguyễn Thị Thanh V., số điện thoại đã sử dụng ứng dụng vay mượn tiền để vay tiền và đang có dấu hiệu trốn nợ khoản vay có 2.553.000 đồng. Số tiền có nhiều đâu mà trốn nợ, trốn trách nhiệm. Có vay có trả. Đàn bà con gái mặt mũi không đến nỗi nào, 22 tuổi đầu mà đi vay nợ lại trốn nợ, giở đủ mọi thủ đoạn để trốn nợ… Mọi người cẩn thận với con người này nha”…
Để con nợ sợ, xấu hổ mà trả tiền, các chủ nợ còn nói rõ: “Chị V. có thể bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hiện tại, chị V. cần thanh toán ngay số tiền 2.553.000 đồng trong ngày hôm nay. Anh chị nào quen chị V. thì nhắc nhở chị ấy giúp em ạ”.
Tương tự, chị Nh. (ngụ TP.HCM) cũng vay tiền qua app đã bị chụp hình và gửi cho nhiều người trong danh bạ điện thoại. “Nếu như người tên “Chiến Chùa” nhắn tin lịch sự như: “Anh bên Ucash đây, mau mau ra thanh toán. Dân Bình Thạnh phải không?” thì một số đối tượng “côn đồ” hơn khi nhắn: “Con súc vật, giẻ rách nhà mày. Bảo con mẹ mày nghe máy cho tao tâm sự tí”, chị Nh. sợ hãi kể lại.
Ngoài việc “khủng bố” bằng cách “nã điện thoại” cho gia đình, người thân để hù dọa, một trường hợp còn bị ghép ảnh và bêu xấu trên mạng xã hội, đặc biệt là trên Facebook.
“Người nhà, bạn bè của tôi tuy không vay mượn nhưng cũng bị ghép ảnh và bị bêu xấu trên mạng xã hội. Sở dĩ họ có được ảnh là khi tải app về, tôi phải cho họ quyền truy cập vào kho ảnh, định vị, danh bạ…”, một người vay bức xúc cho biết.
Trước hàng trăm cuộc gọi/ngày và với những lời chửi rủa không thương tiếc, nhiều người đã không dám nghe điện thoại, thậm chí phải bỏ sim.
Ph ạ t ti ề n theo ki ể u hù d ọ a
Nếu hành động gửi tin nhắn mà việc đòi nợ vẫn không hiệu quả, các đối tượng thu nợ sẽ “bày trò” bán khoản nợ cho “bên thứ ba”. Nói là “bên thứ ba” nhưng thực chất đây là những “râu ria”, “tay chân” của các công ty chuyên cho vay qua app di động. PV Người Đưa Tin sẽ đề cập kỹ hơn “vai trò” của “bên thứ ba” này ở bài viết sau.
Các công ty này luôn trong tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Khi sang “bên thứ ba”, số tiền sẽ không được tính theo bất cứ một quy định hay mức lãi suất nào mà do bản thân người đòi nợ tự… hét giá. Những con nợ nào “yếu bóng vía” sẽ phải chấp nhận trả số nợ đó. Chị Nh. vay của Ucash (ứng dụng của công ty Luckysky) 4 triệu đồng, đến hạn thanh toán, chị phải trả 5.690.000 đồng. Do trả chậm 28 ngày, chị nhận được thông báo khoản nợ đã biến thành 11 triệu đồng?!
Tương tự, anh Nguyễn Thanh T. cũng cho biết: “Số tiền tôi thực vay của Doctor Dong (thuộc công ty LC) chỉ là 2,5 triệu đồng, do trả trễ nên số tiền đã lên tới 4.650.000 đồng”. “Thế nhưng khi bị “đẩy” qua bên thứ ba thì số tiền của tôi đã lên đến 10 triệu đồng. Sau khi hù dọa, người này thông báo số tiền trên là tiền phạt do chậm trả. Tôi nói bị bệnh phải nhập viện nhưng họ không tin, cho rằng tôi nói láo nên phải phạt”, anh T. nói trong bức xúc.
Một chiêu thức khác mà các đối tượng thu nợ thường dùng là thổi phồng số nợ với gia đình và người thân của con nợ. “Do em chưa có tiền để thanh toán đúng hạn nên bị họ gọi điện về nhà. Thực tế, số tiền em phải trả là hơn 3 triệu nhưng họ lại thông báo với người thân của em là… 40 triệu đồng. Ba bị bệnh tim nên nếu có mệnh hệ gì thì em không biết ăn nói thế nào với gia đình”, anh Trần Minh T. (ngụ quận 9, TP.HCM) cho biết.
Một người trót vay tiền qua app tên là S. cũng cho biết: “Tôi có vay của Idong (ứng dụng của công ty TNHH Thương mại 360 Việt Nam, địa chỉ tại toà nhà CMT, số 299 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) 1 triệu đồng. Đến hẹn trả nhưng tôi chưa có lương nên xin khất. Một mặt, họ bảo tôi nộp phạt, mặt khác, họ nói với bố tôi rằng tôi đang vay nợ xã hội đen 100 triệu và nếu tôi không trả tiền, họ sẵn sàng lấy mạng của tôi bất cứ lúc nào. Nghe vậy, bố tôi đã phải nhập viện cấp cứu”.
Cũng vì nợ tiền mà quán cơm của gia đình chị Bích H. (ngụ tỉnh Đắk Lắk) bị phá tan hoang. “Tháng trước em có vay của Ucash 5 triệu đồng, ngày 4/3, em phải trả là 6.771.000 đồng. Sau khi em chậm trễ 8 ngày, họ gọi điện liên tục chửi em và mẹ em, sau đó, nhắn tin hăm dọa. Ngay cả khi em thanh toán được 5,8 triệu đồng rồi họ vẫn gọi chửi bới và đến phá quán cơm của gia đình. Chưa hết, họ còn đưa hình ảnh ba mẹ em lên mạng và nhắn với mọi người rằng “đẹp đôi quá, gia đình giựt nợ” khiến em hết sức đau lòng”.
Theo tintuc.com
TPHCM chuẩn bị bỏ sổ khám bệnh ra sao?
Việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử được kỳ vọng sẽ giúp quản lý hồ sơ bệnh án của người dân chặt chẽ và giảm thiểu thủ tục hành chính cho cán bộ y tế và người dân.
Từ ngày 1/3, Thông tư 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Các cơ sở y tế có 12 giờ để cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử cho bệnh nhân kể từ khi có y lệnh khám bệnh, chữa bệnh. Trước ngày 31-12-2030, tất cả cơ sở KCB trên toàn quốc phải hoàn thành việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.
Ghi nhận tại TP.HCM, trước khi có quy định về lộ trình áp dụng bệnh án điện tử, một số bệnh viện (BV) đã "đi tắt đón đầu" triển khai bệnh án điện tử và mang lại sự hài lòng cho người dân.
Không phải kè kè sổ khám bệnh
"Bây giờ thì mỗi lần vào BV khám hoặc tái khám, tôi chỉ cần mang thẻ bảo hiểm y tế và chứng minh nhân dân. Khi vào khám thì bác sĩ mở bệnh án điện tử ra, trong đó có hết thông tin ở các lần khám trước nên bác sĩ chỉ hỏi những thông tin mới hoặc điều chỉnh thuốc cho phù hợp, đỡ mất thời gian nhiều. Tôi cảm thấy các BV đều áp dụng bệnh án điện tử và có sự liên thông, đồng bộ thì sẽ rất đỡ phiền hà cho người dân" - chị Nguyễn Thị Kim Dung (32 tuổi, ngụ quận 9) cho biết. chị thường xuyên đi khám và đưa con khám bệnh ở BV quận Thủ Đức (TP.HCM).
Không chờ khi có lộ trình về bệnh án điện tử ra đời, BV quận Thủ Đức được biết đến là BV đầu tiên ở Việt Nam thí điểm sử dụng bệnh án điện tử trong KCB và thực hiện cuốn chiếu từ năm 2008. Từ khi có quy định về bệnh án điện tử, BV cho biết sẽ xin thẩm định không in bệnh án giấy nữa.
BS Trần Nguyễn Ái Thanh, Trưởng khoa Nội tổng quát của BV, cho hay trong thời gian đầu thực hiện, BV gặp rất nhiều khó khăn, các y, bác sĩ, nhân viên khoa thường xuyên phải làm gấp đôi công việc vì triển khai bệnh án giấy và bệnh án điện tử song song. "Việc không lưu được dữ liệu hoặc mất dữ liệu thường xuyên xảy ra. Có nhiều trường hợp khi đã làm xong hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân nhưng ký chữ ký điện tử không sử dụng được, dữ liệu bị mất, nhân viên y tế phải sao chép lại từ bệnh án giấy. Sau khi thực hiện tại một số khoa thành công thì chúng tôi mới lan ra các khoa khác" - BS Thanh chia sẻ.
Bổ sung thêm, ThS Huỳnh Mỹ Thư, Trưởng phòng Quản lý chất lượng của BV, cho biết: "BV luôn có phương án dự phòng là trong trường hợp trục trặc mạng thì BV sẽ chuyển sang phương án thực hiện offline như thế nào và giải quyết cho bệnh nhân ra sao. BV đã diễn tập để đảm bảo nhân viên khi gặp sự cố này có thể biết để xử lý vấn đề".
Người dân đi khám bệnh tại BV quận Thủ Đức, TP.HCM không cần mang theo sổ khám bệnh. Ảnh: HL
Tiến đến bỏ lưu trữ hồ sơ giấy khổng lồ
Bắt đầu triển khai bệnh án điện tử từ năm 2017, BS Âu Thanh Tùng, Trưởng khoa Khám bệnh BV ĐH Y Dược TP.HCM, cho hay việc áp dụng bệnh án điện tử giúp bác sĩ gần như dành hết thời gian để khám bệnh và tư vấn cho bệnh nhân. Tại BV, tất cả việc liên quan đến hành chính như chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ nhập liệu lên bệnh án điện tử đều do nhân viên hành chính làm.
Ngoài ra, BV cũng xây dựng bệnh án điện tử có các tiện ích cho phép cảnh báo các trường hợp dị ứng thuốc, tương tác thuốc, phụ nữ có thai, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chủ động liên kết thông tin người bệnh đến tổng kết xuất viện trong bệnh án, liên kết các thông tin tường trình phẫu thuật, tìm kiếm kết quả xét nghiệm dễ dàng... "Bệnh án điện tử tại BV là phần mềm giúp việc hiệu quả khi hỗ trợ bác sĩ kê toa, nhận biết các thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế cho bệnh nhân, tương tác các loại thuốc như thế nào vì mỗi bác sĩ chỉ học và nhớ số lượng thuốc, tương tác thuốc có hạn trong khi tương tác thuốc rất nhiều. Sau đó, tất cả y lệnh, thuốc men sẽ đi thẳng vào hệ thống và đưa xuống bộ phận dược, bộ phận này soạn ra và phát lên không cần qua trung gian như trước kia" - BS Tùng cho hay.
Tại BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM), BS Nguyễn Ánh Tuyết, Phó Giám đốc BV, cho hay trước đó, để chuẩn bị cho bệnh án điện tử, BV đã tiến hành quản lý và lưu trữ hầu như toàn bộ thông tin điều trị của bệnh nhân trên hệ thống phần mềm của BV. Ngoài ra, tại BV đã triển khai hệ thống lưu trữ truyền tải hình ảnh y khoa, xét nghiệm thay cho việc in phim là điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện bệnh án điện tử. BV sẽ tiếp tục nâng cấp phần mềm, bổ sung hoàn chỉnh bệnh án điện tử. Tuy nhiên, BS Tuyết cũng cho hay hiện mỗi đơn vị tự mày mò, liên hệ các đơn vị cung cấp viết phần mềm bệnh án điện tử nên gặp nhiều khó khăn. BS Tuyết mong muốn trong lộ trình xây dựng bệnh án điện tử cần có đầu tư xây dựng hệ thống bệnh án điện tử chung toàn TP, giúp kết nối dữ liệu giữa các cơ sở y tế, giúp bệnh nhân ở đâu cũng có thể tra cứu được thông tin bệnh án của mình.
Đánh giá về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho hay lộ trình là cơ sở pháp lý thuận lợi cho các BV triển khai bệnh án điện tử. Đây cũng là động lực thúc đẩy các BV sớm hoàn thành lộ trình.
66 trạm y tế xã chưa thể bỏ sổ khám bệnh giấy
Hiện nay có 66 cơ sở y tế chưa thể bỏ sổ khám bệnh bằng giấy, trong đó là những xã chưa có điện. Việc liên thông dữ liệu giữa các cơ sở y tế trong cả nước cũng chưa được thực hiện vì các đơn vị đang sử dụng phần mềm riêng. Trong khi đó, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) vẫn đang trong quá trình làm một phần mềm để thống nhất trên toàn quốc.
Còn nhiều vấn đề cần thống nhất để liên thông
Việc lưu trữ hồ sơ giấy gặp nhiều khó khăn khi quy định mới lưu trữ hồ sơ 15-20 năm thì số lượng hồ sơ giấy lưu trữ sẽ rất khổng lồ, lục tìm rất mất thời gian. Việc thực hiện bệnh án điện tử trước mắt được thực hiện tại mỗi BV, còn tính đến chuyện liên thông thì sẽ còn nhiều vấn đề cần thống nhất.
PGS-TS TĂNG CHÍ THƯỢNG, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM
Theo Dân trí
Thanh niên Việt "xăm chứng minh thư vào tay cho đỡ bị hỏi thăm nhiều" lên báo Anh Mới đây, cộng đồng mạng đã xôn xao chia sẻ bức ảnh nam thanh niên xăm hình chứng minh nhân dân lên tay. Chỉ sau một thời gian ngắn được đăng tải, hình ảnh này đã thu về vô số ý kiến trái chiều. Đây là hình xăm đang khiến cộng đồng mạng xôn xao bàn tán "Chuyện là thằng bạn mình cư...