100.000 tỷ đồng sắp được tung vào bất động sản?
Một gói tín dụng lên tới 100.000 tỷ đồng tập trung chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng và phát triển nhà ở cho người có thu nhập trung bình đang được xem xét.
Gói 30.000 tỷ giải ngân ì ạch, gói 100.000 lại sắp được rót vào BĐS?
Thông tin trên được TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, cho biết tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2014: Vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp” tổ chức ngày 21/2.
Ông Nghĩa cho biết, thúc đẩy hồi phục thị trường bất động sản là một trong 3 nhiệm vụ then chốt được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt trong quý I/2014. Vì vậy, giải pháp mới đang được bàn thảo và Ngân hàng Nhà nước đang tập trung chỉ đạo là 4 ngân hàng quốc doanh sẽ liên kết với Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (Buildbank) thành lập một gói tín dụng có thể lên tới trên dưới 100.000 tỷ đồng.
Gói tín dụng này tập chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng và phát triển nhà ở cho người có thu nhập trung bình. Nhà ở không nhất thiết phải là căn hộ mới và đối tượng được hưởng gói tín dụng này được mở rộng ra so với gói 30.000 tỷ đồng, ông Nghĩa cho biết thêm.
TS Lê Xuân Nghĩa cũng chia sẻ thêm, Builibank sẽ đứng ra làm đầu mối với tư cách ngân hàng của người mua, còn 4 ngân hàng thương mại quốc doanh đứng ra tài trợ với tư cách ngân hàng của người bán. Ngân hàng Nhà nước đã họp với 5 ngân hàng này và một đơn vị được chỉ định đứng ra tổ chức mạng lưới cung ứng vật liệu xây dựng toàn quốc để thực hiện chương trình này.
Ông Nghĩa cho biết, hiện Chính phủ cũng đang chỉ đạo Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước sửa đổi lại một số quy định của gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản, đã được triển khai từ tháng 6/2013.
Sau 8 tháng triển khai, số liệu mới nhất từ ngân hàng Nhà nước cho thấy, số tiền giải ngân của gói 30.000 tỷ đồng mới đạt 3,6%. Theo các chuyên gia, sở dĩ việc giải ngân gặp khó khăn do không có nguồn cung nhà ở xã hội cho thị trường, vướng mắc trong pháp luật hiện hành liên quan tới mua bán nhà hình thành trong tương lai, thu nhập của “người thu nhập thấp” không đảm bảo khác năng trả nợ, thời gian cho vay chưa đủ dài…
Video đang HOT
Để khắc phục những hạn chế này, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết, quy định mới có thể được thay đổi theo hướng bỏ tên “nhà ở xã hội” để mở rộng nguồn cung cho thị trường; Thời hạn cho vay có thể kéo dài lên 15 năm thay vì tối đa 10 năm như quy định hiện nay; Lãi suất có thể giảm mạnh hơn thay vì mức 5%/năm.
Cơ chế xác nhận “đã có nhà ở” có thể được sửa thành thành xác nhận nơi sống (nơi cư trú). Trên thực tế, nhiều địa phương không xác nhận cho người mua nhà “chưa có nhà ở”, “nhà ở chưa đến 8m2/người” mà chỉ xác nhận chung chung như “chưa có nhà tại địa phương” nên không đủ điều kiện vì chưa nhà ở địa phương này không xác định được có nhà ở địa phương khác hay không.
Cho phép vận dụng linh hoạt dựa trên giá bán là chính chứ không phải diện tích căn hộ, căn hộ được xem xét cho vay không nhất định phải là giá thấp. Tuy vậy, chi tiết sửa đổi như thế nào còn phải chờ Chính phủ thông qua, ông Nghĩa cho biết.
Theo Dantri
Thủ tướng: Đã xử lý 52 lãnh đạo do tham nhũng
Trong 3 năm, qua thanh tra đã phát hiện 319 vụ việc với 517 cá nhân có hành vi liên quan đến tham nhũng; chuyển cơ quan điều ra 111 vụ và 235 cá nhân; xử lý trách nhiệm 52 người đứng đầu.
Quang cảnh tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF).
Tham gia phát biểu tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) diễn ra sáng nay (5/12), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho hay, giai đoạn 2011-2013, công tác này đã được đẩy mạnh với nhiều kinh nghiệm qua tổng kết thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và công khai kết quả xử lý các vụ việc tham nhũng.
Trong 3 năm, qua thanh tra đã phát hiện 319 vụ việc với 517 cá nhân có hành vi liên quan đến tham nhũng. Cụ thể, kiến nghị thu hồi 485,5 tỷ đồng và đã thu được 139 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 17 tập thể và 218 cá nhân. Đã chuyển cơ quan điều ra 111 vụ và 235 cá nhân; xử lý trách nhiệm 52 người đứng đầu.
Bước sang năm 2014-2015, Thủ tướng tuyên bố sẽ thực hiện nghiêm pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đồng thời, đề cao tính minh bạch, công khai, trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ và trách nhiệm của người đứng đầu. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng. Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý phù hợp tại cơ sở, hạn chế phát sinh khiếu nại vượt cấp...
Năm 2014-2015 xử lý 100.000 - 150.000 tỷ đồng nợ xấu
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng cho biết, trong giai đoạn từ 2011-2013, Việt Nam đã thực hiện tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém.
Cụ thể, trong năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013, đã giảm 5 tổ chức tín dụng thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể; rút giấy phép 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bên cạnh việc cổ phần hóa 4 ngân hàng thương mại nhà nước.
Giai đoạn này, Việt Nam cũng đã kiềm chế được gia tăng nợ xấu, dự kiến đến hết năm 2013, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) xử xý được 30.000-35.000 tỷ đồng nợ xấu.
Theo cập nhật đến hết 8 tháng đầu năm, tốc độ tăng nợ xấu bình quân của cả nước ở mức 2,52%/tháng, đã giảm đáng kể so với tốc độ tăng bình quân 3,91%/tháng của cùng kỳ năm 2012.
Thủ tướng cho biết, trong năm 2014-2015, Việt Nam sẽ thực hiện tái cơ cấu toàn diện các TCTD, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, tiếp tục cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Song song với là tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, bảo đảm an toàn hệ thống. Đặc biệt là, sẽ xử lý có hiệu quả tình trạng sở hữu chéo, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty VAMC, năm 2014 xử lý 100.000-150.000 tỷ đồng nợ xấu.
Sẽ bán tiếp cổ phần của 4/5 NHTM đã cổ phần hóa
Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Thủ tướng cho biết, vừa qua, Chính phủ đã tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và cung ứng các dịch vụ công thiết yếu.
Tới nay, Chính phủ, các Bộ, địa phương đã phê duyệt các đề án tái cơ cấu của 68 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (trong đó, Thủ tướng phê duyệt 19/21 đề án).
Ngoài ra, đã dừng thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế đối với 2 tập đoàn trong ngành xây dựng, chuyển đổi Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thành Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy.
Qua đó, hiệu quả hoạt động của DNNN có bước được cải thiện. Theo thông tin được Thủ tướng cập nhật, đã có khoảng 80% DNNN hoạt động có lãi. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2010 và 2011 đều đạt trên 18%, năm 2012 đạt 17,4%. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu dưới 2 lần, nằm trong giới hạn cho phép. Khối DNNN cũng đã đóng góp trên 33% cho GDP.
Với việc đẩy mạnh cổ phần hóa, số lượng DNNN đã được thu hẹp lại từ con số 12.000 đơn vị thời điểm đầu những năm 1990, đến nay chỉ còn hơn 1.000 doanh nghiệp (không kể 249 nông lâm trường quốc doanh).
Có một điểm đáng chú ý là, theo khẳng định của Thủ tướng, sắp tới, việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành sẽ được thực hiện theo nguyên tắc thị trường, đồng thời nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả kinh doanh.
Đến 2014-2015, chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính; thực hiện cổ phần hóa khoảng 500 DNNN, trong đó cổ phần hóa 1/8 tập đoàn kinh tế, 5/10 tổng công ty 91 và hầu hết tổng công ty 90 (trong tổng cộng 87 tổng công ty) và bán tiếp cổ phần 4/5 ngân hàng thương mại đã cổ phần hóa, tạo đà cho việc hoàn thành cổ phần hóa vào 2020.
Bích Diệp
Theo Dantri
Cha con "người rừng" đón nhà mới Chiều ngày 19/11, UBND huyện Tây Trà và đơn vị tài trợ đã tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho hai cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang (xã Trà Phong, Tây Trà). Cha con "người rừng" được sở hữu căn nhà mới trị giá 127 triệu đồng. Nhà tình nghĩa được xây dựng theo thiết kế kiên cố,...