100.000 “công chức cắp ô” sắp ra khỏi biên chế
Bộ Nội vụ sẽ đề xuất Chính phủ thực hiện tinh giản biên chế khoảng 100.000 người.
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Theo đó, sẽ có 5 trường hợp nằm trong diện xét tinh giản biên chế sắp tới của Chính phủ, gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hợp đồng không xác định thời hạn dôi dư do sắp xếp lại, chưa đạt trình độ theo tiêu chuẩn, có chuyên môn đào tạo không phù hợp với ngành nghề, có năng lực hạn chế, có 2 năm liên tiếp có số ngày nghỉ ốm trên 60 ngày.
Cán bộ cấp xã nghỉ việc do thực hiện chế độ kiêm nhiệm một số chức danh theo quyết định của cấp trên, không thể bố trí được công tác khác.
Đáng chú ý, theo dự thảo nghị định, tổng giám đốc cũng có thể mất việc. Cụ thể, dự thảo nghị định đối tượng xét tinh giản biên chế gồm: Thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc và các vị trí lãnh đạo của các công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, nay cổ phần hoá hoặc giao, bán, giải thể, phá sản…
Sẽ có 5 trường hợp nằm trong diện xét tinh giản biên chế sắp tới của Chính phủ (Ảnh minh họa)
Đối tượng tiếp theo là người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước, nay doanh nghiệp đó không còn phần vốn nhà nước nhưng không bố trí được vào vị trí công tác mới.
Video đang HOT
Đối tượng cuối cùng là những cán bộ, công chức được luân chuyển sang giữ các chức danh chủ chốt, được tuyển dụng hoặc được điều động thuộc biên chế được giao trong các hội có tính chất đặc thù, nay thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại hoặc không đáp ứng yêu cầu chuyên môn…
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, số cán bộ, công chức trong diện biên chế hưởng lương ngân sách nhà nước năm 2012 gần 400 nghìn người, chưa bao gồm Bộ Quốc phòng và Công an. Ngoài ra còn khoảng 257 nghìn biên chế cấp xã. Trong năm 2013 số lượng biên chế không tăng và Bộ dự kiến sẽ đề xuất Chính phủ giảm khoảng 15 – 20% số biên chế hiện tại.
Kế hoạch từ nay đến 2020, Bộ sẽ đề xuất Chính phủ thực hiện tinh giản biên chế khoảng 100 nghìn người. Trong đó khoảng 80% giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc.
Theo Dương Tùng (Khampha.vn)
30% công chức cắp ô: Bộ trưởng Nội vụ phân trần
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, con số 30% cán bộ công chức, viên chức không làm được việc là phản ánh của dư luận. Nhưng Bộ trưởng cũng xác định đó là phản ánh, kiến nghị, đòi hỏi, mong muốn cần phải có đổi mới cải cách công vụ công chức nhiều
Ngày 19/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Các đại biểu QH gửi đến Bộ trưởng Nội vụ câu hỏi đề cập đến hàng loạt bất cập trong vấn đề công chức, viên chức hiện nay.
ĐB Danh Út (tỉnh Kiên Giang) hỏi: "Có khoảng 30% cán bộ công chức, viên chức không làm được việc. Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó và hướng giải quyết thế nào tình trạng này?"
ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) hỏi: "Cử tri cho rằng 30% cán bộ công chức không làm được việc, tức là gần 700 nghìn cán bộ công chức, số chi hàng năm gần 17 nghìn tỷ đồng. Theo Bộ trưởng nếu không phải con số 30% thì bao nhiều?"
"Bộ trưởng đánh giá gì về chạy chức chạy quyền, chạy chỉ tiểu biên chế trong công tác cán bộ? Có tham nhũng trong đội ngũ cán bộ đang làm công tác tổ chức cán bộ không? Có thuốc chữa không? Chữa như thế nào, bao giờ khỏi?"
ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cũng nêu loạt câu hỏi: "Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, có hơn 30% cán bộ công chức không làm được việc. Thực hư câu chuyện đó thế nào? Bộ trưởng có thấy điều này bất hợp lý hay không? Tại sao để kéo dài đến vậy? Trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu và làm gì để giải quyết trình trạng nêu trên?"
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình
Giải đáp những ý kiến trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nói rằng, dư luận phản ánh đang có 30% cán bộ công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. Theo Bộ trưởng, đây chỉ là phản ánh của dư luận mà Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại.
Nhưng Bộ trưởng cũng xác định đó là phản ảnh, kiến nghị, đòi hỏi, mong muốn cần phải có đổi mới cải cách công vụ công chức nhiều hơn. Muốn dành được tiếng nói chung phải có các biện pháp mang tính chất tương đối, toàn diện để tổ chức thực hiện, có thể tìm được tiếng nói chung...
Theo Bộ trưởng, một số giải pháp sẽ được thực hiện tới đây là hoàn thiện tổ chức, tinh gọn bộ máy; tập trung mô tả công việc, xác định giải quyết việc làm trong từng cơ quan tổ chức đơn vị trên cơ sở đó đánh giá số công chức làm việc trong các đơn vị hành chính. Đồng thời phải bổ sung hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với đội ngũ công, viên chức...
Trả lời câu hỏi của ĐB Chu Sơn Hà về con số chính xác bao nhiêu phần trăm công chức không làm được việc, Bộ trưởng cho biết: "Bây giờ nói con số bao nhiêu thì không có cơ sở. Nếu có giải pháp tương đối toàn diện như đã nói trên, đến một thời điểm nhất định tạo được tiếng nói chung giữa tỷ lệ này (?)".
Trả lời câu hỏi: Có tham nhũng trong công tác cán bộ không? Bộ trưởng cho biết, cá nhân ông và Bộ Nội vụ cũng quan tâm vấn đề này.
Ngay sau đó, thay vì trả lời "có - không", Bộ trưởng dẫn ra hàng loạt văn bản: "Chúng tôi đọc kỹ báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 10 trình ra trước Đại hội Đại biểu toàn quốc lần 11 của Đảng nói về thực trạng đội ngũ cán bộ công chức; nghiên cứu kỹ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần 11 liên quan đến công chức viên chức; đặc biệt sau Đại hội 11 có Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 có đánh giá đội ngũ cán bộ công chức viên chức, trong đó có tham nhũng, tiêu cực... Chúng tôi cho đây là quan điểm, tư tưởng gối đầu của cơ quan làm công tác tổ chức của Bộ Nôi vụ. Những nội dung ĐB nêu ra, các văn kiện trên nói khá kỹ và rõ".
ĐB Chu Sơn Hà chưa đồng tình với cách trả lời chung chung của Bộ trưởng và chất vấn lại, hỏi rõ "có hay không chạy chức chạy quyền và tham nhũng trong đội ngũ cán bộ đang làm công tác tổ chức cán bộ?".
ĐB Chu Sơn Hà ví dụ: Như Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư nói "có chạy dự án, nhưng đến giờ chúng tôi chưa phát hiện. Tôi nghĩ phải dũng cảm như thế! Đó là nguyên nhân, gốc của việc phòng chống tham nhũng, chọn được cán bộ tốt thì sẽ không tham nhũng.
Tuy nhiên, khi trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình lại một lần nữa không khẳng định có hay không có nạn chạy chức, chạy quyền và tham nhũng trong tổ chức cán bộ. Bộ trưởng nói: "Do đây là lĩnh vực nhạy cảm, tế nhị, chúng tôi nghiên cứu kỹ các văn kiện Đại hội 11...", Bộ trưởng dẫn lại văn kiện của Ban chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu Toàn quốc khóa XI có nêu "đánh giá cán bộ là khâu yếu, tình trạng chạy chức chạy quyền, một số cái chạy... chưa khắc phục".
Bộ trưởng nói đó là tài liệu "gối đầu nằm" để nghiên cứu, đề ra các biện pháp khắc phục. Dưới hội trường, ĐB Chu Sơn Hà và các ĐB khác bật cười.
Theo Khampha
Loại 1/3 công chức: Lấy ai làm? Lãnh đạo Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ) đã ví nền hành chính như một cỗ máy đang hoạt động, nếu bị cắt mất 30% thì thử hỏi có hoạt động được hay không? Bàn về con số 30% cán bộ công chức "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về", nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là con...