10.000 vụ bắt giữ, cảnh sát Mỹ bị tố ‘gài bẫy’ người biểu tình
Hơn 10.000 người đã bị cảnh sát bắt trên khắp nước Mỹ, và hơi cay cùng đạn cao su được sử dụng thường xuyên. Cảnh sát nhiều nơi bị cáo buộc gài bẫy để bắt giữ người biểu tình.
Theo Guardian, kể từ khi George Floyd thiệt mạng dưới tay cảnh sát ở Minneapolis hôm 25/5, làn sóng biểu tình phản đối đã diễn ra ở 140 thành phố trên khắp 50 bang của Mỹ.
Hơn 10.000 người đã bị bắt giữ trong đợt bất ổn dân sự này, và cảnh sát thường xuyên sử dụng hơi cay, đạn cao su và dùi cui đối với người biểu tình, phóng viên và thậm chí cả người đứng xem. Một số thành phố lớn ở Mỹ đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm trong nỗ lực kiềm chế bạo lực và cướp phá.
Jarah Gibson bị bắt khi tuần hành ôn hoà ở Atlanta, bang Georgia hôm 1/6.
“Cảnh sát xuất hiện từ đầu và tháp tùng chúng tôi trong toàn bộ cuộc tuần hành”, cô Gibson chia sẻ.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại Philadelphia hôm 30/5. Ảnh: AP.
Vào lúc 19h30, khi sắp tới thời gian giới nghiêm (bắt đầu từ 21h ở Atlanta), cảnh sát bắt đầu quây những người biểu tình lại. Mặc dù nhiều người đã rời đi, Gibson đã cố gắng dùng điện thoại quay cảnh một người đi xe đạp bị xe cảnh sát đâm và sau đó người này bị bắt giữ. Sau đó cô Gibson cũng bị bắt với cáo buộc “từ chối hợp tác khi được yêu cầu rời đi”.
“Cảnh sát khiến mọi thứ bắt đầu và giờ đây thì họ hình sự hoá chúng tôi. Bây giờ tôi đã được chụp ảnh, lấy dấu vân tay và dấu mắt. Tôi là tội phạm vì một vụ bắt giữ bất hợp pháp. Tôi chỉ muốn được lắng nghe và được cảnh sát tôn trọng như một con người”, cô Gibson nói.
Video đang HOT
Một người biểu tình ở Los Angeles, bang California chia sẻ về việc khi cô đang trở về căn hộ của mình trước giờ giới nghiêm thì cảnh sát quây người biểu tình lại và chặn các lối thoát.
“Tôi bị bắt cách căn hộ của mình chỉ 2 dãy phố, trong khi đồng hồ mới điểm 18h”, cô chia sẻ và nói thêm rằng khi việc bắt giữ xảy ra, mọi người ngoài cuộc đều phản đối từ ban công các toà nhà, trong khi cảnh sát nhắm đạn cao su, vòi rồng và hơi cay về phía họ.
“Cảnh sát gài bẫy để bắt giữ chúng tôi. Họ đóng cửa các tuyến phố buộc chúng tôi phải đi lên cầu Margaret Hunt Hill. Khi chúng tôi đang ở trên cầu, cảnh sát chặn 2 đầu”, một người biểu tình ở Dallas, Texas, chia sẻ.
8 phút 46 giây - người Mỹ tái hiện thời gian cuối đời của George Floyd
Tất cả phong trào biểu tình đều có khẩu hiệu. Phong trào biểu tình cái chết của George Floyd cũng vậy. Những người biểu tình đã dùng con số 8:46 để thể hiện sự phẫn nộ của họ.
Tám phút và 46 giây là khoảng thời gian mà George Floyd, một người đàn ông da đen 46 tuổi, bị ghì xuống đất dưới đầu gối của một cảnh sát da trắng rồi tử vong ở Minneapolis vào ngày 25/5, theo các công tố viên. Từ đó, các cuộc biểu tình phản đối bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc đã nổ ra khắp nước Mỹ.
Những người biểu tình, chính trị gia và những người phản đối đã dùng 8 phút 46 giây im lặng như một cách để tôn vinh Floyd, và bày tỏ sự giận dữ với cảnh sát. Trong ảnh là người biểu tình nằm trên đường phố ngày 1/6 tại Atlanta để mô phỏng lại cái chết của ông Floyd.
Ở Boston và Tacoma, những người biểu tình trong tuần này đã nằm xuống đường phố trong 8 phút 46 giây. Trong ảnh là những thành viên của cộng đồng LGBTQ tham gia phong trào Black Lives Matter bằng cách nằm tại một ngã tư ở Tây Hollywood, California ngày 3/6.
Một người dẫn đầu đoàn biểu tình dùng loa kêu gọi trong khi những người còn lại khi họ nằm úp mặt trên đường và chặn xe cộ tại ngã tư ở Tacoma, bang Washington trong 8 phút 46 giây vào 1/6 để phản đối bạo lực cảnh sát và cái chết của George Floyd.
Anh Devion Coleman tham gia cùng các thành viên của cộng đồng LGBTQ và người biểu tình của phong trào Black Lives Matter bằng cách nằm trên mặt đường với hai tay để sau lưng ở Tây Hollywood, California nhằm mô tả lại cái chết của George Floyd khi bị cảnh sát bắt.
Tại Washington, các thượng nghị sĩ Dân chủ hôm 4/6 đã tập trung tại Hội trường Emancipation ở Điện Capitol. Một số người đứng, một số người lại quỳ trên sàn đá cẩm thạch trong gần chín phút để tưởng niệm George Floyd.
Những người đến dự buổi lễ tưởng niệm Floyd ở Minneapolis hôm 4/6 cũng đã đứng im lặng trong 8 phút 46 giây "nghĩ về những thứ Floyd phải trải qua trong thời gian đó trong khi cầu xin được sống" như linh mục Al Sharpton yêu cầu.
Việc tưởng niệm trong 8 phút 46 giây giúp biến một thứ trừu tượng thành hiện thực, ông Monica Cannon-Grant, người sáng lập tổ chức Violence in Boston, tổ chức đã sắp xếp một cuộc biểu tình hôm 2/6 mà trong đó người tham gia mặc niệm trong 8 phút 46 giây, nói. "Bạn sẽ phát hiện ra đó là khoảng thời gian rất dài mà một người có thể đè lên gáy bạn", ông Cannon-Grant nói.
Sức mạnh của con số nằm ở tính cụ thể của nó. Trong một cáo trạng hình sự buộc tội sĩ quan Derek Chauvin, các công tố viên nói rằng họ biết chính xác Floyd đã bị đè xuống đất bao lâu.
"Các bị cáo đã quỳ gối trên cổ ông Floyd trong tổng cộng 8 phút và 46 giây. Hai phút và 53 giây trong khoảng thời gian này là sau khi ông Floyd không còn cử động", cáo trạng kết luận. "Cảnh sát đã được đào tạo rằng loại phương pháp khống chế đối tượng ở tư thế dễ bị tổn thương này vốn rất nguy hiểm".
"Bảy phút là thời gian dài để quỳ lên cổ ai đó cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa", Jared Fishman, cựu công tố viên dân quyền liên bang cho biết. Ông Fishman cũng nói rằng đó là một chi tiết luật sư bào chữa sẽ xem xét kỹ lưỡng tại tòa án. Với những người dùng con số này như một biện pháp hòa bình kêu gọi sự thay đổi, thời gian chính xác mà Floyd bị đè xuống không phải là điều đáng tranh cãi. "Chuyện này đáng lẽ không xảy ra ngay từ đầu", ông Cannon-Grant nói.
Chủ cửa hàng hối hận vì báo cảnh sát việc George Floyd dùng tiền giả Chủ cửa hàng ở thành phố Minneapolis, nơi báo cảnh sát việc George Floyd dùng tiền giả, cho biết họ sẽ không gọi cảnh sát trong những trường hợp tương tự nữa. "Cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ cộng đồng của họ. Nhưng thay vào đó, những gì chúng tôi thấy nhiều lần là cảnh sát lạm quyền và...