10.000 người Ấn Độ sắp chết đói ở Ảrập Xêút
Chính phủ Ấn Độ hôm qua thông báo sẽ cử một bộ trưởng sang Ảrập Xêút để đưa hơn 10.000 công nhân Ấn Độ đang gặp khủng hoảng lương thực về nước, vì những người này đang lâm vào cảnh không có tiền mua thực phẩm.
Hơn 10.000 lao động Ấn Độ đang chịu đói vì mất việc, không được trả lương. Ảnh: NDTV.
Giá dầu thấp khiến chính phủ Ảrập Xêút phải cắt giảm mạnh chi tiêu kể từ năm ngoái, tạo nên áp lực lớn đối với nguồn tài chính của các công ty xây dựng đang sống dựa vào hợp đồng với nhà nước. Hậu quả là một số công ty không đủ tiền trả lương các lao động nước ngoài và đã sa thải hàng chục nghìn người, trong đó nhiều người không còn tiền mua thực phẩm, chứ chưa nói đến tiền mua vé về nước.
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj hôm 30/7 cho biết, hơn 10.000 người Ấn Độ ở Ảrập Xêút và Kuwait đang đối mặt tình trạng “khủng hoảng lương thực” vì khó khăn kinh tế. Bà kêu gọi khoảng 3 triệu người Ấn Độ đang ở Ảrập Xêút giúp đỡ những đồng hương khó khăn. “Một lượng lớn người Ấn Độ đã mất việc ở Ảrập Xêút và Kuwait. Chủ lao động không trả lương, đóng cửa nhà máy”, bà Swaraj viết trên Twitter.
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ VK Singh tuần sau cũng sang Ảrập Xêút để xử lý tình hình. Bà Swaraj cho biết, chính phủ Ấn Độ đang giám sát tình hình từng giờ. “Tình hình ở Kuwait có thể quản lý được, nhưng ở Ảrập Xêút tệ hại hơn nhiều”, bà Swaraj nhận định. Bà cho biết, bà viết những điều này là để phản hồi thông điệp của một người đàn ông viết trên Twitter rằng, hơn 800 người Ấn Độ thất nghiệp đang phải nhịn đói suốt ba ngày qua ở thành phố Jeddah của Ảrập Xêút.
Video đang HOT
Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Jeddah hôm 30/7 cho biết trên trang Twitter chính thức rằng, họ đã phân phát hơn 15.000kg lương thực trong 3 ngày qua cho những người Ấn Độ gặp khó khăn. Người đàn ông đăng thông tin về tình hình lao động Ấn Độ ở Jeddah cũng đăng ảnh những người Ấn Độ xếp hàng chờ được phân phát thực phẩm.
Một thành viên của cộng đồng Ấn Độ ở Ảrập Xêút tham gia phân phát thực phẩm cho biết, có ít nhất 7 trạm phát thực phẩm trên khắp Jeddah. Khoảng 3.000 lao động Ấn Độ đã nhận được thực phẩm cứu trợ trong ngày 30/7. Những người này là lao động bị sa thải của Saudi Oger – công ty xây dựng hàng đầu ở Ảrập Xêút.
Sa thải công nhân, không trả lương
Trong khi đó, hàng trăm lao động nước ngoài làm việc cho công ty xây dựng Saudi Oger cuối tuần qua xuống đường phản đối chủ lao động vì họ không được trả lương suốt 7 tháng trời, báo Arab News đưa tin. Họ đã bị cảnh sát giải tán vì gây ách tắc giao thông. Saudi Oger không phản hồi đề nghị bình luận, Reuters đưa tin.
Một nhân viên cộng đồng Ấn Độ cho biết, ngành công nghiệp xây dựng ở Ảrập Xêút gặp khó khăn do giá dầu thô toàn cầu sụt giảm. Nhưng không chỉ Ảrập Xêút, tình hình ở tất cả các quốc gia vùng vịnh khác cũng tương tự, India Times đưa tin. Chính phủ Ảrập Xêút cho biết, họ sẽ điều tra bất kỳ phàn nàn nào về các công ty không trả lương, và nếu cần thiết, sẽ phạt hành chính hoặc áp các biện pháp trừng phạt khác đối với những công ty này.
Tổng sản phẩm quốc nội của Ảrập Xêút tăng 5%/năm trong giai đoạn 2005-2015, nhưng có thể giảm xuống dưới 2% trong năm nay, báo chí địa phương đưa tin. Những công ty như Saad hay tập đoàn Binladin đã sa thải ít nhất 50.000 công nhân trong năm qua, trong khi nhiều công ty xây dựng và dầu mỏ cũng đang làm tương tự đối với công nhân của họ mà không hứa khi nào sẽ trả lương.
Gần 3 triệu người Ấn Độ đang sinh sống, làm việc ở Ảrập Xêút, tạo thành cộng đồng người mang hộ chiếu Ấn Độ lớn nhất ở bên ngoài nước này. Năm 2015, lao động Ấn Độ ở Ảrập Xêút gửi về nước khoảng 10,1 tỷ USD.
Theo Tiền Phong
Venezuela sắp lạm phát tới 1.700%
Lạm phát của Venezuela được dự báo sẽ chạm mốc 480% trong năm nay và năm 2017 sẽ lên tới 1.640%, theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Dù hầu hết nền kinh tế phát triển đang chật vật đẩy cao lạm phát, không nước nào muốn rơi vào tình cảnh của Venezuela: lạm phát giá tiêu dùng được dự báo đạt 480% năm nay, lên 1.640% năm sau.
Thiếu thuốc men đồng nghĩa với số người bệnh và trẻ sơ sinh thiệt mạng vì không được điều trị tử tế tăng lên. Ở Venezuela người ta cũng bắt gặp cảnh binh lính canh gác những kệ hàng tạp hóa dù chúng trống trơn.
Khi Caracas kéo dài tình trạng khẩn cấp kinh tế, không lạ gì chuyện nhiều chuyên gia cho rằng nước này sẽ sớm cần gói cứu trợ từ IMF.
Tuy vậy, Venezuela, nước có chính quyền cắt đứt quan hê với IMF gần một thập niên trước dưới thời ông Hugo Chavez, vẫn chưa cố gắng nối lại quan hệ với tổ chức cho vay khẩn cấp của thế giới.
"Không có sự thay đổi trong mối quan hệ của Venezuela với quỹ", người phát ngôn IMF Gerry Rice cho hay. Trong khi IMF thúc giục Caracas tái thiết mối quan hệ, "giới chức Venezuela vẫn chưa liên lạc với chúng tôi", phát ngôn viên trên nói thêm.
Đang cố gắng tận dụng mối quan hệ chính trị căng thẳng giữa một số nước châu Phi và Mỹ Latinh với các định chế phương Tây (như IMF), trong thời gian gần đây Mỹ đã cung cấp cho Venezuela và một số nước xuất khẩu hàng hóa thô khác những khoản vay giá rẻ để vực dậy nền kinh tế. Năm ngoái, Venezuela nhận được 10 tỷ USD.
Mặc dù những khoản vay này có thể giúp Venezuela sống sót, các chuyên gia kinh tế đều cảnh báo rằng Venezuela không nên dùng đó làm lý do để trì hoãn những cải cách sâu rộng để có thể sửa chữa nền kinh tế đang èo uột
IMF nhiều lần dự báo ảm đạm về kinh tế Venezuela, lần lượt trong các báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 10.2015 và Triển vọng kinh tế thế giới tháng 4.2016.
Theo Tổ Quốc
Triều Tiên giảm khẩu phần ăn toàn dân Chính quyền Triều Tiên đã giảm phần ăn tối thiểu cung cấp cho người dân thông qua hệ thống phân phát công xuống còn 360 gram/người/ngày. Khẩu phần tiêu chuẩn của thế giới là 600 gram. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và vợ tại nhà ga sân bay quốc tế mới xây ở Bình Nhưỡng. KCNA/REUTERS Khẩu phần trước đó mà chính...