10.000 cán bộ y tế, tình nguyện viên hỗ trợ TP HCM
Bộ Y tế điều động khoảng 10.000 cán bộ, tình nguyện viên với 24 đoàn hỗ trợ các quận huyện tại TP HCM để khẩn trương dập dịch.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết như trên trong cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với 27 tỉnh, thành phía Nam về phòng, chống Covid-19, sáng 15/7.
Theo ông, từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát (tháng 4/2021) đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 33.909 ca lây nhiễm cộng đồng; trong đó 7.547 người khỏi bệnh; 100 người tử vong. 11 tỉnh đã qua 14 này không ghi nhận ca nhiễm mới; 7 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát.
Ông Long nhận định, dịch bệnh trong nước “vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, do biến chủng Delta có khả năng lây lan rất nhanh, đã ghi nhận tại 58 tỉnh, thành”.
Số ca nhiễm tại TP HCM và một số tỉnh phía nam tiếp tục gia tăng. Dịch bệnh đã lây lan rộng, nhiều ổ dịch xảy ra tại các khu chợ đầu mối, khu công nghiệp, khu dân cư đông người. Vì vậy, trong vài ngày tới TP HCM sẽ tiếp tục ghi nhận ca nhiễm ở mức cao, trước khi ổn định và từng bước kiểm soát khi hết thời gian thực hiện Chỉ thị 16 (TP HCM thực hiện Chỉ thị 16 từ 9/7, kéo dài 15 ngày).
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Hoàng Thùy
Các địa phương tiếp giáp với TP HCM và khu vực phía nam như Bình Dương, Long An, Đồng Nai… cũng sẽ ghi nhận nhiều ca nhiễm mới. Các tỉnh miền bắc số ca nhiễm đã giảm, nhưng “nguy cơ dịch bệnh bùng phát là hiện hữu, do người trở về địa phương có lịch sử đi lại, trở về từ các tỉnh phía nam”. Vì vậy, ông Long khuyến cáo các tỉnh cần thực hiện nghiêm giám sát, theo dõi, khai báo y tế.
Hôm qua 14/7, Bộ quyết định giảm thời gian cách ly tập trung F1 và người nhập cảnh từ 21 ngày xuống 14 ngày; hướng dẫn cách ly F1 tại nhà; hướng dẫn giảm thời gian điều trị F0 không có triệu chứng.
Từ cuối tháng 4/2021 đến nay, cả nước đã thực hiện được hơn 10 triệu mẫu xét nghiệm PCR. Bộ Y tế đã hướng dẫn hai phương pháp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và PCR; xét nghiệm mẫu gộp theo nhóm, hộ gia đình; thí điểm gộp mẫu kháng nguyên nhanh.
Video đang HOT
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tham dự cuộc họp đánh giá sát, dự báo tình hình sắp tới; phân tích nguyên nhân chủ quan, rút ra bài học kinh nghiệm.
“Tinh thần là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân là trên hết, trước hết. Các tỉnh đang có dịch phải ưu tiên số một cho việc kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Những nơi an toàn, điều kiện cho phép thì phải tổ chức sản xuất thật tốt để thực hiện mục tiêu kép”, Thủ tướng nói.
VnExpress sẽ cập nhật thông tin về cuộc họp này.
Nữ sinh tình nguyện chống Covid-19 quên cả Tết vì mải làm nhiệm vụ
Nguyệt Hằng kể: "Ngày 30 tháng Chạp em trực cả ngày, bận tới mức quên luôn cả Tết, chỉ còn nhớ lịch trực. Gần tới thời điểm Giao thừa mẹ em gọi cho em, hai mẹ con tâm sự nức nở, động viên lẫn nhau".
Nữ sinh Trần Nguyệt Hằng, trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai là một trong những tình nguyện viên góp sức trong chiến dịch đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 đợt cao điểm Tết Nguyên đán năm nay.
Cô gái tuổi đôi mươi vó dáng nhỏ bé và tinh thần lạc quan còn nhiều bỡ ngỡ khi bước vào "trận chiến" căng thẳng nhưng em đã cố gắng hết sức để bắt kịp tốc độ và cường độ công việc.
Nhiệm vụ của Nguyệt Hằng là đo tầm soát thân nhiệt ở bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Mỗi ngày, Hằng làm việc hai ca, thường xuyên trực đêm.
Nguyệt Hằng (áo blouse trắng) làm nhiệm vụ tầm soát thân nhiệt phòng chống Covid-19.
"Chúng em bắt đầu tình nguyện từ trước Tết. Vì tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp nên bọn em phải chia ca nhau ra trực liên tục, tuy có hơi vất vả nhưng chúng em luôn thấy tự hào là người góp phần nhỏ bé đẩy lùi dịch bệnh", Hằng chia sẻ.
Khó khăn lớn nhất đối với Hằng và những người bạn của mình là làm quen với nhịp làm việc "không có ngày nghỉ, không phân biệt giờ giấc". Bên cạnh đó, nhiều người dân, người bệnh còn chưa có thái độ hợp tác với nhân viên y tế gây khó khăn cho Hằng trong thực hiện nhiệm vụ.
"Gặp những trường hợp không chấp hành đo thân nhiệt hay không đeo khẩu trang khi đã được nhắc nhở, em sẽ tuyên truyền rằng đây là quy định của bệnh viện, mọi người chấp hành thì mới vào được viện. Đây là việc cần thiết, trước hết là bảo vệ cho chính bản thân, sau mới bảo vệ cho người khác", Hằng khẳng định.
Gần 1 tháng nay Nguyệt Hằng không về nhà mà sinh hoạt ngay tại khu cách ly đặc biệt của nhân viên y tế. Đồng nghĩa với việc cô gái trẻ có cái Tết đầu tiên không ở bên gia đình.
Các tình nguyện viên trẻ tuổi tham gia đội ngũ y tế phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Đối với gia đình Hằng, cái Tết này thiếu vắng cô con gái và thêm vào nỗi lo cho sức khỏe của em. Tuy nhiên, Hằng luôn nhận được sự ủng hộ và động viên của gia đình khi tham gia chống dịch.
Hằng kể: "Ngày 30 tháng Chạp em trực cả ngày, bận tới mức quên luôn cả Tết, chỉ còn nhớ lịch trực. Gần tới thời điểm Giao thừa mẹ em gọi cho em, hai mẹ con tâm sự nức nở, động viên lẫn nhau. Năm mới đến, hi vọng dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi".
Mùng 1 Tết, Nguyệt Hằng cùng các bạn ăn bữa cơm đầu năm với các thầy cô giáo, cán bộ y tế. Bữa cơm đơn sơ nhưng đong đầy tình cảm. Trong khi ăn bữa cơm này, Hằng cảm thấy mình đã trưởng thành hơn, tự hào vì bản thân đã có thể gánh vác trách nhiệm.
Theo dự kiến, Nguyệt Hằng sẽ được về nhà vào cuối tháng 3 nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Mặt khác, em và các tình nguyện viên khác cũng đã chuẩn bị tinh thần để "chiến đấu" đến tận mùa hè trong trường hợp cần thiết.
Nhấn để phóng to ảnh
Công việc được các tình nguyện viên tiến hành khẩn trương, nghiêm túc.
Cùng làm nhiệm vụ giống như Nguyệt Hằng, em Nguyễn Phương Linh (sinh viên Cao đẳng Y tế Bạch Mai) chia sẻ: "Chúng em được nhà trường tập huấn trước khi tiến hành công tác hỗ trợ tầm soát thân nhiệt, được hướng dẫn cách giao tiếp nên rất tự tin khi thực hiện công việc này. Tham gia hỗ trợ công tác nơi tuyến đầu phòng chống dịch, em và các bạn cảm thấy rất vinh dự và tự hào".
Tình nguyện viên Phạm Mạnh Hùng cho biết: "Chúng em được nghỉ ngơi tại phòng nghỉ được trang bị rất đầy đủ sau mỗi ca trực. Em được cảm nhận không khi Giao thừa, ngắm pháo hoa ngay tại cổng số 1 của Bệnh viện khiến chúng em rất cảm động và quây quần bên nhau vơi đi nỗi nhớ nhà. Đây là kỷ niệm đẹp đối với em. Có lẽ em sẽ không bao giờ quên được không khí ấy, cảm giác ấy".
Nhấn để phóng to ảnh
Bức ảnh kỷ niệm đón Giao thừa tại cổng bệnh viện của Phạm Mạnh Hùng - sinh viên tình nguyện Kỹ thuật viên Khóa 7 CĐ Y tế Bạch Mai.
Tính đến ngày 20/2/2021, đã có trên 350 lượt sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai tham gia đội ngũ tình nguyện chống dịch Covid-19 và con số này tiếp tục tăng lên trong những ngày sắp tới.
Ngoài công tác tầm soát thân nhiệt, sinh viên có nhiệm vụ nhắc nhở người bệnh và khách tuân thủ các biện pháp phòng dịch và sát khuẩn tay 24/24 tại hai cửa ngõ ra vào của bệnh viện Bạch Mai.
Trước đó, các tình nguyện viên đã được nhà trường tập huấn chuyên môn về kỹ năng tầm soát thân nhiệt để thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, nhà trường cũng sắp xếp phòng nghỉ với các nhu yếu phầm cần thiết cho sinh viên trực Tết và tầm soát thân nhiệt. Ngoài giường nghỉ, các em được cung cấp đồ ăn, nước uống và wifi để thuận tiện liên lạc và cập nhật tình hình dịch bệnh mới.
22 chốt chặn đồng loạt kiểm soát chặt chẽ người và xe ra vào TP Hà Nội Từ 6h sáng 14/7, 22 chốt kiểm dịch Covid-19 tại các tuyến đường cửa ngõ thủ đô đồng loạt triển khai kế hoạch, kiểm soát chặt chẽ toàn bộ lưu lượng người và phương tiện ra vào TP Hà Nội. Thực hiện Công điện của UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Công an Hà Nội chủ...