1.000 tình nguyện viên đã sẵn sàng cho chặng đua F1 Việt Nam
Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia từ Liên đoàn Xe động cơ Australia, 1.000 tình nguyện viên điều phối Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix 2020 đã sẵn sàng cho chặng đua đầu.
Trong 2 ngày 30/11 và 1/12, Hiệp hội Thể thao Xe động cơ Việt Nam (VMA) đã tổ chức đào tạo 1.000 tình nguyện viên tham gia điều hành chặng đua Vietnam Grand Prix 2020. Đội ngũ giảng viên đến từ Liên đoàn Thể thao Xe động cơ Australia (CAMS) đã tiến hành mô phỏng trực quan các sự cố có thể xảy ra trên đường đua.
Buổi đào tạo chia thành nhiều lớp, tổ chức tại Trung tâm Almaz (Long Biên – Hà Nội) và Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ PVF (Hưng Yên), với cả giờ học lý thuyết và thực hành ngoài trời… Các tình nguyện viên sẽ phụ trách trực tiếp 20 vị trí khác nhau trên đường đua như cờ hiệu, cân xe, dọn dẹp đường đua, cứu hộ, hậu cần…
Các tình nguyện viên được trang bị kiến thức về thiết bị cứu hoả, cứu nạn cũng như kỹ thuật cứu nạn, phương thức kiểm soát hoả hoạn với các phương tiện để xử lý sự cố.
Video đang HOT
Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix 2020 là một trong những sự kiện thể thao lớn mà Việt Nam đăng cai. Các công tác chuẩn bị đang được khẩn trương thực hiện. Trong đó, việc đào tạo đội ngũ nhân sự đóng vai trò quan trọng để đảm bảo chặng đua diễn ra thành công. Tất cả vị trí trên đều phải cam kết tuân thủ kỷ luật và các quy tắc an toàn đặt ra bởi FIA, nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn.
Ông Robert Styling, chuyên gia của CAMS, cho biết F1 là một giải đua của tập thể, nên tinh thần đồng đội cần đặt lên hàng đầu. Các điều phối viên không chỉ cần thể chất tốt mà còn phải có tinh thần thép, để đương đầu với các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình đua.
Anh Nguyễn Hoàng Minh – cán bộ điều hành cấp cao của giải đua F1 tại Việt Nam – cho biết: “Mục tiêu của tôi cùng như các tình nguyện viên là mang đến sự thành công cho giải đua F1 của Việt Nam, bởi đây là sự kiện mang tầm thế giới. Năm 2020, tất cả sẽ cùng dõi theo đường đua F1 tại Việt Nam”.
Trong khi đó, anh Thái Kiên Trung (TP.HCM) tham gia lớp cứu hộ cho biết: “F1 là sự kiện quan trọng, tất cả đều phải sẵn sàng trước khi chặng đua khởi tranh”.
Học viên đã được trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo trở thành cán bộ điều hành cấp cao cho Giải đua Công thức 1 được cấp bởi CAMS. Giấy chứng nhận không chỉ có giá trị ở Việt Nam, mà đó còn là tấm vé thông hành đến với tất cả chặng đua Công thức 1 trên thế giới trong vai trò tình nguyện viên.
Việc gia nhập đội ngũ điều hành Giải đua F1 Vietnam Grand Prix 2020 là cơ hội để các tình nguyện viên Việt Nam được gặp gỡ và giao lưu với hàng trăm tình nguyện viên đam mê môn thể thao tốc độ đến từ khắp nơi trên thế giới.
Trong khi đó, đường đua F1 Hà Nội cũng đang thành hình tại Mỹ Đình để chuẩn bị cho chặng đua vào tháng 4 năm sau. Đường đua công thức 1 Hà Nội được kế thừa và lấy cảm hứng từ những đường đua hấp dẫn nhất thế giới, hứa hẹn trở thành một trong những đường đua độc đáo được mong chờ nhất trong mùa giải 2020, thu hút sự quan tâm của hàng triệu khán giả trong nước và quốc tế đến với Hà Nội.
Theo Zing
Tình nguyện viên tố ban tổ chức SEA Games đối xử bất công
Một tình nguyện viên tại SEA Games 30 lên tiếng bày tỏ sự thất vọng về khâu tiếp đãi của ban tổ chức đối với chính những người phục vụ giải đấu.
"16h30, tôi và đồng nghiệp quyết định kết thúc ca làm. Sau đó, chúng tôi gặp giám sát viên để xin phép về nhà, và đó là lần duy nhất cô ấy đưa thức ăn cho tôi (như hình chụp), thậm chí không một lời xin lỗi về những gì đã xảy ra", tình nguyện viên Wilson Gaspi chia sẻ trên trang cá nhân.
Wilson Gaspi là tình nguyện viên tại SEA Games 30. Anh hào hứng khi trúng tuyển và mong muốn đóng góp vào sự thành công của đại hội. Tuy nhiên, anh đã có ngày đầu tiên làm việc "ám ảnh".
Suất ăn Gaspi nhận được sau ngày làm việc vất vả.
Bài đăng của Gaspi nhận được hơn 11.000 lượt tương tác và gần 7.000 lượt chia sẻ. Đông đảo người bình luận đều chỉ trích công tác tổ chức của SEA Games 30 và bày tỏ sự thất vọng.
"Tôi được chỉ định làm người giám sát và lên kế hoạch công việc từ 8h đến 16h. Tôi hào hứng bắt đầu công việc khi dậy lúc 5h và chuẩn bị đi đến địa điểm làm việc lúc 7h30. Thật ngạc nhiên, không có ai ở đó ngoài nhân viên an ninh. Tôi ra ngoài tìm kiếm một nhà hàng và quay lại lúc 8h30 nhưng vẫn chưa có ai đến", anh chia sẻ.
Theo lời kể của Gaspi, anh đã gọi điện cho điều phối viên của ban tổ chức, nhưng phải đến 10h30 mới có thể gặp và bắt đầu công việc không giống như thỏa thuận lúc đầu, đó là giao thẻ ID (thông tin cá nhân). Thẻ ID thậm chí không được sắp xếp theo thứ tự và phân loại.
Anh và đồng nghiệp làm việc hăng say đến mức không để ý đến thời gian. Dù gần 14h, anh vẫn không nhận được đồ ăn miễn phí từ ban tổ chức. Khi ca làm của anh gần kết thúc, không có chai nước nào được tiếp tế. Anh thậm chí không được cung cấp thẻ ID riêng và đồng phục.
"Tôi rất xin lỗi các nhà tổ chức SEA Games 30, nhưng ngay cả bản thân tôi cũng từ bỏ là tình nguyện viên. Việc thiếu kế hoạch và quy trình chỉ cho thấy chúng ta chưa sẵn sàng tổ chức sự kiện lớn như vậy. Đó là sự thất vọng. Tôi đã nghe những bình luận tiêu cực, nhưng không tin cho đến khi tự mình trải nghiệm nó", Wilson Gaspi kết thúc bức tâm thư.
Chia sẻ của Gaspi một lần nữa cho thấy sự yếu kém của ban tổ chức dù SEA Games 30 chưa chính thức diễn ra.
Theo Zing
Philippines dự kiến tổ chức lễ khai mạc SEA Games ở sân trong nhà Philippines lên kế hoạch cho buổi lễ khai mạc SEA Games 2019 lần đầu tiên diễn ra ở sân vận động trong nhà. Lễ khai mạc SEA Games 30 sẽ được tổ chức tại sân vận động Philippine Arena với cơ sở vật chất hiện đại, đạt tiêu chuẩn thế giới. Đây là lần đầu tiên lễ khai mạc Đại hội thể thao...