1.000 tàu cá Trung Quốc “đổ bộ” tới Senkaku/Điếu Ngư
Khoảng 1.000 tàu cá Trung Quốc hôm nay ùn ùn tiến tới quần đảo tranh chấp với Nhật trên biển Hoa Đông và dự kiến sẽ tới nơi vào cuối ngày 17/9, đài phát thanh quốc gia Trung Quốc cho hay, trong động thái nhằm “đáp trả” việc Nhật quốc hữu hóa quần đảo này.
Tàu cá Trung Quốc tề tựu về cảng ở Chiết Giang vào trưa ngày chủ nhật vừa qua, chuẩn bị đổ ra Hoa Đông khi lệnh cấm đánh bắt hết vào ngày 16/9.
Nếu một lượng lớn tàu trên của Trung Quốc thâm nhập vào vùng biển quanh quần đảo hiện do Nhật quản lý, chúng có thể gây ra những vụ việc bất ngờ, như đụng độ với tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật, càng làm leo thang căng thẳng giữa hai nước.
Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc cho biết giới chức ngư nghiệp Trung Quốc sẽ giám sát hoạt động của các tàu cá này gần quần đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư và Nhật gọi là Senkaku qua vệ tinh giám sát trên biển.
1.000 tàu cá của các tỉnh ven biển như Chiết Giang, Phúc Kiến có thể được 6 tàu hải giám hộ tống. Các tàu hải giám này đã ở trong vùng biển gần đó từ sau khi rút khỏi vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư từ hôm thứ sáu.
Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc khoảng 1.000 tàu cá sẽ đổ về Điếu Ngư/Senkaku.
Video đang HOT
Trong khi đó, tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc ngày 17/9 cho biết 2.000 tàu cá ở nước này đã sẵn sàng đổ ra Hoa Đông sau khi lệnh cấm đánh bắt tạm thời hàng năm kéo dài 3 tháng rưỡi đã hết hiệu lực vào ngày hôm qua. Tờ báo này đăng một loạt bức ảnh tàu cá tề tựu về một hải cảng lớn ở tỉnh Chiết Giang vào ngày chủ nhật vừa qua để chuẩn bị ra khơi.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình chống Nhật ở Bắc Kinh hôm nay đã bước sang ngày thứ bảy liên tiếp, song các nhóm biểu tình nhỏ hơn rất nhiều so với hồi cuối tuần qua.
Tuy nhiên các cuộc biểu tình chống Nhật chắc chắn sẽ tiếp tục vào ngày mai, ngày kỷ niệm 81 năm sự kiện Mãn Châu vào năm 1931, khi quân Nhật cho nổ tung một tuyến đường sắt ở Mãn Châu để lấy cớ xâm lược đông bắc Trung Quốc.
Để chuẩn bị cho tình huống bất ngờ, Nhật Bản cho biết sẽ thắt chặt kiểm soát vùng biển quanh quần đảo Senkaku.
Chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ xử lý các tàu của Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển của Nhật Bản theo đúng luật pháp.
Hôm Chủ nhật, 16/9, Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko đã chỉ đạo các quan chức cấp cao của chính phủ thu thập thông tin về các cuộc biểu tình chống Nhật Bản trên khắp Trung Quốc. Ông hối thúc giới chức làm mọi cách để bảo vệ các công dân Nhật Bản ở Trung Quốc.
Theo Dantri
Đài Loan triệu hồi đại diện tại Nhật Bản, biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc
Ngày 11/9, chính quyền đảo Đài Loan đã cho triệu hồi đại diện tại Nhật Bản để phản đối quyết định của Tokyo quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp. Cùng ngày, tại Trung Quốc đại lục cũng diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối chính quyền Nhật Bản.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Dương Tiến Thiêm.
Trong một tuyên bố, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Dương Tiến Thiêm nói:
"Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư Đài (theo cách gọi của Đài Loan, Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc Đại lục gọi là Điếu Ngư). Đây là hành động bất hợp pháp vi phạm chủ quyền lãnh thổ (của Đài Loan)".
Ông Dương Tiến Thiêm cho rằng hành động đơn phương của Nhật Bản không thể thay đổi chủ quyền thực tế của Đài Loan.
Trung Quốc cho biết hai tàu hải giám hiện đã ở trong vùng biển của Senkaku/Điếu Ngư.
"Chúng tôi hối thúc mạnh mẽ chính phủ Nhật Bản rút lại quyết định trên. Hành động đơn phương và bất hợp pháp của Nhật Bản không thể thay đổi thực tế là Đài Loan sở hữu quần đảo này", ông Dương tuyên bố.
Tuyên bố của cơ quan ngoại giao Đài Loan cũng cho biết đại diện của chính quyền Đài Loan tại Nhật Bản Shen Ssu-tsun đã trình thư phản đối lên Bộ Ngoại giao nước chủ nhà trước khi được triệu về nước để báo cáo cụ thể về tình hình căng thẳng quanh quần đảo tranh chấp
Dự kiến, ông Shen Ssu-tsun sẽ trở về Đài Bắc trong ngày hôm nay (12/9).
Động thái trên diễn ra sau khi chính phủ Nhật Bản tuyên bố đã hoàn tất việc mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ một gia đình chủ sở hữu tư nhân với mức giá 2.05 tỷ Yên (tương đương 26 triệu USD).
Trước đó, chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra những phản đối mạnh mẽ trước quyết định mua đảo của chính phủ Nhật Bản, trong khi làn sóng biểu tình chống Nhật bùng phát mạnh tại nhiều thành phố của nước này.
Mạng tin Sankei của Nhật Bản cho biết các cuộc biểu tình đã đồng loạt diễn ra trong ngày 11/9 ở thủ đô Bắc Kinh và các thành phố Thượng Hải, Quảng Châu, Sơn Đông. Tại thủ đô Bắc Kinh, khoảng 20 nhà hoạt động đã đứng trước Đại sứ quán Nhật Bản giương các biểu ngữ phản đối, đòi "trả lại Điếu Ngư" nhưng không xảy ra các hành động quá khích như đập phá hay ném đất đá vào bên trong Đại sứ quán.
Tại Thượng Hải và Quảng Châu, hàng chục người biểu tình cũng tụ tập trước Tổng lãnh sự quán Nhật Bản để bày tỏ phản đối. Nhiều hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai nước dự kiến sẽ được tổ chức tại Trung Quốc trong thời gian tới cũng đang có nguy cơ sẽ bị đình lại vì tranh chấp biển đảo.
Ở ngoài nước, cộng đồng người Hoa ở Mỹ cũng kêu gọi trên mạng Internet triệu tập biểu tình phản đối Nhật Bản tại các thành phố San Francisco, Seattle, New York, Washington từ ngày 15-18/9.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cách đảo Đài Loan và tỉnh Okinawa của Nhật Bản 160 km. Từ lâu quần đảo này đã trở thành tâm điểm tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan vì án ngữ ngay tại tuyến hải vận quan trọng và ở khu vực được cho là có nhiều dầu mỏ.
Theo Dantri
Tàu tuần tra Nhật - Trung chỉ cách nhau nửa hải lý Khi các tàu hải giám của Trung Quốc đến khu vực quần đảo tranh chấp, chúng được theo sát bởi ba tàu và ba trực thăng của lực lượng tuần duyên Nhật. Khoảng cách của tàu hai nước có lúc chỉ một nửa hải lý. Các tàu Trung Quốc đến vùng nước tranh chấp gần đảo Senkaku/Điếu Ngư gồm Hải giám 50, 15,...