1.000 người Myanmar tuần hành phản đối đảo chính
Nhiều người xuống đường tại thành phố Yangon nhằm thể hiện ủng hộ Cố vấn Nhà nước Suu Kyi và phản đối hành động của quân đội.
Khoảng 1.000 người tham gia tuần hành trên đường phố Yangon hôm 6/2, đánh dấu sự kiện phản đối quân đội có nhiều người tham gia nhất kể từ khi Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bị bắt hồi đầu tuần.
Người tuần hành mang theo cờ đỏ, màu của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, đồng thời hô các khẩu hiệu phản đối chính quyền quân sự và giơ ba ngón tay, động tác được cho là mô phỏng từ phong trào biểu tình ở Thái Lan.
Video đang HOT
Đoàn tuần hành trên đường phố Yangon hôm 6/2. Ảnh: AFP .
Quân đội Myanmar tiến hành đảo chính hôm 1/2, bắt bà Suu Kyi và loạt quan chức cấp cao của chính phủ. Cảnh sát cáo buộc bà Suu Kyi nhập trái phép thiết bị liên lạc và tạm giữ bà đến ngày 15/2 để điều tra.
Quân đội tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong một năm, thông báo cựu tướng Myint Swe sẽ là quyền tổng thống vào năm tới. Họ giải thích cuộc đảo chính được thực hiện do chính phủ dân sự không giải quyết được “những bất thường lớn” trong cuộc bầu cử tháng 11/2020, mà đảng của bà Suu Kyi chiến thắng áp đảo
Lãnh đạo các nước và tổ chức thế giới đã lên tiếng hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình cũng như sớm trở lại ổn định. Cuộc đảo chính ngày 1/2 cũng dẫn tới một số cuộc biểu tình phản đối ở các nước như Thái Lan và Nhật Bản.
Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi bị bắt
Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền Myanmar bị bắt trong một cuộc đột kích sáng nay của quân đội.
Myo Nyunt, phát ngôn viên cấp cao đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD), xác nhận bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao khác đã bị bắt rạng sáng nay.
"Tôi muốn nói với người dân rằng đừng phản ứng hấp tấp và tôi mong họ hành động theo luật pháp", Nyunt nói, cho biết thêm rằng ông cũng có thể sớm bị bắt theo.
Động thái trên diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và lực lượng quân đội Myanmar, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra đảo chính sau một cuộc bầu cử bị quân đội nước này cáo buộc "gian lận".
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại một sự kiện ở Tokyo, Nhật Bản, hồi tháng 10/2018. Ảnh: Reuters.
Quốc hội mới của Myanmar dự kiến họp lần đầu tiên vào ngày hôm nay kể từ sau cuộc bầu cử tháng 11, khi đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội.
Mỹ và một số nước phương Tây hôm 29/1 đã ra tuyên bố chung, cảnh báo chống lại ""bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả bầu cử hoặc cản trở quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar".
Quân đội Myanmar ngay lập tức đáp trả hôm 31/1, cáo buộc các nhà ngoại giao nước ngoài đã đưa ra "những giả thuyết không có cơ sở".
Bà Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 1991, được người dân Myanmar và thế giới ca ngợi như biểu tượng đấu tranh vì tự do khi đứng lên chống lại chính quyền quân sự dù bị quản thúc suốt 15 năm. Việc đảng NLD của bà thắng cử vào năm 2015 đã mang tới hy vọng thay đổi đất nước.
Hậu quả nếu Mỹ tái trừng phạt Myanmar Giới chuyên gia hoài nghi về các lệnh trừng phạt mà Mỹ có thể giáng lên Myanmar vì cuộc đảo chính hồi đầu tuần, sợ rằng chúng sẽ khiến Trung Quốc đắc lợi. Quân đội Myanmar ngày 1/2 tiến hành đảo chính, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các lãnh đạo dân chủ khác của Myanmar. Tổng thống Mỹ...