1.000 khẩu trang cấp cho dân, chiến sĩ biên phòng Hướng Hóa
Ngày 17/3, đoàn công tác Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị do Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID -19 tại Đồn Biên phòng Hướng Lập và địa bàn 2 xã Hướng Việt, Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.
Theo báo cáo của Đồn Biên phòng Hướng Lập, sau khi có chỉ đạo của Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, Đảng ủy cơ sở bổ sung nghị quyết lãnh đạo đơn vị thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch tại đơn vị cũng như trên địa bàn 2 xã phụ trách.
Hơn 1 tháng qua, đơn vị đã tổ chức triển khai 05 tổ/15 cán bộ, chiến sĩ trực 24/24 giờ tại khu vực cửa khẩu phụ Tà Rùng, trạm kiểm soát biên phòng và các đường mòn lối mở biên giới để ngăn chặn hoạt động qua lại biên giới nhằm phòng ngừa dịch Covid -19.
Chỉ huy Đồn biên phòng Hướng Lập báo cáo với đoàn công tác Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh về công tác phòng chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, đơn vị đã phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức 13 đợt/39 cán bộ chiến sĩ tuyên truyền, hướng dẫn cho hơn 1.000 bà con nhân dân phòng chống dịch Covid -19.
Tổ chức 02 đợt cấp phát 400 khẩu trang y tế, 600 khẩu trang vải, 50 chai xà phòng rửa tay, 100 lọ dung dịch sát khuẩn cho nhân dân trên địa bàn 2 xã Hướng Lập, Hướng Việt và cán bộ chiến sĩ trong đơn vị.
Đại tá Lê Văn Phương biểu dương những nỗ lực cố gắng của cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Hướng Lập đã chủ động, tích cực triển khai toàn diện các biện pháp để phòng, chống dịch Covid -19. Đồng thời yêu cầu đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp để phòng chống dịch đạt kết quả cao nhất.
Video đang HOT
Bộ đội biên phòng tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng dịch Covid-19.
Cán bộ, chiến sĩ phải luôn nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề là ngăn chặn nạn dịch ngay từ cửa ngõ biên giới với phương châm “chống dịch như chống giặc”.
Tăng cường bám nắm địa bàn để tuyên truyền nhân dân tự giác nâng cao sức khỏe, bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh; phản bác các thông tin sai lệnh về dịch bệnh để nhân dân an tâm, không hoang mang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, đơn vị tăng cường công tác nắm tình hình phía ngoại biên, thường xuyên trao đổi thông tin liên quan đến dịch bệnh với các cơ quan chức năng của bạn Lào để có biện pháp ngăn chặn dịch Covid -19 từ xa một cách kịp thời.
Theo Danviet
Huy động nhiều nguồn lực thực hiện đề án bảo đảm dinh dưỡng
Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 8-1-2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025" (gọi tắt là Đề án 41).
Huy động các nguồn lực
Đề án 41 đưa ra mục tiêu đến năm 2025: 100% cán bộ làm công tác y tế trường học; ít nhất 85% học sinh, sinh viên, giáo viên; ít nhất 50% cha mẹ học sinh được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.
Ít nhất 90% cơ sở giáo dục tổ chức bữa ăn bán trú cung cấp bữa ăn tại trường học đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định. 100% cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ các các quy định về hoạt động thể lực thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa.
Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ GD&ĐT trong báo cáo đánh giá cho thấy: Sau hơn một năm triển khai Đề án 41, nhận thức, trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục trong việc xây dựng và chỉ đạo thực thi chính sách; hiểu biết và thực hành của giáo viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh về dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực đã được nâng lên.
Một trong những giải pháp quan trọng để triển khai thành công Đề án 41 là phải huy động được nguồn kinh phí xã hội hóa với sự đồng hành của các DN, nhà đầu tư. Hiện nay, tập đoàn TH đang tập trung hỗ trợ dự án xây dựng mô hình điểm tại các vùng, miền về thực hiện chế độ bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực nhằm triển khai xây dựng bữa ăn học đường, đồng thời giúp nâng cao kiến thức về dinh dưỡng cho mọi đối tượng từ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và thay đổi thói quen thực hành ăn uống lành mạnh của trẻ.
Bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH cho biết, Tập đoàn TH đã kí hợp đồng với những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản, kết hợp với những chuyên gia Việt Nam để thí điểm chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Sau thí điểm, bà mong có Hội đồng khoa học để đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất với Chính phủ ban hành quyết sách mạnh mẽ.
Với đề án 41, Bộ GD&ĐT đã có những bước đi bài bản để xây dựng, thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp và rèn luyện thể lực đối với trẻ em, học sinh, sinh viên. Ảnh: T.F
Thí điểm thực hiện mô hình bữa ăn theo vùng, miền
Nhìn nhận về ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án 41, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, Đề án đã bắt đúng vào vấn đề mà xã hội quan tâm, chạm đến mong muốn của mọi người, đó là một chế độ dinh dưỡng phù hợp và rèn luyện thể lực đối với trẻ em, học sinh, sinh viên. Giải quyết được vấn đề này chính là đầu tư tốt vào nguồn nhân lực cho tương lai.
Bộ trưởng cho biết, Chương trình GDPT mới sẽ triển khai tới đây nhấn mạnh đến giáo dục toàn diện đức - trí - thể - mĩ, trong đó đặc biệt quan tâm đến thể lực, sức khỏe. Một năm triển khai Đề án 41 vừa qua, cùng với những chuẩn bị đã làm nhiều năm trước đó cho thấy ngành giáo dục đã có những bước đi bài bản để hướng đến mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện.
"Không phải đến giờ chúng ta mới thực hiện đảm bảo dinh dưỡng học đường, rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên nhưng lần này chúng ta làm bài bản. Một năm vừa rồi là bước khảo sát thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, để năm tới đây sẽ triển khai mô hình điểm về bữa ăn học đường tại từng vùng miền có tính chất đặc thù về điều kiện thổ nhưỡng, văn hóa, kinh tế - xã hội. Sau một năm nữa, những mô hình điểm này sẽ được tổng kết.
Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế, cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực tới các thầy cô, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh để học sinh truyền thông đến các bậc phụ huynh và toàn xã hội.
Đối với việc triển khai mô hình điểm, ông Vinh cho rằng, cần phải tính đến sự khác biệt vùng miền, trong đó, ngành y tế phải tăng cường trách nhiệm phối hợp với ngành giáo dục trong quá trình xây dựng thực đơn phù hợp cho các nhóm đối tượng vùng miền, thậm chí cho nhóm tuổi và cao hơn nữa là cho nhóm bệnh.
T.Fan
Theo PL&XH
Cách làm hay phòng dịch CoVid-19 trong trường học thành phố cảng Bên cạnh việc phun khử khuẩn, vệ sinh trường lớp thường xuyên, trường THPT Lê Hồng Phong (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) có những cách làm hay, rất riêng để phòng chống dịch bệnh Covid - 19, nâng cao sức khỏe cho cán bộ, giáo viên nhà trường. Khỏe để phòng dịch Đến trường THPT Lê Hồng Phong, sân trường, góc lớp,...