1.000 gia đình người Việt ở Biển Hồ, Campuchia sẽ bị di dời
Việc phải dời khỏi Biển Hồ theo kế hoạch cải thiện cảnh quan của chính quyền địa phương, những gia đình người Việt nghèo có nguy cơ không có nơi ở lâu dài.
Những người Việt nghèo ở Biển Hồ lo lắng về nơi ở mới. (Ảnh minh họa:Smilingalbibo)
Từ ngày 15 đến 25/10, gần 1.500 hộ dân tại sông Tonle Sap, còn gọi là Biển Hồ, trong đó phần lớn là người Việt sẽ chuyển đến khu vực cách đó 3 km, Cambodia Daily dẫn lời ông Sun Sovannarith, Phó Chủ tịch tỉnh Kompong Chhnang cho biết hôm 5/10.
“Chúng tôi có kế hoạch 5 năm đến 2019 để phát triển thành phố Kompong Chhnang, vì thế chúng tôi đang thực hiện các công việc theo dự kiến”, ông nói.
Theo vị này, người dân Campuchia đã chỉ trích nhà chức trách do thiếu quy hoạch phát triển, về sự lộn xộn và thiếu không gian ở khu vực này. Do đó chính quyền muốn tích cực cải thiện hình ảnh và thúc đẩy ngành du lịch.
Các hộ dân ở Biển Hồ có thể ở tạm tại nơi mới trong hai năm, trong khi chờ chính quyền tìm khu đất mới để ổn định lâu dài, ông Sovannarith nói. Hiện có 90% gia đình đăng ký dời đi.
Tuy nhiên ông Nguyen Yon Mas, một người dân sống trên ngôi làng nổi, nói khoảng 900 người Việt Nam sống ở đây từ năm 1979 và họ muốn ở lại.
“Họ đang buộc chúng tôi phải đi. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế sinh nhai của các gia đình nghèo. Họ buộc phải đi xa 5 km”, ông nói.
Video đang HOT
Khoảng 200 gia đình người Việt đã chuyển tới nơi ở mới. Ông Mas cho hay một số người đã có đất trên bờ và có thể sinh sống, nhưng những người không có đất lo ngại họ có thể bị chính quyền không để ý tới trong kế hoạch định cư lâu dài.
Về địa điểm tái định cư tạm thời, ông Mas lo ngại có thể bị bão quét qua vì nơi này không có nhiều cây cối. Nơi ở mới cũng không có điện và nước sạch, xa chợ, gây khó khăn cho họ đi tiêu thụ cá đánh bắt được./.
Theo Khánh Lynh
Theo_VOV
Vụ sập biệt thự: Người dân trằn mình dọn nơi ở mới
13/16 hộ dân phải di tản đã dọn đến nơi ở tạm tại chung cư CT1B Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội). Có thêm 8 hộ đăng ký tạm cư tại đây, nâng tổng số hộ cần sơ tán trong vụ sập biệt thự cổ lên 21 hộ.
Tòa nhà đang trong quá trình hoàn thiện, vật liệu ngổn ngang khắp các tầng.
Chưa có đồ đạc gì đáng kể trong các căn hộ, ngoài chiếc chiếu trải dưới sàn.
Điện, nước sáng nay đã được cấp đủ.
Từ sáng sớm, nhiều hộ đã quay về nhà 107 Trần Hưng Đạo để khắc phục hậu quả sau vụ sập và trông giữ tài sản. Một số người bắt đầu dọn dẹp nơi ở mới.
Các căn hộ hầu như chưa có gì ngoài một chiếc chiếu
Vừa cùng con trai đi sắm một số dụng cụ để làm vệ sinh như chổi lau nhà, khăn, xô, chậu, ông Nguyễn Quang Tuyến cho biết, đêm qua, chỉ có ông và người con trai ngủ lại nhà CT1B, còn 6 người khác, trong đó có cháu nhỏ mới 6 tháng tuổi, phải sơ tán đến nhà họ hàng, người quen.
Con trai ông Tuyến bắt tay ngay vào dọn dẹp nơi ở mới
Ông Tuyến cũng cho biết, lúc xảy ra vụ sập nhà, vì là buổi trưa nên cả gia đình đều ở nhà. "Tất cả thoát chết trong gang tấc là điều may mắn, ở đây thiếu thốn một chút cũng không sao, sẽ khắc phục dần", ông chia sẻ.
Ông Tuyến và người con trai đang khẩn trương dọn dẹp nơi ở mới và sẽ mua sắm một số dụng cụ sinh hoạt cần thiết để cả gia đình có thể sớm đoàn tụ.
Chị Lê Thị Hải, được bố trí ở căn hộ 403, cho biết, gia đình chị có 7 người gồm 3 thế hệ sống chung nên đang đề xuất bố trí thêm phòng ở, tiện cho việc sinh hoạt.
Cũng trong sáng nay, ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cùng đại diện các đoàn thể, UBND phường Cửa Nam đã đến thăm hỏi và tặng quà người dân ở nơi tạm cư.
Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm thăm và tặng quà người di tản tại CT1 Định Công
Ông Hoa chia sẻ với người dân về những khó khăn họ phải trải qua tại nơi ở mới và hứa sẽ đáp ứng tốt nhất các nhu cầu để người dân ổn định sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe cho người lớn tuổi và việc học hành của các em nhỏ.
Trao đổi với báo chí, ông Hoa cho biết, trước mắt quận sẽ cùng Cục Kiểm định, Bộ Xây dựng kiểm định đánh giá mức độ an toàn của các công trình liền kề và các hộ dân xung quanh.
Nếu cần, sẽ thực hiện các biện pháp gia cố, chống đỡ để đảm bảo an toàn. Chỗ nào có thể vào ở được thì cấp lại điện nước cho người dân.
Về việc đảm bảo an toàn tại các công trình kiến trúc cổ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, ông Hoa cho biết, cần rà soát, đánh giá lại các công trình kiến trúc cổ, nếu cần thiết phải tu bổ hoặc di dời người dân để vừa bảo tồn và giữ gìn những công trình kiến trúc có giá trị, đồng thời đảm bảo an toàn cho các cơ quan, tổ chức và người dân làm việc, sinh sống tại đây.
M.Thư
Theo_VietNamNet
Xây dựng chuẩn nghèo mới không chỉ dựa vào thu nhập Chuẩn nghèo còn bao gồm mức độ tiếp cận các dịch vụ cơ bản như tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch - vệ sinh và tiếp cận thông tin. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án tổng thể "Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho...