1.000 con chim chết trong một ngày vì đâm vào tòa nhà lúc di trú
Chỉ trong một ngày, ít nhất 1.000 con chim di trú đã chết vì đâm vào tòa nhà McCormick Place, trung tâm hội nghị lớn nhất Bắc Mỹ ở thành phố Chicago (bang Illinois) và chủ yếu được bao phủ bằng kính.
Xác một con chim được tìm thấy gần tòa nhà Chicago CHỤP TỪ CHICAGO TRIBUNE
Tờ The Guardian hôm 7.10 đưa tin số chim di trú mất mạng do đâm vào các cửa kính của tòa nhà McCormick Place tiếp tục gia tăng. Chỉ tính riêng ngày 5.10, những người tình nguyện đã thu được xác ít nhất 1.000 con chim lẽ ra đang trên đường di trú về phương nam trước khi mùa đông đến.
Số chim chết đang tiếp tục gia tăng trong lúc các nhóm người tình nguyện tiếp tục nhặt xác chim trong vòng bán kính 2,4 km cách tòa nhà.
“Dù mới chỉ là bề nổi của tảng băng trôi, số lượng chim chết đã ở mức khổng lồ, chưa tính những con chim bị thương”, theo bà Annette Prince, Giám đốc tổ chức Những người theo dõi chim va chạm ở Chicago.
Tòa nhà McCormick Place NATIONAL AUDUBON SOCIETY
Kể từ khuya ngày 4.10 đến rạng sáng 5.10, ước tính có khoảng 1,5 triệu con chim di chuyển trên không bên trên hạt Cook, nơi đặt vùng đô thị Chicago. Xác nhiều loài chim đã được tìm thấy, trong đó có không ít loài chim sơn ca, chim chích…
“Không phải con chim nào va vào kính cửa sổ của tòa nhà cũng rơi xác tại hiện trường”, nhà nghiên cứu Brendon Samuels của Đại học Tây Ontario (Canada).
Ông Samuels cho hay phải đợi vài ngày mới biết chính xác số chim thiệt mạng do va chạm với các cửa kính của tòa nhà McCormick Place trong lúc trên đường di trú.
Video đang HOT
“Trên thực tế, chúng tôi thường chứng kiến cảnh tượng chim chóc va vào cửa kính và chúng tiếp tục bay một đoạn nữa trong tình trạng bị trọng thương đến mức không thể sống sót trong vòng vài giờ”, ông Samuels bổ sung.
Số chim chết và bị thương nhiều khả năng bay từ Canada và trên đường đến Nam, Trung Mỹ trước khi gặp nạn ở Chicago.
Tình trạng chim chết hàng loạt do va chạm tòa nhà trên đã diễn ra trong vài năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục.
Những lý do khiến Ấn Độ có thể đổi tên thành Bharat
Trong thư mời gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu được gọi là "Tổng thống Bharat".
Điều này làm dấy lên suy đoán rằng chính phủ quốc gia Nam Á này có thể sắp đổi tên nước.
Trung tâm hội nghị Bharat Mandapam ở New Delhi, Ấn Độ, nơi dự kiến diễn ra các sự kiện của hội nghị thượng đỉnh G20 trong hai ngày 9 và 10/9. Ảnh: Reuters
Tranh cãi về việc đổi tên Ấn Độ
Theo quy ước, thư mời bằng tiếng Anh do Cơ quan Hiến pháp Ấn Độ đưa ra phải sử dụng tên gọi India. Trong khi đó, thư mời bằng tiếng Hindi phải dùng tên Bharat. Tuy nhiên, thư mời dự yến tiệc gửi tới các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị G20 bằng tiếng Anh đã gọi Tổng thống Murmu là "Tổng thống Bharat".
Do hệ tư tưởng chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu của Chính phủ Thủ tướng Narendra Modi và việc thúc đẩy sử dụng tiếng Hindi phổ biến hơn, các nhà phê bình cho rằng việc sử dụng tên gọi Bharat trong bức thư mời này cho thấy Chính phủ Ấn Độ đang thúc đẩy việc chính thức thay đổi tên gọi đất nước.
Trong những năm qua, đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền của ông Modi cũng đã thay đổi tên gọi có từ thời kỳ thuộc địa của một số thị trấn và thành phố với mong muốn đưa Ấn Độ thoát khỏi quá khứ thuộc địa.
Ông Michael Kugelman, Giám đốc Viện Nam Á tại Trung tâm Wilson, trụ sở ở Washington, bình luận: "Có thể thấy Thủ tướng Modi và đảng BJP đang muốn tách Ấn Độ hiện đại ra khỏi quá khứ thuộc địa. Chúng ta đã chứng kiến xu hướng đổi tên các đường phố gợi nhớ về quá khứ thuộc địa. Rõ ràng, đây là minh chứng cho thấy BJP muốn sử dụng một tên gọi đúng đắn, phù hợp hơn thay cho Ấn Độ".
Anh cai trị Ấn Độ khoảng 200 năm cho đến khi nước này giành độc lập năm 1947. Lịch sử cai trị của Anh đã khiến cái tên India trở nên quen thuộc với thế giới và được sử dụng phổ biến nhất.
Quan chức tại Văn phòng Tổng thống Ấn Độ cho biết họ không muốn bình luận về vấn đề này.
Các tên gọi chính thức của Ấn Độ
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Reuters
Trong tiếng Anh, cường quốc Nam Á này được gọi là India. Còn trong tiếng Ấn Độ, đất nước này được gọi là Bharat, Bharata và Hindustan.
Lời mở đầu bản Hiến pháp bằng tiếng Anh của Ấn Độ nêu rõ: "Chúng tôi, người dân India...". Sau đó, phần một của Hiến pháp có ghi: "India, tức Bharat, sẽ là một Liên minh các quốc gia".
Còn trong bản Hiến pháp bằng tiếng Hindi, đất nước Ấn Độ được gọi là Bharat, ngoại trừ phần xác định tên của đất nước bằng tiếng Hindi có nội dung: "Bharat, tức India, sẽ là một Liên minh các quốc gia".
Do đó, để đổi tên gọi từ India thành Bharat, nước này sẽ phải sửa đổi Hiến pháp. Quyết định này cũng phải cần 2/3 thành viên ở cả hai viện Quốc hội thông qua.
Chính phủ Ấn Độ sẽ chính thức đổi tên?
Nhân viên an ninh bên ngoài Trung tâm hội nghị Bharat Mandapam ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Nghi vấn Ấn Độ sẽ đổi tên đất nước được đưa ra vài ngày sau khi chính phủ nước này bất ngờ triệu tập một phiên họp quốc hội đặc biệt kéo dài 5 ngày vào cuối tháng qua, song không tiết lộ bất kỳ chương trình nghị sự nào. Động thái này làm dấy lên thông tin cho rằng việc thay đổi tên nước có thể đã được thảo luận và thông qua.
Hiện chưa Chính phủ Ấn Độ chưa xác nhận tiến hành đổi tên đất nước, nhưng các thành viên chính phủ và đảng BJP cầm quyền đa số đều ủng hộ đổi tên India thành Bharat.
Ông Rashtriya Swayamsevak Sangh, người đứng đầu tổ chức dân tộc chủ nghĩa Hindu, cố vấn tư tưởng của đảng BJP cầm quyền, gần đây tuyên bố rằng đất nước nên sử dụng tên Bharat thay vì India.
"Đôi khi chúng ta dùng tên India để những người nói tiếng Anh hiểu. Nhưng chúng ta phải ngừng sử dụng cách gọi đó. Tên của đất nước Bharat sẽ vẫn là Bharat dù bạn ở bất kỳ đâu trên thế giới", ông nói.
Người phát ngôn của chính phủ đã không trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề này.
Lịch sử của tên gọi Bharat và India
Tên gọi "Bharat" và "India" đã tồn tại hơn 2000 năm trước.
Trong khi một số người ủng hộ đổi tên đất nước thành Bharat nói rằng tên gọi "India" được Anh hoá trong thời kỳ thực dân, các nhà sử học lại cho rằng tên gọi này có trước thời kỳ thuộc địa hàng thế kỷ.
Ấn Độ hình thành từ nền văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại (sông Indus), còn được gọi là Sindhu trong tiếng Phạn. Du khách từ những nơi xa xôi như Hy Lạp đã lập nên khu vực phía đông nam sông Indus, được gọi là India, ngay cả trước chiến dịch Ấn Độ của Alexander Đại đế vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
Trong khi đó, tên gọi Bharat thậm chí còn có lịch sử lâu đời hơn, xuất hiện trong kinh Ấn Độ cổ đại. Nhưng theo một số chuyên gia, tên gọi Bharat dường như được sử dụng như một thuật ngữ chỉ bản sắc văn hóa xã hội, thay vì địa lý.
Một tên gọi phổ biến khác chỉ Ấn Độ là Hindustan, có nghĩa "vùng đất của sông Ấn" trong tiếng Ba Tư. Tên gọi này phổ biến trong thời kỳ đế quốc Mogul từ thế kỷ 16 đến 18 và thường được những người theo chủ nghĩa dân tộc Hindu sử dụng. Tuy nhiên, nó không được công nhận là tên gọi quốc gia trong Hiến pháp Ấn Độ.
Malaysia khai mạc Tuần lễ Sự kiện Kinh doanh 2023 Sáng 22/8, Cục Hội nghị và Triển lãm Malaysia (MyCEB) thuộc Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hóa Malaysia (MOTAC) đã khai mạc Tuần lễ Sự kiện Kinh doanh Malaysia 2023 (MBEW 2023) tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur với sự tham gia của khoảng 400 nhà kinh doanh trong và ngoài nước. Phó tổng thư ký Bộ Du lịch, Nghệ...