“100 triệu đỗ công chức chỉ là dư luận”
“Nguồn tuyển công chức bằng chính quy ở Hà Nội đang dư thừa, chưa phát hiện trường hợp nào đỗ công chứng bằng tiền… là khẳng định của ông Đỗ Văn Chinh, Phó phòng tổ chức cán bộ, Sở GD – ĐT Hà Nội.
- Xin ông cho biết quan điểm của Sở GD – ĐT Hà Nội về tuyển công chức sau phát ngôn của Giám đốc Sở Nội Vụ về việc chỉ tuyển dụng công chức với người có bằng chính quy?
- Từ năm nay, Hà Nội đã áp dụng việc không tuyển giáo viên có bằng tại chức và tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Ở các vị trí khác như: văn phòng, kế toán, thư viện, cán bộ thiết bị thì vẫn tuyển bằng tại chức.
- Xin Ông cho biết lý do “đóng cửa” với bằng tại chức đối với giáo viên?
- Số lượng giáo viên nguồn chính quy của Hà Nội rất nhiều. Đợt vừa rồi ngành GD Hà Nội tuyển hơn 800 chỉ tiêu mà lượng đăng ký hơn 2.000 người.
Hơn nữa, hiện nay trong tất cả các trường sư phạm không đào tạo tại chức. Số nguồn tại chức dự thi công chức là ở các ngành nghề khác, có chuyên môn gần giống sư phạm sau đó học thêm cái chứng chỉ sư phạm. Trong đó, đa số sinh viên học tại chức là những thành phần trượt ĐH chính quy. Do đó, chắc chắn những trường hợp đó đào tạo không thể bằng những người học hệ chính quy để ra giảng dạy. Công tác tuyển giáo viên rất quan trọng, quyết định sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo nên tuyển dụng những người đào tạo chính quy ra giảng dạy chắc chắn là sẽ tốt hơn.
Quan trọng nhất, theo nghị định 29, cho phép những đơn vị tuyển dụng lao động được đưa ra những tiêu chuẩn, điều kiện tham gia tuyển dụng đáp ứng yêu cầu của ngành nghề.
Ông Đỗ Văn Chinh, Phó phòng tổ chức cán bộ, Sở GD – ĐT Hà Nội
- Ông nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng việc tẩy chay bằng tại chức, tạo điều kiện cho xu hướng coi trọng bằng cấp?
Video đang HOT
- Bản chất của hệ tại chức là mình đang làm công việc được tuyển dụng rồi mới đi học thêm để củng cố chuyên môn của mình. Theo tôi, sắp tới Bộ GD – ĐT nên đào tạo hệ học này theo hướng trên để đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như nguồn nhân lực.
- Vậy trong những năm trước ngành giáo dục Hà Nội có tuyển khoảng bao nhiêu phần trăm công chức có bằng tại chức?
- Hiện chưa ai tổng kết nên không có số liệu cụ thể. Vài năm trước, một số môn thiếu nguồn tuyển nên cũng có tuyển bằng tại chức như môn ngoại ngữ nhưng hiện nay nguồn tuyển hệ chính quy ở các bộ môn này đã đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng nên không tuyển nữa.
- Trong phiên họp ngày 7/2, Hội đồng nhân dân thành phố, ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra thành ủy Hà Nội nói “dưới 100 triệu không có chuyện thi đỗ công chức”, ông có ý kiến gì về phát ngôn này?
- Thực ra, đây cũng chỉ là dư luận, chưa có kiểm chứng nên chưa biết đúng sai thế nào. Tôi chưa thể xác nhận điều gì vì không biết rõ nguồn thông tin thế nào. Bản thân tôi chưa nghe, chưa xử lý trường hợp cụ thể nào đỗ công chức nhờ tiền. Quy trình thi tuyển rất chặt chẽ nên đó chỉ là dị nghị giống như kiểu “con cá trượt là con cá to”, suy nghĩ như thế trong xã hội là bình thường. Hoặc có chăng, trường hợp thí sinh đương nhiên đỗ nhưng do không nắm được thông tin, bị người ngoài “gợi ý” nên vẫn chạy.
- Vậy theo ông, công tác thi tuyển công chức hiện nay có kẽ hở gì tạo điều kiện cho tiêu cực xuất hiện?
Thực ra tìm kẽ hở cũng khó vì trong công tác tuyển dụng có nhiều hình thức: phỏng vấn, xét tuyển, thi tuyển. Mỗi cái đều có quy định, đơn vị tuyển dụng cứ áp dụng đúng như thế.
Ngoài quy trình tuyển dụng chặt chẽ, mỗi lần tuyển dụng đều có thanh tra: thanh tra của hội đồng thanh tra ngành, của thành phố … Tất cả đều theo quy chế, làm chặt chẽ, hội đồng nào cũng có thanh tra cắm chốt, thanh tra lưu động của sở Nội vụ, sở Giáo dục.
Lần nào tuyển dụng không có thanh tra, kỳ tuyển dụng sẽ không có giá trị pháp lệnh.
- Vậy kế hoạch tuyển công chức cho ngành giáo dục của Hà Nội thời gian tới thế nào, thưa ông?
Chúng tôi sẽ làm theo đúng quy định pháp luật, nghị định chính phủ, văn bản hướng dẫn một cách chặt chẽ, khách quan, công khai, công bằng, dân chủ. Sau này các ngành sở Giáo dục, sở Nội vụ tham mưu các quy trình thật chặt chẽ cho thành phố. Như vậy công tác tuyển dụng sẽ đảm bảo tốt.
Theo 24h
"Đỏ mắt" tìm việc cuối năm
Cầu lao động hiện chỉ tập trung vào một số ngành nghề mang tính thời vụ thuộc nhóm dịch vụ và kinh doanh bán hàng, còn đối với các ngành tài chính - ngân hàng, xây dựng thì gần như "mò kim đáy bể"!
Hẹp cửa cho người lao động
Cầm tấm bằng Kỹ sư cơ khí của ĐH Bách Khoa Hà Nội trong tay nhưng hơn một năm nay, nộp gần chục hồ sơ xin việc nhưng M vẫn không thể xin được việc làm phù hợp cho mình. "Ra trường đúng vào lúc kinh tế suy thoái, doanh nghiệp cắt giảm sản xuất nên đi tới đâu người ta cũng lắc đầu", M nói.
Không có việc, M chấp nhận làm công nhân cho công ty chuyên lắp ráp thang máy để có thu nhập "qua ngày". Nào ngờ, mới được 2 tháng thì công ty M phải ngừng hoạt động do nhiều đối tác nợ tiền không trả. "Dự định kiếm tiền về quê ăn tết của em vậy là cũng không thành", M cám cảnh.
Lao động mỏi mắt tìm việc làm cuối năm
Ghi nhận tại Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM, khác với những năm trước, năm nay, nhu cầu tuyển dụng lao động giảm. Chị Hoàng Thị Cúc (29 tuổi) cho biết, chuyên ngành của chị là tài chính - ngân hàng. Trước đây chị nghỉ việc để sinh con nhưng giờ con đã lớn thì lại không nơi nào nhận. Cùng tâm trạng như chị Cúc, anh Nguyễn Công Hùng, kỹ sư xây dựng tâm sự: "Công ty cũ mình đã đóng cửa nên giờ đang thất nghiệp nhiều tháng nay, lần này đi tìm việc mong dịp cuối năm sẽ có thu nhập nhưng nơi nào cũng bảo là không có nhu cầu tuyển thêm vì không có việc".
Nếu như cùng thời điểm này các năm trước, thị trường lao động TPHCM đã bắt đầu nhộn nhịp do nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp tăng nhằm tăng nguồn nhân lực phục vụ lễ, tết và hậu tết thì hiện tại, thị trường việc làm đang rất trầm lắng.
Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (FALMI), càng vào thời điểm cuối năm, người lao động càng khó tìm được việc làm hơn do doanh nghiệp còn thiếu vốn và gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực FALMI nhận định: "Năm nay do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên cuối năm nhiều lao động khó tìm việc làm. Nhu cầu tuyển dụng giảm đồng nghĩa với việc người lao động sẽ hẹp cửa hơn trong tìm kiếm công việc thích hợp".
Hơn 50% doanh nghiệp ngừng sản xuất
Lý giải về nhu cầu tuyển dụng lao động giảm, ông Nguyễn Cao Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM cho rằng: Tình hình kinh tế khó khăn trong năm qua là nguyên nhân chính khiến nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vào thời điểm cuối năm không mấy khả quan. Việc doanh nghiệp "đua nhau" đóng cửa đã khiến lao động thất nghiệp gia tăng.
Tương tự, ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội (HEIC) cho biết, so với những năm trước, thị trường lao động cuối năm nay vô cùng khó khăn, khi số lượng doanh nghiệp giảm sút đáng kể. "Lượng lao động tìm được việc rất ít, hầu hết đều là những công việc không ổn định, chỉ mang tính thời vụ", ông Thành nói.
Hà Nội vừa tiến hành việc rà soát nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn thành phố. Kết quả bất ngờ cho thấy, trong số 64.000 DN đăng ký kinh doanh hiện chỉ còn gần 20.000 DN đang duy trì hoạt động. Nhu cầu tuyển lao động của số doanh nghiệp này là không đáng kể.
Trong khi đó, số lượng người thất nghiệp lại không ngừng tăng lên. Tính tới cuối tháng 11/2012, Hà Nội đã có tới 22.700 lao động tới đăng ký BH thất nghiệp. Nếu so với cùng kỳ năm 2011, con số này đã tăng lên gần 50% (năm 2011 là hơn 15.100 người). Thống kê cho thấy, lao động thất nghiệp đa phần là lao động phổ thông thuộc công ty TNHH, công ty CP nhà nước (chiếm tới 60% loại hình công ty có người thất nghiệp).
Còn tại TP Hồ Chí Minh, trong 10 tháng đầu năm 2012, đã có đến 120.000 lao động làm hồ sơ đăng ký thất nghiệp, tăng gần 35% so với cùng kỳ năm 2011.
Lao động tới đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp gia tăng
Kết quả từ những phiên giao dịch việc làm những tháng cuối năm cho thấy, hầu hết ngành có nhu cầu tuyển lao động thuộc về lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ như bán hàng, chăm sóc khách hàng từ xa cho các mạng viễn thông, chuyên viên tư vấn tư vấn bán hàng, tư vấn bảo hiểm, chăm sóc khách hàng, giao dịch viên điện thoại, trình dược viên, bảo vệ...
Lướt qua các trang tìm kiếm việc làm, tại thời điểm này những công ty giao tuyển dụng với số lượng lớn đều có đặc điểm tuyển lao động phổ thông không cần trình độ cao, không cần kinh nghiệm.
"Nhu cầu tìm việc cuối năm mà công ty đưa ra hầu hết mang tính thời vụ với mức lương thấp, dành cho các bạn sinh viên làm ngoài giờ hoặc những bạn trẻ chưa có việc làm chấp nhận làm tạm thời để lấp chỗ trống", bà Phạm Thị Thanh Liễu, Trưởng phòng Việc làm (HEIC) nhận định.
Theo 24h
Hà Nội vận động nhà giáo không mời tiệc cưới quá 300 người Triển khai thực hiện Chỉ thị của Thành ủy Hà Nội về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn TP.Hà Nội, Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục, các trường học trong toàn ngành tổ chức quán triệt nội dung của Chỉ thị tới cán bộ, giáo...