100 ông đồ hội ngộ cho chữ ở Vũng Tàu
Hơn 100 người đến từ 12 câu lạc bộ thư pháp nổi tiếng của cả nước có dịp múa bút, cho chữ khán giả tại phố biển.
Chương trình Hội ngộ ông đồ lần thứ hai thu hút hàng trăm nhà thư pháp Việt tham gia.Ảnh: Chiêu Ngân
Ngày 12/1, tổ chức Kỷ lục Việt Nam phối hợp Công ty thoát nước và phát triển Đô thị Bà Rịa – Vũng Tàu cùng phối hợp tổ chức chương trình Hội ngộ Ông đồ lần thứ hai tại Hội chợ Du lịch của Vũng Tàu. Chương trình kéo dài đến hết ngày 13/1 với nhiều hoạt động sôi nổi như: tặng thư pháp cho khách tham dự, biểu diễn các tiết mục thư pháp đoạt kỷ lục Việt Nam, tặng tranh thư pháp để triển lãm từ thiện, biểu diễn lân sư rồng của đoàn kỷ lục gia Phước Anh Đường, các tiết mục biểu diễn của các kỷ lục gia Việt Nam…
Hội ngộ Ông đồ là hoạt động văn hóa nhằm hướng về cội nguồn, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, tinh hoa văn hóa Việt trong nghệ thuật thư pháp.
Mỗi nhà thư pháp có một nét phóng bút riêng, tạo nên sự đa dạng cho các tác phẩm được thực hiện ngay tại ngày hội. Ảnh: Chiêu Ngân
Cô Mỹ Hạnh – 65 tuổi, đến từ CLB thư pháp Giác Ngộ tại quận Tân Phú, TP HCM, dù chân đau và bước đi khập khiễng vẫn cố gắng tham dự chương trình này. Quá háo hức đến quên cái đau, cô dạo liên tục xung quanh khu triển lãm các bức tranh thư pháp để làm quen cùng các ông đồ. Cô cũng nhiệt tình múa bút và tặng chữ cho các vị khách đến tham gia chương trình. Khi nhiều người thấy áy náy vì cô đi lại khó khăn mà vẫn nhiệt tình đứng cho chữ, cô chỉ cười mà nói: “Lần đầu được tham gia một chương trình vui và nhiều ý nghĩa như thế này, tôi không thể ngồi một chỗ được”.
Nhiều du khách tham quan ngày hội ông đồ trong sáng 12/1 đều nhận xét, chương trình được tổ hoành tráng, vui và sôi nổi. Chú Lê Vũ, 64 tuổi, đến từ CLB thư pháp Khánh Hòa, là một trong những kỷ lục gia của Việt Nam khi sở hữu 200 bức tranh tạo hình và tranh chân dung với đủ mọi chất liệu khác nhau chia sẻ: “Tôi rất mong chương trình sẽ diễn ra hằng năm để những người yêu thư pháp Việt có cơ hội giao lưu, gặp gỡ và cho chữ khán giả”,
Video đang HOT
Tại ngày hội này, thầy Thích Nhuận Pháp, cao 91 cm, được trao danh hiệu kỷ lục gia “Ông đồ tu sĩ nhỏ nhất”. Ảnh: Chiêu Ngân
Dịp này, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam Vietkings cũng xác nhận và trao 8 kỷ lục thư pháp gồm: Vải lụa tím viết thư pháp dài nhất về chủ đề “Ngàn năm văn hiến” của CLB thư pháp Huế Thư pháp trên nón lá vẽ danh lam thắng cảnh ba miền nhiều nhất của CLB thư pháp Mũi Né Bộ văn phòng tứ bửu được trưng bày nhiều nhất của CLB Thư pháp chữ Việt Hà Nội Lễ khai danh ông đồ nhiều nhất (CLB Thư pháp Nam Việt – Quảng Nam) Bức trướng lụa thư pháp dài nhất thể hiện bài thơ “ Tổ Quốc ở Trường Sa” của nhà thư pháp Cao Văn Long Bức tranh hoa sen thư pháp dài nhất của họa sĩ Hồ Mai Hương Bức thư pháp viết bài Hịch tướng sĩ dài nhất của ông Dương Minh Hoàng.
Kỷ lục cuối cùng được trao cho thầy Thích Nhuận Pháp, cao 91 cm, với danh hiệu “Ông đồ tu sĩ nhỏ nhất”.
Theo VNE
Dạo bước công viên ngày đầu năm
Ngày 1/1 cũng là ngày cuối của chuỗi 4 ngày nghỉ lễ, thay vì đi chơi xa, nhiều người dân thành phố tìm đến các thú vui tao nhã, nhẹ nhàng ở các công viên trong thành phố: thưởng thức trà đạo, xem thư pháp gia "múa bút" những chữ tài, chữ lộc...
Ngay từ 7 giờ sáng, hàng trăm lượt khác tham quan đã có mặt tại tại khu vui chơi Thảo cầm viên (quận 1).
Thảo cầm viên tổ chức một chương trình biểu diễn nghệ thuật ca múa nhạc, xiếc, ảo thuật... phục vụ khách tham quan. Chương trình kéo dài trong suốt ngày lễ cùng nhiều trò chơi dân gian và các phần quà dành tặng các em thiếu nhi khi tham gia.
Công viên 23/9, diễn ra triển lãm chủ đề "Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Mỗi quận, huyện đều có một gian trưng bày các hình ảnh sự kiện, sản phẩm đặc sắc của địa phương mình. Gian trưng bày của quận 7 thu hút khách tham quan sa bàn khu đô thị mới. Còn gian trưng bày của quận 12 lại tràn ngập các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ.
Gian hàng của huyện Nhà Bè lại có cách gây chú ý rất riêng: mời mọi người thưởng thức dừa nước miễn phí
Không chỉ tham quan triển lãm, du khách còn có thể thưởng thức trà đạo, đặt viết thư pháp, mua sắm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ: cành mai kết bằng cườm, những bức tranh treo tường, quần áo - túi xách bằng thổ cẩm...
Chữ "lộc" được nhiều người đặt mua để trang trí nhà cửa hay làm quà biếu tết
Vừa thưởng thức vừa học pha chế trà đạo
Tranh thủ mua cây cảnh cho dịp tết Nguyên đán
Các bà nội trợ thì chăm chú nghe hướng dẫn cách trồng nấm linh chi đỏ
Nhiều du khách thích thú chọn lựa sản phẩm may mặc bằng thổ cẩm Chăm
Người bán hàng vừa bán vừa biểu diễn dệt thổ cẩm.
Theo Dantri
Bụi tục chốn thiền Cách đây 2/3 thế kỷ, bài thơ "Ông đồ" đầy lá vàng và bụi chợ của Vũ Đình Liên, tưởng là lời trăng trối của người bán chữ mong chia sẻ những mảnh vong hồn xưa cũ của dân tộc cùng thiên hạ. Nhưng hôm nay, khi "hoa đào nở", giữa chốn phồn hoa lại có rất nhiều người "bày mực tàu giấy...