100 ngôi sao biến mất bí ẩn: Dấu hiệu tồn tại của nền văn minh ngoài Trái đất?
100 ngôi sao biến mất bất ngờ có thể là dấu hiệu về sự tồn tại của các nền văn minh ngoài vũ trụ.
Các nhà khoa học tại Đại học Stockholm, Thụy Điển vừa phát hiện 100 ngôi sao ngoài vũ trụ biến mất một cách bí ẩn. Nguyên nhân chính xác của hiện tượng này vẫn chưa thể khẳng định, song các nhà nghiên cứu cho rằng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại các nền văn minh ngoài Trái Đất.
Các ngôi sao bất ngờ biến mất khỏi vũ trụ có thể là nơi tồn tại các nền văn minh ngoài Trái đất.
Theo tờ Science Alert, các nhà nghiên cứu đã phân tích danh mục ngôi sao từ những năm 1950 và so sánh với dữ liệu mới. Theo đó, tổng cộng có 600 triệu vật thể từ các danh mục do Đài thiên văn Hải quân Hoa Kỳ (USNO) và hệ thống kính viễn vọng của Đại học Hawaii cung cấp.
Quan sát các thiên thể của USNO kéo dài trong vòng 50 năm, tập trung vào các ngôi sao có cường độ lên tới 21 Pan-STARR, các chuyên gia xác định có hơn 1
51.000 ngôi sao có khả năng biến mất. Sau một thời gian quan sát kĩ, số lượng giảm xuống còn 23.600 ngôi sao.
Cuối cùng, các nhà khoa học xác định mẫu các ngôi sao màu đỏ, di chuyển trung bình nhanh hơn các vật thể khác. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, các ngôi sao có thể khá mờ nhưng đôi khi chúng bùng lên với lực đủ mạnh, gây ra sự chú ý đặc biệt.
Theo đó, khả năng biến mất của các ngôi sao được cho là do các hoạt động của các nền văn minh ngoài vũ trụ, những nơi mà con người chưa từng biết tới.
Bạch Dương
Theo vtc.vn
Những phát hiện khoa học quan trọng nhất của thập kỷ
Thập niên 2010 với nhiều khám phá quan trọng sắp kết thúc. Trong 10 năm qua, các nhà khoa học đã có nhiều khám phá về cơ thể người, hành tinh và vũ trụ có ý nghĩa.
Ngay sau khi hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa vào ngày 6/8/2012, xe tự hành thám hiểm sao hỏa mang tên Curiosity của NASA đã phát hiện những viên sỏi tròn. Đây là bằng chứng cho thấy bề mặt sao Hỏa từng có những dòng sông chảy qua hàng tỷ năm trước. Curiosity sau đó phát hiện thêm nhiều bằng chứng khác cho thấy bề mặt sao Hỏa đã từng có nhiều suối, hồ và thậm chí đại dương. Năm 2014, Curiosity còn phát hiện các phân tử hữu cơ phức tạp mà các nhà khoa học gọi là khối cơ bản tạo nên sự sống.
Ảnh: European Southern Observatory.
Đây là bức ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ được các nhà khoa học thuộc dự án Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện (Event Horizon Telescope - EHT) công bố ngày 10/4/2019. Bức ảnh là thành quả phối hợp giữa tám đài quan sát trên khắp thế giới, từ Hawaii đến cực Nam và hơn 200 chuyên gia thiên văn học. Khi kết hợp lại, những kính thiên văn này hoạt động như một chiếc kính thiên văn có kích thước bằng Trái Đất. Nó có thể thu thập hơn một petabyte trong khi quan sát hố đen M87 cách trái đất gần 55 triệu năm ánh sáng vào tháng 4/2017. Sau đó, các nhà khoa học phải mất hai năm để sắp xếp những bức ảnh đã chụp lại thành bức ảnh này.
Tiến sĩ Christian Hinrichs (phải) tại Viện Ung thư Quốc gia Mỹ về liệu pháp miễn dịch cho bệnh ung thư HPV cho một bệnh nhân ung thư di căn xem ảnh chụp CT sự khác biệt của khối u ung thư và trước và sau khi điều trị. Từ lâu, các bác sĩ chỉ có 3 biện pháp chính để chiến đấu chống tế bào ung thư: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, phát hiện mới về liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư của hai nhà khoa học James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) giành Giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018 đã mang lại cho các bệnh nhân ung thư niềm hi vọng.
Hai nhà khoa học Emmanuelle Charpentier (trái) và Jennifer Doudna đã giúp cách mạng ngành y sinh với việc phát triển công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR. Phương pháp phẫu thuật gene CRISPR là phương pháp nhóm các đoạn ngắn đối xứng lặp lại thường xuyên. Hệ thống CRISPR/Cas9 "làm việc" bằng cách định vị chính xác và ghép các gene đặc biệt vào hệ gene. Phương pháp này có thể tạo các đột biến khiến gene mất chức năng, hoặc tạo ra các biến đổi khiến các gene đột biến trở lại tình trạng bình thường. Phương pháp này mở ra khả năng điều trị HIV, ung thư hoặc thậm chí hồi sinh những động vật đã tuyệt chủng.
Các phát hiện trong thập kỷ này chứng minh rằng hội họa có nguồn gốc lâu đời. Năm 2019, một bức tranh hang động mô tả cảnh săn bắn có niên đại 44.000 năm đã được tìm thấy ở Indonesia. Bức tranh vừa được phát hiện này đã trở thành bức tranh vẽ trên đá lâu đời nhất do con người tạo ra. Trước đó, các nhà khoa học đã tìm thấy các mảnh vỏ sò có màu được đục lỗ ở Tây Ban Nha có niên đại ít nhất 115.000 năm vào năm 2018. Điều này chứng tỏ người cổ đại có cuộc sống phong phú hơn chúng ta nghĩ.
Thập kỷ này cũng chứng kiến nhiều phát hiện khoa học mới về loài người. Năm 2010, kết quả xét nghiệm ADN từ một mẩu xương ngón tay út trong hang Denisova cho thấy chủ nhân của ngón tay là một phụ nữ thuộc chủng người khác với người hiện đại. Họ gọi chủng người ấy là Denisova. Năm 2015, các nhà khoa học cũng đã tìm ra hóa thạch của chủng người Homo naledi ở Nam Phi. Những phát hiện này đã mở ra khả năng nghiên cứu sự tiến hóa của con người. Ảnh chụp mô hình tái tạo lại chân dung người Homo naledi của nghệ sĩ John Gurche.
Hình ảnh trên mô tả hai ngôi sao neutron va chạm với nhau và tạo ra sóng hấp dẫn, một trong những khám phá lớn của thập kỷ. Ngày 11/2/2016, một nhóm các nhà vật lý của Trạm quan sát Sóng hấp dẫn bằng tia laser giao thoa (LIGO) ở Washington và Louisiana (Mỹ) công bố đã phát hiện được sóng hấp dẫn từ vụ va chạm của hai lỗ đen cách chúng ta khoảng 1,3 tỷ năm ánh sáng. Phát hiện này đã chứng mình cho lý thuyết tương đối rộng của Albert Einstein và đem lại cho các nhà khoa học tìm ra chúng giải thưởng Nobel Vật lý 2017.
Kính viễn vọng không gian dùng để tìm kiếm những hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời (TESS) của NASA đã được phóng lên không gian vào ngày 18/4/2018. TESS được thiết kế để tiếp nối kính viễn vọng không gian Kepler, sứ mệnh săn hành tinh đầu tiên của NASA được phóng đi năm 2009. Trong thời gian đầu hoạt động, TESS đã phát hiện ba hành tinh mới, trong đó có một hành tinh được mô tả là "siêu Trái Đất". Sứ mệnh TESS được đánh giá sẽ là "cầu nối đến tương lai", giúp các nhà khoa học xác định những ngoại hành tinh nào có triển vọng nghiên cứu thêm để chuẩn bị cho sứ mệnh Kính viễn vọng Vũ trụ James Webb được phóng lên vào năm 2021.
Theo news.zing.vn
Điều gì xảy ra nếu loài nhện có kích thước bằng con người? Khi đó, chúng sẽ trở thành loài vật cực kỳ nguy hiểm. Con người sẽ luôn trong trạng thái chiến đấu, nhằm kiểm soát số lượng và hạn chế tác hại của chúng. Đức Hải Video: What If Theo news.zing.vn