100 năm trước từng có một căn bệnh kì lạ bị bỏ quên, khiến hàng triệu người buồn ngủ, bị mắc kẹt trong cơ thể của chính mình và tử vong

Theo dõi VGT trên

Căn bệnh ngủ này xảy ra cùng thời điểm với dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát nên nó thường bị lịch sử và con người lãng quên.

Sau Thế chiến I, một căn bệnh ngủ kì lạ hay còn được gọi là bệnh viêm não rối loạn hôn mê (lethargic encephalitis) đã tấn công hàng triệu người trên khắp thế giới và khiến các nhà khoa học đau đầu trong suốt nhiều thập kỷ. Dựa vào nhiều nguồn tin, khoảng 1 triệu người mắc bệnh ngủ đã qua đời, trong khi nhiều người khác thì bị biến thành bức tượng sống, phải dành cả phần đời còn lại bị mắc kẹt trong chính cơ thể của mình, không thể cử động cũng không thể nói nên lời.

100 năm trước từng có một căn bệnh kì lạ bị bỏ quên, khiến hàng triệu người buồn ngủ, bị mắc kẹt trong cơ thể của chính mình và tử vong - Hình 1

Rất nhiều nhà khoa học danh tiếng 100 năm về trước đã cố gắng để tìm ra nguyên nhân của căn bệnh kì lạ này cũng như cách điều trị. Thế nhưng, đến nay, vẫn chưa có điều gì được chứng minh rõ ràng và căn bệnh này vẫn tồn tại như một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử y khoa.

Bệnh ngủ lan ra khắp toàn cầu cùng thời điểm với dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát giết chết hơn 50 triệu người. Và đây chính là lý do lịch sử đã ngó lơ căn bệnh này mặc dù nó cũng gây ra cái chết của hơn 1 triệu người và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người khác.

Đa số các trường hợp mắc bệnh đều được báo cáo vài tháng sau khi Thế chiến I kết thúc, nhưng nhiều người tin rằng căn bệnh ngủ này đã bắt đầu từ khoảng năm 1915 hoặc 1916 khi những người lính được các bác sĩ ở Paris, Pháp, kiểm tra sức khỏe. Ban đầu, bác sĩ tin rằng nguyên nhân gây ra những triệu chứng bất thường này là khí mù tạt, một loại khí ga được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh. Thế nhưng, không lâu sau đó, nhận định này của họ đã bị chứng minh là sai.

Một nhà tâm thần học đến từ Vienna tên Constantin von economo đã viết một bài báo về căn bệnh này sau khi ông chứng kiến những người dân thường mắc phải. Không lâu sau đó, tên ông xuất hiện trên các trang báo và căn bệnh viêm não rối loạn hôn mê được biết đến rộng rãi ở Vienna với tên gọi là bệnh Economo.

100 năm trước từng có một căn bệnh kì lạ bị bỏ quên, khiến hàng triệu người buồn ngủ, bị mắc kẹt trong cơ thể của chính mình và tử vong - Hình 2

100 năm trước từng có một căn bệnh kì lạ bị bỏ quên, khiến hàng triệu người buồn ngủ, bị mắc kẹt trong cơ thể của chính mình và tử vong - Hình 3

“Chúng ta đang đối mặt với một căn bệnh ngủ kéo dài. Các triệu chứng ban đầu là đau đầu và khó chịu. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu bị buồn ngủ và rơi vào cơn mê sảng… Triệu chứng này có thể gây ra tử vong ngay lập tức hoặc trong vài tuần tiếp theo. Ngoài ra, nó cũng có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng do sự biến đổi từ cơn buồn ngủ đơn thuần cho đến trạng thái choáng váng và hôn mê sâu” – ông Constantin viết trong bài báo xuất bản năm 1917.

Vài năm sau đó, căn bệnh ngủ kì lạ đã tấn công vào các hộ gia đình, đoạt mạng không ít người và khiến cho hàng triệu bệnh nhân bị mắc kẹt trong chính cơ thể của mình.

Đây là căn bệnh gây ra viêm não, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và được biết đến rộng rãi với cái tên là bệnh ngủ, nghe có vẻ buồn cười so với khả năng giết người của nó. Theo nhiều báo cáo, căn bệnh này giết chết 1/3 người nhiễm bệnh, tỉ lệ sống sót là khoảng 20% nhưng đa số đều không thể sống độc lập mà phải nhờ vào sự chăm sóc đặc biệt. Ít hơn 1/3 trong số đó có thể hồi phục hoàn toàn.

Bệnh ngủ có thể tấn công mọi người bất kể độ tuổi và dễ nhiễm bệnh nhất là những người trẻ thuộc độ tuổi 15-35. Giai đoạn đầu của căn bệnh kì lạ này khônng khác gì bệnh cúm thông thường: Sốt cao, đau đầu, mệt mỏi và sổ mũi. Bệnh nhân không hề biết rằng bản thân mình đang chiến đấu với căn bệnh chết người và trong thời gian đó thì căn bệnh đã có thể xâm nhập vào não.

Nguyên nhân cái chết được xác định là do sưng vùng dưới đồi, một phần nhỏ của não có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các chức năng, trong đó có giấc ngủ. Khi bị bệnh ngủ tấn công, khu vực dưới đồi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

Khoảng 10 năm sau bài báo của Constantin, bệnh ngủ bỗng dưng biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, nhà virus học John Oxford tin rằng “cuộc chơi” ấy vẫn chưa kết thúc.

Tôi thật sự tin rằng căn bệnh này có thể sẽ trở lại lần nữa. Đến khi chúng ta tìm hiểu được nguyên do mới có thể thật sự ngăn chặn nó” – ông nói với BBC.

Đúng như ông John dự đoán, căn bệnh ngủ này đã quay trở lại một lần nữa. Năm 1993, một cô gái trẻ có tên là Becky Howells đã bị chẩn đoán nhiễm bệnh ngủ và mất vài năm sau đó, cô mới có thể hồi phục. Ngày càng nhiều trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện, ông John cùng với sự giúp đỡ của một vài đồng nghiệp đã có thể tìm ra nhiều điểm tương đồng giữa các bệnh nhân.

Nhiều bệnh nhân đã bị viêm họng trước khi phát hiện bị nhiễm bệnh ngủ. Hai bác sĩ Russell Dale và Andrew Church tin rằng căn bệnh được gây ra bởi một dạng vi khuẩn hiếm gặp có tên là streptococcus, hệ thống miễn dịch của con người bị tổn thương khi chiến đấu với vi khuẩn và kết quả là nó xâm nhập vào não, làm não bị tổn thương.

Đó hẳn là một khám phá mang tính đột phá nhưng không ai có thể chứng minh chắc chắn rằng vi khuẩn streptococcus gây ra bệnh viêm não rối loạn hôn mê. Nghiên cứu vẫn được tiến hành và đến hiện tại, căn bệnh này vẫn là một bí ẩn lớn đối với giới y khoa.

Covid-19 khác gì với những đại dịch từng xảy ra trên thế giới?

Mặc dù Covid-19 là dịch bệnh mà hầu hết chúng ta chưa từng trải qua trước đây, nhưng đại dịch vốn không phải là điều gì mới mẻ.

Đại dịch đã đóng một vai trò trong việc định hình lịch sử loài người qua các thời đại. Lịch sử cho thấy rằng mặc dù đại dịch có sức tàn phá khủng khiếp, nhưng những gì chúng ta đang trải qua hiện nay không phải là bất thường.

Đầu tiên, cần giải thích rõ ý nghĩa của từ "đại dịch". Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa đại dịch là "sự lây lan của một căn bệnh mới trên toàn thế giới".

Covid-19 khác gì với những đại dịch từng xảy ra trên thế giới? - Hình 1

1981 đến nay: HIV

Video đang HOT

Với những cải thiện to lớn về điều trị, thông tin, năng lực chẩn đoán và giám sát ở các nước phương Tây, thật dễ quên đi rằng các chuyên gia vẫn xếp HIV là đại dịch.

Kể từ đầu những năm 1980, HIV đã cướp đi sinh mạng của hơn 32 triệu người. Tính đến hết năm 2018, khoảng 37,9 triệu người đang sống chung với HIV.

Mặc dù HIV cũng là do virus gây ra, nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa hai đại dịch này; rõ ràng nhất là cơ chế lây truyền của chúng. Không giống như SARS-CoV-2 gây ra COVID-19, HIV không thể lây qua ho và hắt hơi.

Tương tự, COVID-19 lây lan trong cộng đồng dễ dàng hơn nhiều. Trong vòng vài tuần, SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở mọi châu lục trên Trái đất trừ Nam Cực.

Một sự khác biệt quan trọng khác là hiện chưa có thuốc nào có thể điều trị hoặc ngăn ngừa COVID-19. Mặc dù chưa có vắc-xin HIV, song nhờ có thuốc kháng virus, những người được tiếp cận điều trị giờ đây có thể sống lâu và khỏe mạnh.

2009 - 2010: Cúm heo H1N1

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), từ tháng 4/2009 đến tháng 4/2010, đại dịch cúm heo đã ảnh hưởng đến khoảng 60,8 triệu người. Ngoài ra còn có khoảng 274.304 người phải nhập viện và 12.469 người chết.

Cả cúm heo và virus corona mới đều gây ra các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, ho và đau đầu.

Giống như SARS-CoV-2, virus (H1N1) cũng khác biệt đáng kể so với các chủng khác. Điều này có nghĩa là hầu hết mọi người không có miễn dịch tự nhiên.

Tuy nhiên, đáng chú ý là một số người lớn tuổi đã có miễn dịch, gợi ý rằng (H1N1) hoặc thứ gì đó tương tự có thể đã lây nhiễm cho một số lớn người từ vài thập kỷ trước. Vì khả năng miễn dịch này, 80% trường hợp tử vong xảy ra ở những người dưới 65 tuổi.

Điều này không đúng với SARS-CoV-2; tất cả các nhóm tuổi dường như đều có khả năng mắc bệnh như nhau, và người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh nặng nhất. Có thể một số nhóm người nhất định có mức độ miễn dịch nào đó chống lại SARS-CoV-2, nhưng các nhà nghiên cứu chưa xác định được một nhóm như vậy.

Tỷ lệ tử vong chung của cúm heo là khoảng 0,02%. Theo ước tính gần đây, có thể thay đổi khi đại dịch tiến triển, con số này thấp hơn một chút so với Covid-19. Ngoài ra, cúm heo ít lây hơn Covid-19.

Chỉ số lây cơ bản (R0) của cúm lợn là 1,4 đến 1,6. Điều này có nghĩa là mỗi người bị cúm heo có thể lây virus cho trung bình từ 1,4 đến 1,6 người. Ngược lại, các nhà khoa học tin rằng R0 của Covid-19 nằm trong khoảng từ 2 đến 2,5, hoặc có thể cao hơn.

Những lần quay lại của dịch tả

Trong 2 thế kỷ qua, dịch tả đã 7 lần đạt tỷ lệ đại dịch. Các chuyên gia phân loại dịch tả năm 1961-1975 là đại dịch thứ bảy.

Dịch tả là một bệnh nhiễm khuẩn ở ruột non do một số chủng Vibrio cholerae. Bệnh có thể gây tử vong trong vài giờ. Triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy, mặc dù chuột rút và nôn cũng có thể xảy ra.

Mặc dù điều trị bù nước ngay lập tức đạt thành công trong 80% trường hợp, tỷ lệ tử vong của bệnh tả có thể lên tới 50% nếu không điều trị. Con số này cao hơn nhiều lần so với ước tính cao nhất đối với Covid-19. Dịch tả xảy ra khi ăn phải thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm.

Đại dịch thứ bảy do một chủng V. cholerae có tên El Tor, được các nhà khoa học xác định lần đầu tiên vào năm 1905. Dịch dường như bắt đầu trên đảo Sulawesi ở Indonesia. Từ đó, nó lan sang Bangladesh, Ấn Độ và Liên Xô, bao gồm cả Ukraine và Azerbaijan.

Đến năm 1973, dịch cũng đã lan đến Nhật, Ý và Nam Thái Bình Dương. Vào những năm 1990, mặc dù đại dịch đã chính thức chấm dứt, chủng này đã đến Châu Mỹ Latinh, một khu vực chưa từng có dịch tả trong suốt 100 năm. Tại đây, đã có ít nhất 400.000 trường hợp bệnh và 4.000 trường hợp tử vong.

Cũng như Covid-19, rửa tay là thiết yếu để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tuy nhiên, để ngăn ngừa dịch tả, tiếp cận với nước an toàn và vệ sinh thực phẩm tốt cũng quan trọng không kém.

1918: Cúm Tây Ban Nha

Mùa xuân năm 1918, các chuyên gia y tế đã phát hiện ra một loại virus H1N1 trong binh lính Mỹ.

Từ tháng 1 năm 1918 đến tháng 12 năm 1920, loại virus này - có vẻ đã lây từ chim sang người - đã khiến khoảng 500 triệu người nhiễm bệnh, tương đương với 1/3 dân số Trái đất. Chỉ riêng ở Mỹ, virus đã giết chết khoảng 675.000 người, và khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới.

Chủng cúm này, giống như Covid-19, lây truyền qua các giọt bắn từ đường hô hấp.

Như với Covid-19, người cao tuổi có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với Covid-19, cúm Tây Ban Nha cũng ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn ở độ tuổi 20-40.

Trên thực tế, một thanh niên 25 tuổi dễ bị chết vì cúm Tây Ban Nha hơn một người già 74 tuổi. Điều này là bất thường đối với bệnh cúm.

Tuy nhiên, Covid-19 nói chung ảnh hưởng đến trẻ em tương đối nhẹ và người lớn ở độ tuổi 20-40 ít bị các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với người cao tuổi.

Giống như cúm heo, có thể người cao tuổi tại thời điểm đó đã có miễn dịch từ trước nhờ một mầm bệnh tương tự. Có lẽ đại dịch cúm 1889-1890, còn gọi là cúm Nga, đã mang lại sự bảo vệ nhất định cho những người sống sót sau đó.

Ngoài ra, một số nhà khoa học tin rằng phản ứng miễn dịch mạnh của những người trẻ hơn có thể đã dẫn đến các triệu chứng phổi nghiêm trọng hơn do "xuất tiết quá mức ở phổi". Nói cách khác, phản ứng miễn dịch mạnh ở người trẻ có thể tạo ra quá nhiều chất dịch trong phổi, khiến việc thở trở nên khó khăn hơn.

Vào thời điểm đó, không có vắc-xin để ngăn ngừa bệnh và không có thuốc kháng sinh để điều trị các nhiễm khuẩn bội nhiễm. Độc lực của chủng cúm đặc biệt này và việc thiếu thuốc đã khiến nó trở thành đại dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử gần đây.

Đại dịch diễn ra theo hai làn sóng, với làn sóng thứ hai nguy hiểm hơn làn sóng thứ nhất. Tuy nhiên, virus đã biến mất khá đột ngột.

Cúm Tây Ban Nha có tỷ lệ tử vong khoảng 2,5%. Ở giai đoạn này, thật khó để so sánh với COVID-19 vì ước tính khác nhau.

Một thời đại khác

Tỷ lệ tử vong cao của bệnh cúm Tây Ban Nha một phần là do độc lực của virus.

Sự khác biệt về xã hội cũng đóng một vai trò. Vào năm 1918, người dân có xu hướng sống ở những khu vực gần nhau và có lẽ không coi trọng vấn đề vệ sinh. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến tốc độ lây lan nhanh chóng của virus và mức độ nguy hiểm của nó.

Ngoài ra, thế giới lúc đó đang có chiến tranh, nghĩa là một số lượng lớn binh lính phải di chuyển đến các địa điểm xa xôi và tạo điều kiện cho sự lây lan của bệnh dịch. Trong thời bình, người bị bệnh nặng sẽ ở nhà, trong khi một người chỉ hơi ốm có thể tiếp tục như bình thường.

Trong Thế chiến I, suy dinh dưỡng là phổ biến đối với cả những người ở hậu phương và tiền tuyến. Đây là một yếu tố khác có thể khiến mọi người dễ mắc bệnh hơn.

Cúm Tây Ban Nha và giãn cách vật lý

Mặc dù đại dịch cúm Tây Ban Nha có nhiều điểm khác biệt so với đại dịch Covid-19 ngày nay, nhưng nó dạy cho chúng ta một bài học quý giá về hiệu quả của việc thực hiện nhanh chóng các biện pháp giãn cách vật lý, hoặc các biện pháp giãn cách xã hội.

Tại Philadelphia, chính quyền đã hạ thấp tầm quan trọng của những ca bệnh đầu tiên trong thành phố. Các cuộc tụ họp đông người tiếp tục và các trường học vẫn mở. Thành phố chỉ thực hiện giãn cách vật lý và các biện pháp khác khoảng 14 ngày sau khi các ca bệnh đầu tiên xuất hiện. Điều này đã để lại hậu quả đáng kể.

Ngược lại, trong vòng 2 ngày sa khi những ca bệnh đầu tiên được báo cáo, St. Louis, MI, đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp giãn cách vật lý.

Như một tác giả viết, cái giá mà Philadelphia phải trả cho sự chậm trễ có vẻ rất đáng kể; vào thời điểm Philadelphia phản ứng, thành phố này đã phải đối mặt với quy mô dịch bệnh lớn hơn nhiều so với St. Louis.

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng

Năm 2002, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) đã trở thành đại dịch đầu tiên của thế kỷ 21. Giống như COVID-19, SARS là do một loại virus corona, được gọi là SARS-CoV. Nó cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Các nhà khoa học tin rằng SARS-CoV-2, virus gây ra COVID-19, có nguồn gốc từ dơi, di chuyển sang tê tê, sau đó lây sang người. Tương tự, SARS-CoV bắt đầu ở loài dơi, nhưng nó đã di chuyển vào cầy hương trước khi lây sang người.

Cả SARS-CoV và virus gây Covid-19 đều có thể lây qua các giọt bắn khi ho và hắt hơi.

Trên toàn cầu, SARS đã lây nhiễm khoảng 8.000 người tại 29 quốc gia và có tỷ lệ tử vong khoảng 10%. Theo hầu hết các ước tính, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ tử vong của Covid-19.

Cả SARS và Covid-19 đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến người cao tuổi hơn so với những người trẻ. Khoảng một nửa trong số những người trên 65 tuổi mắc SARS đã tử vong, so với chỉ 1% số người dưới 24 tuổi.

Tuy nhiên, Covid-19 dường như dễ lây hơn SARS và đã lan rộng ra nhiều quốc gia và giết chết nhiều người hơn SARS.

Chúng ta đã thanh toán dịch SARS như thế nào?

Nói một cách vắn tắt, giám sát, cách ly người nhiễm và các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt đã ngăn chặn tiến trình của SARS. Như một bài báo đã viết, "Bằng cách cắt đứt sự lây truyền từ người sang người, SARS đã được xóa sổ một cách hiệu quả".

Câu hỏi đặt ra là, chúng ta có thể xóa sổ COVID-19 theo cách này không? Trả lời câu hỏi này, các tác giả viết:

"Covid-19 khác với SARS về thời gian nhiễm, khả năng truyền bệnh, mức độ nặng trên lâm sàng và phạm vi lan rộng trong cộng đồng. Ngay cả khi các biện pháp y tế công cộng truyền thống không thể ngăn chặn hoàn toàn sự bùng phát của Covid-19, chúng vẫn có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc cao nhất và tử vong toàn cầu".

Dịch hạch

Sẽ không đầy đủ khi điểm danh các đại dịch nếu không nhắc đến Cái chết đen.

Đạt đỉnh điểm ở châu Âu trong khoảng thời gian từ 1347 đến 1351, Cái chết đen, hay dịch hạch, đã giết chết khoảng 75 - 200 triệu người. Trên thực tế, nó có thể đã giết chết một nửa dân số châu Âu.

Đại dịch này gây ra bởi một vi khuẩn, được gọi là Yersinia pestis, chứ không phải là virus. Các nhà dịch tễ học tin rằng Cái chết đen cũng bắt nguồn từ châu Á.

Giống như Covid-19, dịch hạch lây truyền qua các giọt hô hấp. Tuy nhiên, cuộc diễu hành của Cái chết đen trên khắp hành tinh diễn ra qua loài gặm nhấm hơn là sự di chuyển của con người.

Loài gặm nhấm mang bọ chét nhiễm vi khuẩn đã lan truyền bệnh. Y. pestis làm tắc một phần ruột của bọ chét. Khi bọ chét đốt người, chúng cố gắng làm thông phần ruột tắc bằng cách "ợ lên" bữa ăn. Nỗ lực này giải phóng Y. pestis vào vùng lân cận vết thương do bọ chét đốt.

Mặc dù đã hiếm gặp hơn nhiều, bệnh dịch hạch vẫn tồn tại, đặc biệt là ở các khu vực thu nhập thấp. Phần lớn các ca bệnh hiện đang xảy ra ở Châu Phi. Nhờ những cải thiện về y học và vệ sinh, căn bệnh này chưa từng đạt đến tỷ lệ đại dịch kể từ sau Cái chết đen.

Nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong trường hợp có thể là 30 - 100%. Ở Mỹ, tỷ lệ tử vong của bệnh dịch hạch trước khi có kháng sinh là 66%. Đến năm 1990 - 2010, y học hiện đại đã giảm con số này xuống còn 11%.

Đại dịch Cái chết đen cuối cùng đã suy yếu, và điều này có vẻ là nhờ một vài lý do. Người bắt đầu tự cách ly, và họ dừng việc đi lại tự do vì sợ mắc bệnh.

Người dân cũng bắt đầu cầm những chiếc khăn tay thơm ngát trên miệng khi ở nơi công cộng, và điều này có thể đã làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và lây truyền.

Những bài học rút ra

Mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa các đại dịch ở trên và Covid-19, nhưng có thể rút ra một số điểm quan trọng.

Giám sát là rất quan trọng - chúng ta cần biết người nào đang bị và người nào đã bị bệnh. Đúng vậy, xét nghiệm là chìa khóa để chúng ta hiểu về Covid-19 và cách làm chậm tiến độ của nó.

Chúng ta cũng đã học được rằng các biện pháp giãn cách vật lý và kiểm dịch là có hiệu quả.

Nơi đại dịch xảy ra, cả về mặt địa lý và lịch sử, cũng tạo nên sự khác biệt. Liệu Cái chết đen có tàn khốc đến thế nếu người dân thời đó có thể tiếp cận với các phương pháp điều trị y tế hiện đại, hiểu biết về cách thức lây lan của vi trùng và cải thiện dinh dưỡng? Chắc là không.

Điều này có thể mang lại một chút an ủi, nhưng nó có thể giúp một số người trong chúng ta, về mặt tâm lý, nhớ rằng chúng ta không phải là những người duy nhất trải qua những thử thách và đau khổ như vậy - và chúng ta sẽ không phải là những người cuối cùng.

Điều quan trọng cần nhớ là đại dịch sẽ chấm dứt, và khoa học và y học hiện đại có thể là lực lượng đáng kinh ngạc. Chúng ta không sống trong thời đại đen tối; ngày hôm nay chúng ta được vũ trang tốt hơn bao giờ hết.

Cẩm Tú

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

TP.HCM: Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến cứu cụ bà ngưng tim tại nhàTP.HCM: Bác sĩ đi xe cấp cứu 2 bánh đến cứu cụ bà ngưng tim tại nhà
12:17:56 01/04/2025
Vụ 6 bệnh nhân ngộ độc rượu trái cây: Bác sĩ đưa ra lưu ýVụ 6 bệnh nhân ngộ độc rượu trái cây: Bác sĩ đưa ra lưu ý
19:54:07 31/03/2025
TPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịchTPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịch
20:28:12 31/03/2025
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rậpTừ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập
18:09:10 01/04/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn cà rốt thường xuyên?Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn cà rốt thường xuyên?
05:23:10 01/04/2025
Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thưTác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư
06:09:46 01/04/2025
Bí quyết kiểm soát cân nặng và đường huyết với hạt đậu gàBí quyết kiểm soát cân nặng và đường huyết với hạt đậu gà
20:15:22 31/03/2025
7 lý cho thấy ngủ nhiều cũng nguy hiểm không kém mất ngủ7 lý cho thấy ngủ nhiều cũng nguy hiểm không kém mất ngủ
06:04:34 02/04/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Việt Nam mang thai ở tuổi 36: Nhiều lần thất bại vì mắc 1 căn bệnh, phát hiện bầu trong hoàn cảnh không ngờ tới!Hoa hậu Việt Nam mang thai ở tuổi 36: Nhiều lần thất bại vì mắc 1 căn bệnh, phát hiện bầu trong hoàn cảnh không ngờ tới!
07:05:16 02/04/2025
20.000 người tuyên bố ủng hộ "Luật phòng chống Kim Soo Hyun" sau chưa đầy 1 ngày20.000 người tuyên bố ủng hộ "Luật phòng chống Kim Soo Hyun" sau chưa đầy 1 ngày
08:10:52 02/04/2025
Sau phút vui nổ trời vì trúng độc đắc tiền tỷ, cha con ra tòa, bạn thân từ mặtSau phút vui nổ trời vì trúng độc đắc tiền tỷ, cha con ra tòa, bạn thân từ mặt
08:35:04 02/04/2025
Mặt mộc đẹp không tỳ vết của nữ chính phim 4 tỷ view, có xứng là ngọc nữ thế hệ mới?Mặt mộc đẹp không tỳ vết của nữ chính phim 4 tỷ view, có xứng là ngọc nữ thế hệ mới?
05:55:13 02/04/2025
Sao Việt 2/4: Hoài Linh trở lại điện ảnh, Mỹ Tâm gợi cảm bất ngờSao Việt 2/4: Hoài Linh trở lại điện ảnh, Mỹ Tâm gợi cảm bất ngờ
07:39:19 02/04/2025
Kim Soo Hyun nghi mắc sai lầm "chí mạng" vì phân tích tin nhắn, trung tâm giám định đáng ngờ bị "bóc" tường tậnKim Soo Hyun nghi mắc sai lầm "chí mạng" vì phân tích tin nhắn, trung tâm giám định đáng ngờ bị "bóc" tường tận
06:51:19 02/04/2025
Cháy nhà lúc rạng sáng ở quận 8, TP.HCM khiến 3 người tử vong thương tâmCháy nhà lúc rạng sáng ở quận 8, TP.HCM khiến 3 người tử vong thương tâm
09:14:08 02/04/2025
Toàn cảnh: Vụ kiện tụng tranh chấp tài sản thừa kế giữa vợ và mẹ đẻ cố diễn viên Đức TiếnToàn cảnh: Vụ kiện tụng tranh chấp tài sản thừa kế giữa vợ và mẹ đẻ cố diễn viên Đức Tiến
09:25:01 02/04/2025

Tin mới nhất

Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn

Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn

11:20:01 02/04/2025
Sau gần một tháng được điều trị bỏng bằng thuốc nam tại nhà, một bé trai 14 tuổi ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nhiễm trùng nặng, nhiều vùng da bị hoại tử, nguy cơ phải ghép da.
Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt

Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt

08:02:25 02/04/2025
Một trường hợp khác là nam thanh niên 20 tuổi. Anh nhập viện với các triệu chứng sốt cao, ngứa toàn thân, chóng mặt và buồn nôn. Khi thăm khám, bác sĩ phát hiện một con giun dài tới 30 cm đang trú ngụ bên trong cơ thể.
5 tác dụng bất ngờ khi ăn chuối vào buổi tối

5 tác dụng bất ngờ khi ăn chuối vào buổi tối

08:00:59 02/04/2025
Việc ăn chuối vào buổi tối có thể giúp giảm đau hiệu quả. Chuối rất giàu magie và kali - hai chất điện giải được chứng minh có tác dụng tốt trong việc giảm bớt tình trạng chuột rút, co cứng cơ.
Ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn bổ dưỡng hơn?

Ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn bổ dưỡng hơn?

08:00:16 02/04/2025
Tuy nhiên, những người có cơ địa dị ứng hoặc dễ bị ngộ độc thực phẩm cần cẩn trọng với một số loại hải sản như mực, cá ngừ, vì chúng có thể chứa các hợp chất dễ gây phản ứng bất lợi.
Đừng bỏ lỡ 'thời gian vàng' chữa tự kỷ cho trẻ

Đừng bỏ lỡ 'thời gian vàng' chữa tự kỷ cho trẻ

07:49:27 02/04/2025
Tự kỷ không thể phòng ngừa, chỉ có cách nâng cao nhận thức của toàn xã hội chăm sóc phụ nữ mang thai, sau sinh hạn chế có thêm tổn thương.
Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

07:39:11 02/04/2025
Thay vì chỉ ăn sáng bằng trái cây, bạn có thể kết hợp trái cây với các nguồn protein như sữa chua không đường, hạt chia hoặc bơ hạnh nhân. Điều này giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, kéo dài cảm giác no và ổn định lượng đường trong máu.
Ăn trứng thường xuyên có giúp bạn khỏe hơn?

Ăn trứng thường xuyên có giúp bạn khỏe hơn?

07:36:49 02/04/2025
Vì vậy, nghiên cứu này cũng khẳng định việc ăn trứng mỗi ngày không có tác dụng phụ đối với các dấu hiệu chuyển hóa tim. Lượng cholesterol từ thực phẩm ít ảnh hưởng đến cholesterol trong máu.
10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

07:34:25 02/04/2025
Hệ tiêu hóa có thể vẫn còn nhạy cảm sau khi bị bệnh. Do đó, hãy lựa chọn các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hầm. Tránh các thực phẩm quá nhiều chất xơ, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc chế biến sẵn.
5 loại đồ uống giảm cholesterol cao tại nhà

5 loại đồ uống giảm cholesterol cao tại nhà

07:32:08 02/04/2025
Cholesterol -LDL khi bị oxy hóa có nhiều khả năng hình thành mảng bám trong động mạch, có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Bằng cách giảm quá trình oxy hóa, nước chanh giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám và giữ cho động mạch khỏe mạnh...
Thuốc và các biện pháp điều trị Hội chứng Bartter

Thuốc và các biện pháp điều trị Hội chứng Bartter

07:29:57 02/04/2025
Khi mắc Hội chứng Bartter, nhiều muối và canxi sẽ bị thải ra khỏi cơ thể khi đi tiểu. Đồng thời, nồng độ kali thấp và mức độ acid trong máu tăng cao. Khi các yếu tố này mất cân bằng, người bệnh có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau...
Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên

Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên

06:02:37 02/04/2025
Ngoài ra, hương thảo còn là một thành phần quan trọng trong ngành mỹ phẩm nhờ đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn, giúp chăm sóc da và tóc hiệu quả.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất

16:40:39 01/04/2025
Ông Cao Việt Tùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết từ năm 2024 đến nay, tại bệnh viện đã ghi nhận gần 2.700 ca mắc sởi. Số bệnh nhân sởi nhập viện trong 3 tháng đầu năm 2005 gấp hơn 2 lần so với số ca sởi của cả năm 2024...

Có thể bạn quan tâm

2,9 triệu người hóng pha đón con "hot nhất MXH": Đơn giản mà thiên tài, phụ huynh có con nhỏ xem ngay kẻo lỡ!

2,9 triệu người hóng pha đón con "hot nhất MXH": Đơn giản mà thiên tài, phụ huynh có con nhỏ xem ngay kẻo lỡ!

Netizen

12:18:46 02/04/2025
Mới đây, một video ghi lại cảnh đón con tan học có 1-0-2 của một bà mẹ ở Nội Mông (Trung Quốc) đã bất ngờ làm mưa làm gió trên mạng xã hội và thu hút hơn 2,9 triệu lượt xem chỉ trong vòng 2 ngày.
Kè chống xói lở hơn 3 tỷ đồng mới đưa vào sử dụng đã vỡ tan hoang

Kè chống xói lở hơn 3 tỷ đồng mới đưa vào sử dụng đã vỡ tan hoang

Tin nổi bật

12:12:39 02/04/2025
Chỉ sau 2 đợt mưa lũ, kè chống xói lở bờ kênh được đầu tư hơn 3 tỷ đồng ở Quảng Trị có dấu hiệu hư hỏng, nhiều đoạn vỡ tan hoang, dù công trình này chỉ mới đưa vào sử dụng hơn một năm.
Nga vạch ra lộ trình riêng với Trung Quốc

Nga vạch ra lộ trình riêng với Trung Quốc

Thế giới

12:12:21 02/04/2025
Nhưng khi nói đến hợp tác kinh tế, câu chuyện thường có chiều hướng hoài nghi hơn, đặc biệt là trong nước Nga. Chủ đề chính: nỗi sợ phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh.
Marcus Rashford có 'thỏa thuận chuyển nhượng' với MU

Marcus Rashford có 'thỏa thuận chuyển nhượng' với MU

Sao thể thao

11:22:32 02/04/2025
Tiền đạo Marcus Rashford được cho là đã đạt được thỏa thuận chuyển nhượng với MU trước kỳ chuyển nhượng mùa hè. Và điều này có thể khiến Aston Villa phải thất vọng.
Đối thủ Triệu Lộ Tư làm 1 chuyện khiến 320 triệu người cãi nhau kịch liệt: Là vui hay vô duyên?

Đối thủ Triệu Lộ Tư làm 1 chuyện khiến 320 triệu người cãi nhau kịch liệt: Là vui hay vô duyên?

Sao châu á

11:14:24 02/04/2025
Việc đột ngột bôi bánh kem lên mặt mà không báo trước có thể khiến Hà Dữ thấy khó chịu, thậm chí là để lại những hình ảnh chưa đẹp của nam diễn viên trước ống kính.
Giữa trận động đất 7,7 độ, ngôi chùa đứng cheo leo trên tảng đá vàng ở Myanmar vẫn không bị quật ngã

Giữa trận động đất 7,7 độ, ngôi chùa đứng cheo leo trên tảng đá vàng ở Myanmar vẫn không bị quật ngã

Lạ vui

11:11:04 02/04/2025
Một số video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cảnh đỉnh chùa bị rung lắc vào thời điểm xảy ra động đất. Tuy nhiên sau đó không có vấn đề hư hại nào được ghi nhận. Ngôi chùa này nằm ở vị trí cách tâm chấn động đất khoảng 740km.
Mẹ bỉm sở hữu căn bếp 200 triệu đồ gì cũng có, nhưng bất ngờ lại thiếu 1 thứ khá quen thuộc

Mẹ bỉm sở hữu căn bếp 200 triệu đồ gì cũng có, nhưng bất ngờ lại thiếu 1 thứ khá quen thuộc

Sáng tạo

11:05:09 02/04/2025
Gần đây, một video review nhẹ về căn bếp trị giá khoảng 200 triệu đồng của Cilly Nguyễn - một Tiktoker nổi tiếng đồng thời là mẹ bỉm sữa được yêu mến trên mạng xã hội - đã thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng.
Lừa hơn 1,6 tỷ đồng bằng chiêu thức cần tiền chữa bệnh

Lừa hơn 1,6 tỷ đồng bằng chiêu thức cần tiền chữa bệnh

Pháp luật

10:57:20 02/04/2025
Ngày 1/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Tháp đang tạm giữ hình sự Phan Thị Kim Luyến (SN 1985, ngụ tỉnh Tiền Giang) để điều tra hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đón đầu xu hướng với những chiếc túi xách 'làm mưa làm gió' ngày hè

Đón đầu xu hướng với những chiếc túi xách 'làm mưa làm gió' ngày hè

Thời trang

10:44:40 02/04/2025
Bước vào mùa hè rực rỡ, hãy sẵn sàng nâng tầm phong cách với những chiếc túi xách hot trend đang khuấy đảo giới mộ điệu, hứa hẹn trở thành điểm nhấn hoàn hảo cho mọi bản phối.
"Cha tôi, người ở lại" tập 21: Việt về nước, gặp lại mẹ ruột

"Cha tôi, người ở lại" tập 21: Việt về nước, gặp lại mẹ ruột

Phim việt

09:38:29 02/04/2025
Trong lúc chuẩn bị lên xe về nhà đoàn tụ với gia đình, Việt gặp lại mẹ ruột (Kiều Anh) cùng con trai nhưng chỉ dám đứng nhìn từ xa.