100% mẫu gia cầm ở Quảng Ngãi dương tính virus H5N1
Cơ quan thú y vùng 4 (Đà Nẵng) chiều 23/8 công bố kết quả 100% mẫu bệnh phẩm gia cầm do Chi cục thú y Quảng Ngãi gửi đến xét nghiệm đều dương tính với virus cúm A/H5N1.
Trước đó Chi cục thú y Quảng Ngãi gửi 30 mẫu bệnh phẩm gia cầm lấy trên địa bàn, đến Cơ quan thú y vùng 4 Đà Nẵng để xét nghiệm dịch cúm.
Trong vòng 10 ngày qua, Quảng Ngãi xuất hiện 10 ổ dịch cúm gia cầm ở gần 10 xã tại 3 huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Bình Sơn. Dịch cúm tại đây được cơ quan chức năng đánh giá là đang bùng phát, lây lan trên diện rộng. Gần 28.000 con gia cầm đã bị tiêu hủy.
Cơ quan chức năng thu gom, tiêu hủy đàn gia cầm nhiễm virus cúm A/H5N1 ở xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa. Ảnh: Trí Tín.
Video đang HOT
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Thuận, Phó chi cục trưởng, Chi cục Thú y Quảng Ngãi cho biết: “Nắng nóng, chiều có mưa dông, lại là mùa vịt chạy đồng, khiến dịch cúm lây lan nhanh trên diện rộng”.
Cán bộ thú y Quảng Ngãi đang phối hợp với các địa phương cấp phát hóa chất giúp người dân tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh trên đàn gia cầm. Đồng thời khoanh vùng ổ dịch, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển mua bán giết mổ gia cầm tại vùng dịch.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 2 triệu liều văc xin và 20.000 lít hóa chất để tiêm phòng gia cầm, bao vây khống chế các ổ dịch.
Theo VNE
Quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm: Điệp khúc... kêu khó
"Bức tranh" quản lý giết mổ gia súc, gia cầm ở các tỉnh phía Bắc đến thời điểm này vẫn không mấy sáng sủa. Khó khăn được các địa phương đưa ra rất nhiều, biện pháp tháo gỡ cũng đã được đề xuất nhưng thực tế để cải thiện rất thiếu sự quyết liệt từ chính quyền địa phương.
Là thị trường tiêu thụ lớn, nhưng Hà Nội vẫn mãi ì ạch với giết mổ tập trung
Bắc kém, Nam tốt
Ông Phạm Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã đưa ra sự so sánh khác biệt về thực trạng giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) giữa hai khu vực Đông Nam bộ và các tỉnh phía Bắc. Nếu như công tác giết mổ được các tỉnh Đông Nam bộ thực hiện đảm bảo và khá bài bản thì ngược lại, tại đồng bằng Bắc bộ vẫn rất thủ công. Qua kiểm tra, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ở các tỉnh phía Nam được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình dây chuyền hiện đại. Tỉ lệ các điểm và cơ sở giết mổ GSGC được kiểm soát tại Nam bộ lên đến 90%, còn ở phía Bắc thì chỉ 8%. Hầu hết các cơ sở giết mổ GSGC tập trung ở phía Bắc bị bỏ hoang, hoạt động cầm chừng, thậm chí nhiều nơi dùng để cho thuê làm bãi đỗ ô tô hoặc làm kho chứa nông sản.
Tại 12 tỉnh trọng điểm phía Bắc, có 2 tỉnh là Nam Định, Bắc Giang chưa khởi động xây dựng dự án quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, 5 tỉnh, thành phố đang xây dựng và 5 tỉnh đã phê duyệt tổng thể quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, chỉ có Hà Nội đã xây dựng và vận hành được 5 cơ sở giết mổ, Hải Dương vận hành được 2 cơ sở. Một số địa phương như Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Nam, các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ, nhưng các cơ sở này đều chỉ hoạt động cầm chừng, có cơ sở phải đóng cửa. Tại Hà Nội, cả thành phố chỉ có 3 cơ sở giết mổ theo dây chuyền hiện đại, công suất 300 - 500 con/giờ nhưng hiện đã đóng cửa cả ba, nguyên nhân là chi phí giết mổ cao hơn chi phí giết mổ nhỏ lẻ khiến tiêu thụ rất khó khăn.
Mạnh tay mới mong thay đổi
Đại diện các tỉnh phía Bắc cho rằng, cần phải có sự vào cuộc của chính quyền các cấp, quy định của ngành chức năng về việc sử dụng phương tiện chuyên chở thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ đưa đến nơi tiêu thụ bằng xe chuyên dùng. Ngoài ra, để khắc phục những hạn chế và tồn tại, Nhà nước cần có hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, có tính khả thi cao, phải có lộ trình thực hiện và kiểm tra đôn đốc, đánh giá tổng kết đồng thời và có biện pháp xử lý nghiêm với cơ quan chịu trách nhiệm. Đặc biệt, cần có cơ chế chính sách và nhân lực vật lực ưu tiên cho công tác quản lý giết mổ. Có như vậy, mới thay đổi được thực trạng hiện nay.
Mất vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu giết mổ, trong đó điểm nóng là Hà Nội, dường như là câu chuyện quá cũ của ngành thú y bấy lâu nay. Vấn đề đặt ra là địa bàn trọng điểm, đông dân cư như Hà Nội mà nhiều năm qua vẫn không thể nào quản lý nổi công tác giết mổ, đụng đâu cũng kêu khó. Ông Đông cho hay: "Doanh nghiệp thì hoạt động rất cầm chừng, ngay cả "ông lớn" như công ty CP cũng chỉ duy trì khoảng 10.000 con GSGC mỗi ngày thay vì công suất 34.000 con trước đây. Nhiều doanh nghiệp muốn tham gia đầu tư nhưng giá đất làm mặt bằng quá đắt đỏ, hoặc thuê được đất thì phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng cho đầu tư hạ tầng, trang thiết bị".
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, vấn đề thịt sạch ở phía Nam đã làm rất tốt, nhưng phía Bắc không thể làm được dù cùng một chính sách hỗ trợ. Qua đây cho thấy sự không vào cuộc quyết liệt của các cấp các ngành ở địa phương. Bộ NN&PTNT đề nghị các tỉnh, TP xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thực hiện xong trong năm nay. Xây dựng lộ trình đưa các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào giết mổ đã được quy hoạch, chậm nhất đến ngày 31-12-2013, thịt cung cấp ra thị trường phải được lấy từ các cơ sở giết mổ tập trung. Đến 30-6-2015 toàn bộ hoạt động giết mổ GSGC ở các tỉnh, TP phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ tập trung đã được quy hoạch.
Theo ANTD
Gà siêu rẻ Trung Quốc tràn vào Việt Nam: Bất thường và khó quản lý? Theo thông tin của một số dân buôn gà, gà thải loại Trung Quốc thường nuôi theo kiểu công nghiệp, được cho ăn một loại chất kích thích để đẻ từ 1 - 2 trứng/ngày. Khi đã đẻ hết trứng sẽ được bán lại cho dân buôn Việt Nam với giá rẻ. Gần đây, người tiêu dùng không khỏi hoang mang trước thông...