100% loa phường tại Hà Nội sẽ chuyển sang ‘phát thanh công nghệ’ năm 2025
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% đài truyền thanh cấp xã có dây, không dây FM chuyển đổi sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ số.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 200 về thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn.
TP Hà Nội phấn đấu đến năm 2025: 100% xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh hoạt động đến thôn, tổ dân phố, khu dân cư; 100% xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử của UBND cấp xã để phổ biến thông tin thiết yếu và tương tác với người dân; 100% phường, thị trấn và trên 70% xã có bảng tin điện tử công cộng để phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân.
Cụm loa phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN.
Đối với cấp huyện, đến năm 2023, Hà Nội đặt mục tiêu 100% trung tâm văn hóa – thông tin và thể thao cấp huyện cơ bản có đủ trang thiết bị và nhân lực thực hiện hoạt động thông tin cơ sở và truyền thông cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ.
Đến năm 2025, 100% quận, huyện, thị xã có bảng tin điện tử công cộng cỡ lớn (màn hình LED, màn hình LCD) được kết nối với hệ thống thông tin nguồn thành phố.
Về cấp thành phố, đến năm 2023, Hà Nội đặt mục tiêu có hệ thống thông tin nguồn thành phố để quản lý tập trung và cung cấp thông tin thiết yếu cho hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn, bảo đảm kết nối với Hệ thống thông tin nguồn trung ương do Bộ Thông tin và Truyền thông thiết lập.
Đến năm 2025, 100% sở, ngành thuộc thành phố và cấp huyện cung cấp thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý trên Hệ thống thông tin nguồn thành phố.
Về chuyển đổi số hoạt động thông tin cơ sở, Hà Nội định hướng đến năm 2025, 100% đài truyền thanh cấp xã có dây, không dây FM chuyển đổi sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông; sử dụng phổ biến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data) trong sản xuất nội dung chương trình phát thanh; chuyển đổi nội dung văn bản sang giọng nói.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác thông tin cơ sở cấp huyện và cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật hiện đại phù hợp với vị trí việc làm.
Video đang HOT
Chuyển đổi số qua góc nhìn của một bà chủ trồng rau: Chỉ cần 1 người quản lý được trang trại 5ha
Chuyển đổi số qua góc nhìn của một bà chủ trồng rau: Chỉ cần 1 người quản lý được trang trại 5ha
Nói về chuyển đổi số trong nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: Đó là một xu thế không thể chậm trễ! Đó cũng là cơ sở để T.Ư Hội NDVN và Bộ NNPTNT chủ trì, giao Báo NTNN/Dân Việt tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VI với chủ đề: Nông dân với CĐS nông nghiệp (ngày 2/12), tại Hà Nội.
LTS : Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đặt ra mục tiêu cho ngành nông nghiệp là: Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi HTX là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số.
Nói về CĐS trong nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: Đó là một xu thế không thể chậm trễ! Đó cũng là cơ sở để T.Ư Hội NDVN và Bộ NNPTNT chủ trì, giao Báo NTNN/Dân Việt tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VI với chủ đề: Nông dân với CĐS nông nghiệp (ngày 2/12), tại Hà Nội.
Năng suất tăng, chi phí sản xuất giảm
Ở xã Minh Tân, huyện Lương Tài (Bắc Ninh), vợ chồng chị Nguyễn Thị Trâm, anh Nguyễn Đình Hải là những nông dân đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số để trồng rau sạch.
Chị Trâm cho biết: "Lương Tài là huyện thuần nông, người dân chủ yếu canh tác theo phương pháp truyền thống cho nên giá trị sản xuất không cao. Năm 2014, tôi thành lập Công ty TNHH Xuất khẩu nông sản Hải Phong (Hải Phong Farm), năm 2016 mở rộng diện tích và đầu tư công nghệ để trồng rau sạch".
Với diện tích 5ha, chị Trâm đã dành 1,5ha để xây dựng nhà màng trồng dưa baby, ớt chuông, rau muống thủy canh nhà màng theo hướng nông nghiệp sạch áp dụng công nghệ cao.
"Hải Phong Farm dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Israel được điều khiển từ xa bằng bộ điều khiển hệ thống máy tính chủ của trang trại. Với công nghệ này, quản lý trang trại sẽ cài đặt hẹn giờ để nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây. Cùng với đó, phân bón được hòa vào nước, theo hệ thống tưới cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Trung bình, chúng tôi cài đặt hẹn tưới nhỏ giọt 8 lần/ngày, tùy từng loại cây trồng mà mỗi lần tưới từ 3 - 4 phút. Hệ thống này tự động tưới chính xác cho mỗi cây, nên cây trồng phát triển đồng đều, tiết kiệm nước, phân bón, thời gian và nhân công chăm sóc" - chị Trâm cho biết.
Chị Nguyễn Thị Trâm bên vườn rau muống được trồng bằng công nghệ quản lý tưới, chăm bón tự động. Ảnh: NT
Trong số 130 nông dân trồng lúa, trái cây, cà phê và rau được hỏi, có 42% nông dân mong muốn chuyển sang ứng dụng nông nghiệp kỹ thuật số.
Hơn 89% người Việt Nam sử dụng điện thoại di động và 68% trong số đó là điện thoại thông minh.
Theo chị Trâm, các ứng dụng này hỗ trợ tích cực cho đội ngũ quản lý trang trại và người lao động tham gia sản xuất.
"Áp dụng công nghệ số, Hải Phong Farm chỉ cần 1 quản lý trang trại là có thể quản lý được tất cả 5ha. Chỉ cần theo dõi trên máy chủ, quản lý trang trại rất thuận tiện trong theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây, kịp thời có những điều chỉnh phù hợp" - chị Trâm thông tin.
Nhờ được chăm sóc theo quy trình khắt khe, chất lượng các sản phẩm rau, củ, quả của Hải Phong Farm đạt tiêu chuẩn để đưa vào các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị. "Năm vừa qua, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng Hải Phong Farm có doanh thu 15 tỷ đồng, trừ chi phí có lãi 1,5 tỷ đồng" - chị Trâm nói.
Vườn dưa lưới tuyệt đẹp của chị Trâm. Ảnh: NT
Nhiều giải pháp hỗ trợ
Cùng với lĩnh vực trồng trọt, trong thủy sản, chăn nuôi, nông dân Bắc Ninh cũng mạnh dạn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Đáng chú ý, trong chăn nuôi, việc quản lý bằng camera hay cho ăn tự động cũng khá phổ biến. Nhiều trang trại nuôi lợn, nuôi gà, nuôi cá... đã đầu tư công nghệ tự động hóa vào sản xuất nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Nhiều vùng nông thôn đã ứng dụng công nghệ thông tin một cách đơn giản, như lắp đặt hệ thống camera an ninh, góp phần giảm các vụ vi phạm pháp luật.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Đăng Khang - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Bắc Ninh là tỉnh công nghiệp. So với các địa phương khác, Bắc Ninh không có nhiều diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên theo tôi chân ruộng, chất đất không còn quan trọng nhờ ứng dụng công nghệ".
Ông Khang cho biết thêm: Bắc Ninh chỉ có 36.000ha diện tích đất canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, nhờ chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung và ứng dụng công nghệ cho nên những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đột phá.
Tính đến tháng 8/2021, toàn tỉnh có hơn 2.800 cơ sở sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại. Trong đó có 195 trang trại đạt đủ tiêu chí theo quy định, với diện tích hơn 910ha, tổng vốn đầu tư gần 896,6 tỷ đồng.
Điểm nổi bật trong phát triển kinh tế trang trại ở Bắc Ninh là xu hướng ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao vào phát triển các mô hình nông nghiệp đã dần được phổ biến.
Nhờ đó, đã tăng hiệu quả canh tác sản xuất nông nghiệp trên cùng một đơn vị diện tích đất. Tổng doanh thu của 195 trang trại năm 2020 đạt hơn 1.100 tỷ đồng.
Ông Khang cho biết: Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh có chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp thay vì phát triển sản xuất nông nghiệp như trước đây, chú trọng đến hiệu quả trên một đơn vị canh tác.
Tỉnh cũng xây dựng đề án riêng về phát triển nông nghiệp công nghệ cao và thành lập trung tâm khuyến nông và phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Từ đó, Bắc Ninh có chính sách cụ thể để khuyến khích hội viên nông dân, cũng như doanh nghiệp, HTX đầu tư phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển nông nghiệp công nghệ cao nói riêng.
Từ chính sách của tỉnh, Hội Nông dân đã tham mưu tỉnh ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển sản xuất, nông nghiệp; tham mưu xây dựng đề án Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2021-2030 để hỗ trợ nông dân có vốn ưu đãi đầu tư mở rộng sản xuất và ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp.
Rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thương mại điện tử Bộ Công Thương cho biết: Tới đây Bộ sẽ chủ trì cùng với các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, rà soát và phân loại danh sách các website ứng dụng thương mại điện tử, kinh doanh các nhóm hàng để dễ theo dõi, kịp thời phát hiện, xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm. Bộ Công...