100 cựu lãnh đạo thế giới: G20 nên phân bổ lại vắc xin dư thừa
Ngày 29-10, nhóm các cựu lãnh đạo và cựu bộ trưởng các nước cho rằng trong cuộc họp cuối tuần này, các lãnh đạo G20 nên thống nhất cách chuyển lượng vắc xin COVID-19 dư thừa cho các nước cho thu nhập thấp.
An ninh được tăng cường trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ngày 30 và 31-10 tại thủ đô Rome, Ý – Ảnh: REUTERS
Trong thư gửi thủ tướng Ý, 100 cựu lãnh đạo và cựu bộ trưởng chính phủ các nước kêu gọi ông Mario Draghi nên coi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Rome ngày 30 và 31-10 là dịp để giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong phân bổ vắc xin COVID-19.
Video đang HOT
Theo Hãng tin Reuters, trong số các cựu chính trị gia đã ký tên vào lá thư có cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, cựu thủ tướng Anh Gordon Brown và cựu tổng thống Brazil Fernando Cardoso.
Nhóm này cho biết tính đến cuối tháng 10, Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh và Canada có khoảng 240 triệu liều vắc xin COVID-19 chưa dùng tới. Trong khi đó, quân đội của họ có thể vận chuyển ngay lập tức số vắc xin dư thừa nói trên tới các nước cần hơn.
Nếu tiếp tục làm như vậy, theo tính toán của nhóm, đến cuối tháng 2-2022 sẽ có tổng cộng 1,1 tỉ liều vắc xin dư thừa được chuyển đến các nước cần hơn.
“Sẽ là vô đạo đức nếu tất cả số vắc xin này bị lãng phí trong khi toàn cầu ghi nhận 10.000 ca tử vong vì COVID-19 mỗi ngày, nhiều ca trong đó đáng lẽ đã có thể được ngăn chặn”, lá thư nêu.
Nhóm các cựu lãnh đạo cũng cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể đạt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số mỗi nước trên toàn cầu trước cuối năm 2021 nếu G20 ra quyết định chung về việc chuyển khẩn cấp lượng vắc xin dư thừa của họ cho các nước khác.
“Bất bình đẳng vắc xin tiếp tục là mối đe dọa với tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta chỉ an toàn khi mọi người đều an toàn.
Nếu không được tiêm chủng khẩn cấp và rộng rãi, các biến thể sẽ tiếp tục xuất hiện ở những khu vực chưa tiêm chủng và có thể lan rộng từ đó, thách thức thành quả đã đạt được ở nhiều quốc gia đã chủng ngừa”, lá thư cho biết thêm.
Những chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh G20 về Afghanistan
Ngày 12/10, Italy sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) để thảo luận về tình hình Afghanistan.
Hiện trường vụ nổ tại thánh đường của người Hồi giáo dòng Shiite ở tỉnh Kunduz, phía Đông Bắc Afghanistan ngày 8/10/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ngoài đại diện các nước G20, hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến này sẽ mở rộng thành phần tham dự gồm các đại diện của Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cùng một số quốc gia ngoài G20 như Tây Ban Nha, Hà Lan và Qatar.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, những chủ đề chính dự kiến được tập trung thảo luận tại hội nghị là việc đảm bảo quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, chống nạn đói trong bối cảnh vai trò cầm quyền của lực lượng Taliban tại Afghanistan chưa được quốc tế công nhận.
Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 29/9, Thủ tướng Italy Mario Draghi nhấn mạnh Afghanistan đang đối mặt với nguy cơ xảy ra thảm họa nhân đạo lan rộng khi đất nước Tây Nam Á này thiếu sự hỗ trợ cần thiết từ cộng đồng quốc tế. Do đó, các thành viên G20 cần thể hiện trách nhiệm hàng đầu trong việc cứu giúp người dân Afghanistan.
Cũng theo ông Draghi, một mục tiêu quan trọng khác của hội nghị là việc các nước G20 phải thống nhất cách thức cùng hành động nhằm ngăn chặn viễn cảnh chủ nghĩa khủng bố quốc tế quay lại phát triển lực lượng và tiếp tục hoạt động trên lãnh thổ Afghanistan.
Hội nghị lần này là một trong những sáng kiến đa phương quan trọng được Chính phủ Italy tích cực thúc đẩy trong khuôn khổ năm giữ vai trò Chủ tịch luân phiên G20.
Italy kêu gọi hỗ trợ người dân Afghanistan, nhưng không công nhận chính phủ Taliban Ngày 26/9, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio cho rằng không nên công nhận chính phủ Taliban, nhưng hối thúc các chính phủ nước ngoài nên ngăn chặn sự sụp đổ tài chính tại Afghanistan, vốn có thể gây ra các dòng người di cư lớn. Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio phát biểu tại Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh...