100 câu hỏi – đáp về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở giáo dục
Bộ GD&ĐT phối hợp với Học viện Quân y biên soạn tài liệu “100 câu hỏi – đáp về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở giáo dục”.
Tài liệu nhằm cung cấp cho cha mẹ học sinh, sinh viên (HSSV) và cán bộ nhân viên ngành Giáo dục những kiến thức cơ bản về dịch Covid-19, hướng dẫn thực hiện cho đúng và hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch do các cơ quan chức năng triển khai; đồng thời, có thái độ đúng mực không chủ quan nhưng cũng không quá lo sợ trước dịch bệnh.
Để bảo đảm an toàn cho HSSV và nhà trường, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 cần phải được thực hiện ngay cả trong giai đoạn HSSV nghỉ học và đặc biệt là giai đoạn các em quay trở lại trường sau đợt nghỉ phòng, chống dịch bệnh.
Muốn làm tốt các biện pháp này đòi hỏi CMHS, HSSV và cán bộ nhân viên toàn ngành Giáo dục cần phải có hiểu biết đầy đủ về dịch Covid-19 cũng như các biện pháp bảo vệ bản thân, bảo vệ con em, bảo vệ HSSV, bảo vệ đồng nghiệp và cộng đồng trước dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm này.
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; với tinh thần trách nhiệm cao, Học viện Quân y đã tập hợp các nhà khoa học, chuyên gia trong các chuyên ngành liên quan đến phòng, chống dịch bệnh của Học viện Quân y phối hợp với các chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu “100 câu hỏi – đáp về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở giáo dục”.
Tài liệu nhằm cung cấp cho cha mẹ học sinh, HSSV và cán bộ nhân viên ngành Giáo dục những kiến thức cơ bản về dịch Covid-19, hướng dẫn thực hiện đúng và hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch do các cơ quan chức năng triển khai, đồng thời có thái độ đúng mực không chủ quan nhưng cũng không quá lo sợ trước dịch bệnh.
Video đang HOT
Nhà trường, học sinh và gia đình – cùng nhau phối hợp bảo vệ tốt nhất cho các em học sinh và cộng đồng trước dịch bệnh Covid-19 cũng như các dịch bệnh tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
Do thời gian biên soạn gấp, lượng thông tin đa dạng đồng thời thông tin về mầm bệnh và bệnh mới này luôn được cập nhật hàng ngày, tài liệu còn có những thiếu sót cần tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung; mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Rèn luyện thân thể trong mùa dịch bệnh
Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, tuy nhiên tình hình tại Việt Nam đã khả quan hơn rất nhiều, nên người dân đã phần nào an tâm hơn.
Do đó, nhiều người ngoài các biện pháp bảo vệ bản thân còn tích cực tham gia các hoạt động thể thao, vì có được sức khỏe tốt cũng là biện pháp hữu hiệu để chống lại dịch bệnh lúc này.
Rèn luyện thể thao, tăng cường sức khỏe để chống lại dịch bệnh Covid-19
17 giờ hàng ngày, anh Nguyễn Hữu Hảo (người dân xã An Phú, Tịnh Biên, An Giang) đến sân cầu lông như thường ngày. Với anh Hảo, chơi cầu lông là niềm đam mê và đã trở thành thói quen khó bỏ.
Anh Hảo quan niệm rằng, hãy rèn luyện sức khỏe mỗi ngày chứ đừng để khi cơ thể yếu ớt thì mới nghĩ đến việc tập luyện thể thao. Do đó, sau thời gian làm việc tại đơn vị anh cùng nhóm bạn khoảng 10 người đến sân cầu lông để thỏa mãn niềm đam mê.
Những người bạn của anh Hảo cũng chia sẻ rằng, thể thao giúp họ giảm căng thẳng và làm việc tốt hơn. Bởi, một khối óc minh mẫn chỉ tồn tại trong một cơ thể khỏe mạnh. Ngay trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 trở thành mối quan tâm của toàn thế giới thì anh Hảo và những người bạn vẫn duy trì thói quen chơi cầu lông thường xuyên.
Qua các phương tiện truyền thông, anh Hảo biết rằng, tập luyện thể thao không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn là cách hữu hiệu để chống lại dịch bệnh. Rõ ràng, câu chuyện của người đàn ông Trung Quốc tên Pan Shancu mỗi ngày tự chạy bộ trong nhà để rèn luyện sức khỏe chống lại dịch bệnh Covid-19 là minh chứng thuyết phục cho quan điểm này.
Thực tế, anh Nguyễn Hữu Hảo cũng thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh dịch bệnh được ngành y tế khuyến cáo: là đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hay thường xuyên rửa tay với xà bông.
Dù vẫn hiểu việc tránh tụ tập những nơi đông người là phương pháp tự bảo vệ mình, nhưng anh Hảo vẫn muốn tìm kiếm niềm vui với cây vợt và trái cầu lông quen thuộc.
Anh Hảo chia sẻ rằng, nhiều người vẫn duy trì thói quen tập thể thao như anh, vì họ đủ kiến thức để hiểu tác dụng của việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong mùa dịch bệnh.
Cũng như anh Hảo, anh Trần Thanh Phong (người dân xã Mỹ Đức, Châu Phú) vẫn duy trì thói quen chạy bộ vào mỗi buổi chiều. Có lẽ, do được tiếp cận thông tin một cách đầy đủ về tình hình cũng như cách phòng tránh dịch bệnh, nên anh Phong đủ tự tin để duy trì thói quen của mình.
Anh Phong cho biết, lúc đầu bản thân tập chạy bộ thường xuyên là để giảm cân nhưng càng chạy càng cảm thấy thích, bởi sức khỏe được cải thiện đáng kể. Đến nay, dù đã giảm cân được 6kg nhưng anh vẫn chạy bộ mỗi ngày, bởi nó đã trở thành một phần trong cuộc sống của anh.
Nếu không chạy bộ, anh Phong sẽ cảm thấy "ngứa ngáy" chân. Hơn nữa, trong thời điểm dịch bệnh bùng phát thì việc nâng cao sức đề kháng càng có tác dụng tuyệt vời. Vì thế, anh Phong có thêm động lực để tăng cường thời gian, cự ly tập luyện của mình.
Hiện nay, Bộ Y tế vẫn khuyến cáo người dân, người lao động cần duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục giữa ca làm việc, tích cực vận động cơ thể, ăn uống đủ chất, giữ ấm mũi họng, nâng cao thể trạng...
Đó cũng việc mà tất cả chúng ta nên làm lúc này bên cạnh các biện pháp vệ sinh cá nhân hay đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người. Hãy tăng cường sức khỏe qua việc rèn luyện thân thể thay vì trốn dịch bệnh bằng cách ở nhà!
MINH QUÂN
Theo baoangiang
TP.HCM: Trao giải thưởng Phạm Ngọc Thạch cho 28 thầy thuốc trẻ Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Thành Đoàn Thành phố không tổ chức lễ tuyên dương mà chia làm 3 đoàn công tác tới nơi làm việc của các bác sỹ trẻ để trao giải thưởng. Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh mặc trang phục bảo hộ trước khi vào khu vực cách ly bệnh nhân....