100% bộ, ngành đã có nền tảng LGSP, sẵn sàng chia sẻ dữ liệu thông suốt
Việc 100% bộ, ngành có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP) và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ góp phần phá bỏ “ốc đảo” dữ liệu của các bộ, ngành.
Kết quả từ cách nghĩ, cách làm mới
Một trong những nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành trong năm 2020 là có Nên tang tich hơp, chia se dư liêu câp bô/câp tinh (LGSP) va kêt nôi vơi Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đê khai thac cac cơ sơ dư liêu quôc gia, hê thông thông tin co quy mô, pham vi tư Trung ương đên đia phương. Đây là mục tiêu quan trọng nhằm tạo lập nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu thông suốt từ Trung ương đến địa phương.
Theo nhận định của Cục Tin học hóa, việc 100% các bộ, ngành đã có LGSP chỉ là sự khởi đầu, tuy nhiên giá trị mang lại rất đáng kể
Việc các bộ, địa phương sớm hoàn thành LGSP, kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia là rất cấp thiết và không thể trì hoãn. Bởi lẽ, nó phù hợp với nhu cầu thiết yếu của thực tế, xu hướng phát triển trong và ngoài nước, chỉ đạo của Chính phủ.
Tuy nhiên, thực tế không phải các bộ, địa phương đều có điều kiện để kịp đầu tư/thuê dịch vụ đưa nền tảng quan trọng này vào sử dụng trong giai đoạn 2019 – 2020. Tính đến cuối năm 2019 mới có 21 địa phương và 4 bộ, cơ quan ngang bộ có LGSP, đạt 27%. Vì vậy, với vai trò quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Bộ TT&TT đã triển khai nền tảng “LGSP as a Service” để một số bộ, ngành, địa phương sử dụng khi chưa có điều kiện xây dựng LGSP của mình.
Video đang HOT
Ngày 30/10 vừa qua đánh dấu một bước tiến đáng ghi nhận khi Bộ Nội vụ có LGSP và qua đó 100% các bộ, ngành đã có LGSP. Kết quả này, theo nhận định của Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) tuy chỉ là sự khởi đầu nhưng giá trị mang lại rất đáng kể.
Bởi lẽ, việc 100% các bộ có LGSP và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ góp phần cơ bản cho việc phá bỏ các “ốc đảo” dữ liệu của các bộ, ngành; tạo lập nền tảng sẵn sàng cho việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu thông suốt từ Trung ương đến địa phương. Thông qua đó, giúp cho Nghị định số 47/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước sớm đi vào thực tiễn.
Đặc biệt, việc Bộ TT&TT triển khai “LGSP as a Service” còn thể hiện cách nghĩ, cách làm mới, đó là đối với những hệ thống mới, các bộ, địa phương chưa hiểu thì cần một hình mẫu. Việc được “dùng thử” LGSP do Bộ TT&TT cung cấp sẽ giúp cho các bộ, địa phương có hiểu biết rõ hơn về vai trò, lợi ích, chức năng, tính năng của LGSP. Từ đó, các bộ, địa phương sẽ đặt ra bài toán chính xác hơn khi đầu tư/thuê dịch vụ cho LGSP của mình.
Việc Bộ TT&TT triển khai “LGSP as a Service” còn thể hiện tư duy, cách tiếp cận từ cung cấp cái đang có, chỉ làm vai trò ra văn bản hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp báo cáo… sang tư duy phục vụ, chủ động, đột phá, đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương, chủ động tháo gỡ vướng mắc. Và điều này đã và sẽ làm nguồn cảm hứng cho nhiều việc khác tương tự trong thời gian tới.
Song đại diện Cục Tin học hóa cũng nêu rõ, LGSP do Bộ TT&TT cung cấp không thay thế cho LGSP của các bộ, địa phương mà chỉ là giải pháp hỗ trợ, phục vụ kết nối, khai thác cơ sơ dư liêu quôc gia, hê thông thông tin co quy mô, pham vi tư Trung ương đên đia phương hiện đã sẵn sàng thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Ngoài Bộ Nội vụ, Bộ TT&TT còn triển khai LGSP as a Service cho 6 bộ khác và 12 địa phương. Về lâu dài, để bảo đảm sự bền vững, các bộ, địa phương cần chủ động phát triển LGSP của mình để việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ Chính quyền điện tử được hiệu quả, thống nhất dựa trên các nền tảng dùng chung, tăng cường kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ của mình và là đầu mối để kết nối đến những hệ thống thông tin bên ngoài.
Đẩy mạnh kêt nôi, chia se dư liêu
Thời gian qua, việc triển khai các nền tảng tích hợp, dữ liệu trên quy mô toàn quốc đã có những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể đến nay, có 61 tỉnh, 21 bộ đã kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, tăng gần gấp đôi so với đầu năm 2020.
Theo thống kê, từ ngày 1/1/2020 đến 29/10/2020, tổng số giao dịch thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đạt khoảng 4,2 triệu giao dịch (năm 2019 chỉ là 2,3 triệu), mỗi ngày khoảng 14.000 giao dịch.
Đặc biệt, hiệu quả thu được là rất lớn, giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân, doanh nghiệp, công chức, viên chức. Chẳng hạn, sau 1 năm thực hiện liên thông khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, đã xử lý 1.200.417 hồ sơ liên thông. Việc này giúp cho người dân, công chức, hộ tịch, tư pháp, bảo hiểm xã hội không phải thực hiện 2 thủ tục là khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế, nhập dữ liệu trên 2 phần mềm khác nhau.
Tính theo số lượng giao dịch đã thực hiện, các bộ, ngành, địa phương triển khai tích hợp, chia sẻ dữ liệu hiệu quả nhất thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia là: Bảo hiểm xã hội Việt Nam; các bộ: Tư pháp, Giao thông Vận tải, TT&TT, VHTT các địa phương: Long An, TP.HCM, Nam Định, Hà Tĩnh, Bắc Ninh.
Cục Tin học hóa cho biết, để phát huy hiệu quả của các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trong toàn quốc, Bộ TT&TT sẽ đồng hành, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tăng cường kết nối LGSP với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; đẩy mạnh kêt nôi, chia se dư liêu trong cac cơ sơ dư liêu quôc gia, hê thông thông tin co quy mô, pham vi tư Trung ương đên đia phương.
Việc này, theo đại diện Cục Tin học hóa, sẽ giúp các bộ, ngành, địa phương hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao trong năm 2020. “Quan trọng hơn, sẽ giúp tối đa hóa giá trị dư liêu, nâng cao chất lượng dich vu công cung câp cho ngươi dân va doanh nghiêp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm; nâng cao hiêu qua chi đao, điêu hanh theo hướng dựa trên dữ liệu; phat huy tôi đa hiêu qua đâu tư cua nha nươc, tranh đâu tư trung lăp, gây lang phi trong toan quôc. Ngoài ra, đây còn là tiền đề thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, phát triển nền kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam giai đoạn tới”, đại diện Cục Tin học hóa nhấn mạnh.
Theo Cục Tin học hóa, kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử của các nước trên thế giới cho thấy vấn đề kêt nôi, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các hê thông thông tin là đặc biệt quan trọng. Việc này giúp các cơ quan Chính phủ trao đổi và sử dụng thông tin một cách đồng bộ, nâng cao chât lương dich vu công cung câp cho ngươi dân va doanh nghiêp, nâng cao hiêu qua, hiêu lưc quan ly va điêu hanh trong nôi bô cua Chinh phu, giup hô trơ những quyết định dựa trên việc sử dụng thông tin, dữ liệu đầy đủ và nhất quán.
Facebook lại chia sẻ dữ liệu người dùng với các nhà phát triển ứng dụng
Có ít nhất 5.000 nhà phát triển các ứng dụng đã "vô tình" nhận được dữ liệu của những người dùng không hoạt động từ Facebook.
Nhiều nhà phát triển đã nhận được dữ liệu cá nhân của người dùng Facebook
Theo tiết lộ từ Facebook về vấn đề các nhà phát triển nhận được dữ liệu người dùng mà họ không nên có, đã có khoảng vài nghìn nhà phát triển có thể truy cập vào một số chi tiết cá nhân từ những người dùng không hoạt động, tức là những tài khoản người dùng không truy cập vào ứng dụng của Facebook trong ít nhất 90 ngày.
Các quy tắc thắt chặt về chính sách dành cho nhà phát triển từng được đưa ra vào năm 2018 sau vụ bê bối Cambridge Analytica. Và theo các chính sách này, các nhà phát triển không nên nhận dữ liệu từ người dùng không hoạt động. Facebook không tiết lộ vấn đề này đã tồn tại bao lâu trước khi nó được khắc phục hoặc có bao nhiêu người dùng có thể bị ảnh hưởng. Facebook cũng không chỉ định chính xác dữ liệu nào có thể được chia sẻ, nhưng cho biết người dùng trước đây đã ủy quyền cho các ứng dụng nhận dữ liệu được đề cập.
Hãng này cũng đã viết về nguyên nhân chủ quan của người dùng trong sự cố lần này rằng: "Chúng tôi đã thấy bằng chứng rằng dẫn đến việc chia sẻ thông tin không phù hợp với các nhà phát triển là về các quyền mà người dùng đã cấp phép khi họ đăng nhập với các dịch vụ hay ứng dụng bên thứ ba bằng Facebook".
Facebook lưu ý rằng đã khắc phục sự cố vào ngày tiếp theo sau khi phát hiện ra vấn đề và hiện công ty đang có kế hoạch để tiếp tục điều tra về việc rò rỉ dữ liệu này.
Facebook, Google dừng chia sẻ dữ liệu người dùng với Hong Kong Facebook, Google và Twitter bắt đầu từ chối các yêu cầu cung cấp dữ liệu người dùng mà họ nhận được từ chính quyền Hong Kong. Facebook thông báo dừng chia sẻ thông tin về người dùng trên mọi nền tảng, như Facebook, WhatsApp và Instagram, cho chính quyền Hong Kong trong khi chờ thêm các đánh giá đầy đủ về mức độ...