10 xe bọc thép chở quân kháng mìn tốt nhất thế giới
Những chiếc xe bọc thép chở quân kháng mìn (MRAP) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu bảo đảm an toàn cho binh lính trên chiến trường hiện đại.
Kamaz-63968 (Typhoon-K) 66 – Nga
Chính thức phục vụ quân đội Nga từ năm 2014, hiện nay Typhoon-K vẫn đang giữ vị trí xe MRAP có sức chứa lớn nhất so với các đối thủ cùng loại, khi mang được tới 16 binh lính với đầy đủ vũ khí trang bị.
Điểm nhấn của Typhoon-K nằm ở hệ thống điều chỉnh độ cao khung gầm để phù hợp với từng loại địa hình. Xe có trọng lượng 21,5 tấn, được trang bị động cơ turbo V8 Kamaz 740/354 công suất 450 mã lực, cho tốc độ tối đa 105 km/h và tầm hoạt động lên đến 1.200 km.
Ngoài ra quân đội Nga cũng đang xem xét việc sớm đưa phiên bản Typhoon-K 88 có sức chứa lớn hơn vào hoạt động.
Lazar BVT 88 – Serbia
Đây là mẫu xe MRAP đầu tay của công ty quốc phòng Yugoimport. Lazar BVT hoạt động tốt trong điều kiện tác chiến đô thị chật hẹp nhờ vào vỏ giáp hiệu quả và dựa trên khung gầm xe tải việt dã TAM-150 nổi tiếng.
Xe có thể chở được 10 lính kèm theo một tháp pháo tự động với nhiều kiểu lắp đặt vũ khí. BVT có trọng lượng 16,3 tấn, trang bị động cơ V8 turbo diesel 440 mã lực, cho tốc độ tối đa 65 km/h và tầm hoạt động 600 km.
BMC Kirpi 44 – Thổ Nhĩ Kỳ
BMC Kirpi là sản phẩm do công ty BMC nghiên cứu phát triển dựa trên khung gầm của Israel, xe vừa mới chính thức phục vụ trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
BMC Kirpi có trọng lượng gọn nhẹ 16 tấn, trang bị động cơ turbo intercooler V6 Cummin ISLe 350 mã lực, cho tốc độ tối đa 100 km/h và tầm hoạt động 800 km, sức chứa 10 lính (bao gồm 1 xạ thủ trên tháp pháo).
Cougar HE 66 – Hoa Kỳ
Video đang HOT
Cougar HE được chế tạo bởi công ty quốc phòng nổi tiếng General Dynamics Land System. Xe chính thức đi vào hoạt động trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 2002 và đạt hiệu quả cao trong các cuộc chiến Afghanistan, Iraq.
Cougar HE mang theo được 10 lính với vỏ giáp cực kỳ hiệu quả, xe có trọng lượng 22,7 tấn, trang bị động cơ Caterpillar C-7 diesel L6 330 mã lực, cho tốc độ tối đa 88,5 km/h và tầm hoạt động 675 km. Ngoài ra Cougar HE còn có phiên bản 44, cứu thương…
Bushmaster 44 – Australia
Bushmaster do công ty Thales Australia nghiên cứu chế tạo và chính thức vào biên chế quân đội Hoàng gia Australia từ năm 2004. Bên cạnh đó, xe còn phục vụ rộng rãi trong quân đội Hoàng gia Anh, Hà Lan, Indonesia, Jamaica và một số lượng nhỏ trong quân đội Nhật.
Bushmaster mang theo được 8 lính, xe có trọng lượng 15 tấn, trang bị động cơ turbo V6 Caterpillar 3126E ATTAC công suất 330 mã lực, cho tốc độ tối đa 100 km/h, tầm hoạt động 800 km.
Oshkosh M-ATV 44 – Hoa Kỳ
Là sản phẩm của tập đoàn Oshkosh nổi tiếng, Oshkosh M-ATV chính thức phục vụ quân đội Hoa Kỳ từ năm 2009. Thực tế chiến trường Afghanistan, Iraq cho thấy chiếc xe này có hiệu quả rất cao khi chiến đấu nhờ vào sự gọn nhẹ của bộ khung gầm 44 và vỏ giáp chắc chắn.
Oshkosh M-ATV có trọng lượng khá nhẹ chỉ 12,5 tấn, trang bị động cơ turbo V6 Caterpillar C7 dung tích 7,2 lít công suất 370 mã lực, cho tốc độ tối đa 105 km/h trên đường tốt và tầm hoạt động 510 km, xe chở theo được 5 người (bao gồm 1 pháo thủ).
Ural-63095 (Typhoon-U) 66 – Nga
Là sản phẩm quân sự độc đáo của công ty Ural Automotive Plant (một nhánh của tập đoàn ô tô GAZ), Ural-63095 chính thức được chấp nhận đưa vào biên chế từ năm 2014. Dự kiến Typhoon-U và Typhoon-K sẽ là 2 mẫu xe MRAP chủ lực của quân đội Nga.
Typhoon-U có sức chứa 12 lính, xe có trọng lượng 24 tấn, trang bị động cơ Turbo V8 Kamaz 5367 công suất 450 mã lực, giúp xe đạt tốc độ 105 km/h, tầm hoạt động 1.800 km.
Renault Higuard 66 – Pháp
Higuard là mẫu MRAP do công ty Renault, Pháp nghiên cứu và chế tạo. Tuy nhiên xe lại đang hoạt động chủ yếu trong quân đội Qatar và Singapore.
Higuard được thiết kế dựa trên khung gầm xe tải quân sự Renault Sherpa 5, chở theo được 12 lính và có trọng lượng 20 tấn. Động cơ của Higuard là loại Renault MD-7 công suất 340 mã lực, cho vận tốc 90 km/h, tầm hoạt động 1.000 km.
International MaxxPro 44 – Hoa Kỳ
MaxxPro là sản phẩm của hãng International (Hoa Kỳ) hợp tác với một phần nhỏ của hãng Pasan (Israel). Quân đội Hoa Kỳ chính thức biên chế MaxxPro vào năm 2007.
Đây là mẫu MRAP được sử dụng rộng rãi khắp thế giới với hơn 9.000 chiếc đã xuất xưởng, một số bang của Hoa Kỳ sử dụng mẫu xe này cho lực lượng cảnh sát và đặc nhiệm.
Bản nâng cấp đầy đủ của MaxxPro có trọng lượng 14,5 tấn, chở theo được 7 người kể cả xạ thủ. Xe trang bị động cơ V6 MaxxForce D9316 dung tích 9,3 lít, công suất 330 mã lực, cho tốc độ tối đa 105 km/h, tầm hoạt động 600 km.
RG-35 66 – Nam Phi
RG-35 do Land System OMC và BAE System Nam Phi nghiên cứu chế tạo, đây là mẫu xe MRAP đang được sử dụng rộng rãi trong quân đội Nam Phi. RG-35 rất ấn tượng bởi kiểu thiết kế hầm hố và tháp pháo tự động hoàn hảo.
RG-35 chở theo được 15 lính (bao gồm cả xạ thủ), xe có trọng lượng 18,1 tấn, lắp đặt động cơ V6 Cummins diesel 550 mã lực cho tốc độ rất “khủng” 115 km/h, tầm hoạt động 1.000 km. Ngoài ra, xe còn có cả phiên bản 44 nhỏ gọn hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Sợ Nga, Mỹ lắp pháo 30 mm cho thiết giáp Stryker
Xe thiết giáp chở quân Stryker sẽ sớm được lắp pháo nòng cỡ 30 mm để đối trọng với các xe bọc thép BMP-3 và BTR-80/82 của Nga.
Xe thiết giáp chở quân Stryker sẽ sớm được lắp pháo nòng cỡ 30 mm để đối trọng với các xe bọc thép BMP-3 và BTR-80/82 của Nga.
Tờ Sputniknews ngày 24/7 cho hay, cách đây 3 tháng Quân đội Mỹ đã yêu cầu phải nâng cấp các thiết bị quân sự. Theo đó các xe thiết giáp Stryker đang hoạt động ở châu Âu sẽ sớm được lắp loại pháo cỡ 30 mm. Lí do có thể vì sợ Stryker lép vế trước BMP-3 và BTR-80/82 Nga trong tình huống đối mặt.
Stryker vốn là phương tiện chở quân thuộc Trung đoàn Không kỵ số 2 thuộc Quân đội Mỹ. Đây là một trong hai đơn vị chiến đấu duy nhất của Mỹ còn duy trì hoạt động ở châu Âu. Trụ sở của trung đoàn này đóng tại Đức. Trong tháng 4/2015, trung đoàn đã thực hiện một chuyến đi dài 1.100 dặm (1770,28 km) xuyên qua các nước vùng Baltic trong một hành trình mang tên "Dragon Ride".
Mỹ sẽ lắp pháo 30 mm cho xe chở quân hạng nhẹ Stryker.
Hành trình đó của Stryker được cho là một hoạt động nhằm trấn an các nước đồng minh NATO ở châu Âu và thể hiện sức mạnh quân sự của Mỹ trước Nga. Song nếu so sánh về vũ khí, các phương tiện bọc thép vận tải của Nga thường trang bị pháo 100 mm và 30 mm còn Stryker trang bị đại liên cỡ 12.7 mm. Như thế quả là quá khập khiễng.
Đại tá John Meyer, người chỉ huy Trung đoàn Không kỵ số 2 Mỹ, đã nhận thấy điều này và chính ông đã yêu cầu nâng cấp pháo lên tầm 30 mm cho 81 xe thiết giáp Stryker. Với giá ước tính 3.8 triệu USD chi phí cho việc nâng cấp mỗi xe, dự kiến công việc này sẽ hoàn thành trong vòng 24-36 tháng nữa.
"Tôi cho rằng đó là việc khẩn cấp cần làm, và thời gian dự kiến chỉ trong vòng 2 năm nữa", Meyer nói trong một cuộc họp mới đây tại Lầu Năm Góc vào hôm 23/7.
Tuy nhiên, theo Nghị sĩ bang Ohio Rob Portman, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch nâng cấp các xe thiết giáp Stryker vào năm 2020. Nhưng khi phát biểu với Defense News, Portman lại cho rằng, Mỹ đang rất ưu tiên quan tâm tới tình trạng giải lãnh thổ ở châu Âu, cho nên kế hoạch nâng cấp Stryker phải được đẩy nhanh hơn.
Pháo Bushmaster II cỡ 30 mm có thể sẽ được Mỹ lựa chọn cho Stryker.
Nhiều khả năng quân đội Mỹ sẽ lựa chọn loại pháo Bushmaster II cỡ 30 mm để lắp cho xe thiết giáp chở quân Stryker. Theo Jim Hasik, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Brent Scowcroft cho biết, đây là loại pháo có thể hủy diệt bất kỳ mục tiêu ở tầm ngắn nào, kể cả là một chiếc xe tăng hạng nặng.
Song một điều đáng lưu ý ở chỗ, các kỹ sư sẽ gặp phải trở ngại không nhỏ để có thể lắp một khẩu pháo lớn lên một khung xe bọc thép tương đối nhỏ như Stryker. Trước đó Mỹ đã thí nghiệm lắp hệ thống pháo di động cỡ 105 mm lên Stryker nhưng không thành.
"Pháo MGS cỡ 105mm thất bại nên chúng phải ngừng sản xuất mặc dù nó có khả năng yểm trợ hỏa lực cực tốt. Vì thế việc đề xuất sang pháo cỡ 30 mm có thể sẽ khả thi hơn một chút", một chuyên gia giấu tên cho biết trên Breaking Defense.
Hiện Stryker là phương tiện quân sự đông đảo nhất của Mỹ ở châu Âu. Một số báo cáo hôm 22/7 cho biết, rất có thể Lầu Năm Góc sẽ điều động các xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams và xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley tới Hungary vào năm 2016. Theo tờ báo Hungary Napi Gazdasag tiết lộ, các phương tiện này của Mỹ sau đó sẽ được sử dụng trong các cuộc tập trận quân sự của NATO tại khu vực châu Âu.
Tất cả các động thái này của Mỹ đều nằm trong chiến lược trấn an đồng minh NATO trong bối cảnh khủng hoảng kéo dài ở Ukraine. Trong đó phía Mỹ và NATO đã nhiều lần cáo buộc tình hình ở Ukraine có liên quan đến Nga. Còn phía Moscow đã bác bỏ những cáo buộc này.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Nga hiện đại hóa cầu pháo PMP Việt Nam có dùng Bộ cầu phao PMP của Công binh Nga được hiện đại hóa sử dụng khung gầm xe vận tải kiểu mới Ural-53236. Bộ cầu phao PMP của Công binh Nga được hiện đại hóa sử dụng khung gầm xe vận tải kiểu mới Ural-53236. Trong những năm trở lại gần đây Quân đội Nga đã bắt đầu đưa vào trang bị các dòng...