10 vụ triệu hồi nổi bật của thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2019
Ford triệu hồi hơn 38.000 xe Ranger, Mitsubishi triệu hồi hơn 14.000 xe Xpander hay lỗi túi khí trên xe Honda CR-V và Civic là một trong những vụ triệu hồi “rúng động” tại thị trường Việt Nam trong năm 2019.
10 vụ triệu hồi nổi bật của thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2019.
1. Triệu hồi “vua bán tải” Ford Ranger
Năm 2019, mẫu bán tải Ford Ranger là mẫu bán tải có số lần triệu hồi cũng như số lượng xe bị ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam.
Cụ thể, đợt triệu hồi lần đầu liên quan tới lỗi tú khí an toàn phái trước với số lượng 3.206 xe. Số lượng nằm trong đợt triệu hồi có thời gian sản xuất từ ngày 22/11/2007 đến ngày 10/10/2011.
Theo lý giải của nhà sản xuất, số lượng xe Ford Ranger bị triệu hồi được nhập khẩu từ Thái Lan sư dung tui khi Takata bi anh huơng, trong nhưng truơng hơp va cham ơ nguơng kich hoat tui khi, bọ phạn bom khi co thê bi vơ. Cac manh vơ cua bọ phạn bom khi co thê vang vao nguơi ngôi tren xe gay chân thuong nghiem trong hoạc tư vong.
Đợt triệu hồi thứ 2 liên quan tới lỗi ống dầu phanh trước được nhà sản xuất thông báo vào tháng 6/2019 với số lượng 25.288 chiếc.
Số lượng xe bị ảnh hưởng được sản xuất từ ngày 1/3/2016 đến ngày 16/4/2018. Điều đáng nói là đợt triệu hồi lần 2 có thời gian để khắc phục kéo dài gần 10 năm (từ ngày 25/6/2019 đến ngày 25/6/2029).
Cũng liên quan tới lỗi hệ thống ống dầu phanh trước, vào tháng 5/2019 Ford Việt Nam cũng từng thông báo triệu hồi với số lượng 9.852 chiếc. Số lượng xe bị triệu hồi được sản xuất trong khoảng từ ngày 1/3/2016 đến 16/4/2018.
2. Audi triệu hồi A7 Sportback Quattro, Q5, A8L và Q7
Đợt triệu hồi đầu tiên của Audi Việt Nam được thông báo vào tháng 5/2019. Theo đó, các mẫu xe gồm Audi A7, A8, Q7 bị ảnh hưởng (sản xuất năm 2013 đến 2018) bị triệu hồi để thay thế đường ống áp suất thấp của hệ thống nhiên liệu động cơ 3.0 TFSI trên xe.
Trong tổng số xe nằm trong đợt triệu hồi trên có 37 chiếc A7 Sportback Quattro, 78 chiếc A8L Quattro và 67 xe Q7 Quattro.
Nguyên nhân được xác định là có lỗi trong quá trình hàn ma sát sản xuất chi tiết đường ống áp suất thấp, dẫn đến giảm độ kín khít của mối hàn, gây ra rò rỉ nhiên liệu tại vị trí nắp của đường ống áp suất thấp. Trong một số trường hợp đặc biệt, mùi nhiên liệu có thể lọt vào trong xe.
Đáng chú ý là đợt triệu hồi đối với mẫu xe Audi Q5 với hai lỗi khác nhau là thay dầu xi-lanh phanh chính và ốp chắn bùn.
Cụ thể như sau, đối với lỗi thay dầu xi-lanh chính của hệ thống phanh thủy lực có số lượng xe được sản xuất từ tháng 7/2018 đến tháng 3/2019. Còn đối với lỗi ốp chắn bùn, có tổng cộng 566 xe Audi Q5 bị triệu hồi. Những xe này có thời gian sản xuất từ tháng 7/2015 đến tháng 12/2018.
Nguyên nhân triệu hồi là trên dòng xe Audi Q5 bị ảnh hưởng được sản xuất từ tháng 7/2015 đến năm 12/2018, liên kết ốp chắn bùn không chắc chắn.
3. Triệu hồi hơn 14.000 xe Mitsubishi Xpander
Cụ thể, số lượng xe Mitsubishi Xpander bị lỗi để thay thế hệ thống bơm nhiên liệu lên tới 14.051 chiếc. Trong đó, có 9.428 xe Xpander số tự động sản xuất trong khoảng thời gian từ 14/8/2018 đến 22/8/2019 và 4.623 xe thuộc bản số sàn, sản xuất từ ngày 23/8/2018 đến 26/8/2019.
Điều đáng nói là ngoài lỗi hệ thống bơm nhiêu liệu, mẫu xe bán chạy nhất của Mitsubishi Việt Nam cũng bị nhiều người dùng phàn nàn về hiện tượng phuộc sau chảy dầu.
4. Honda Việt Nam triệu hồi CR-V và Civic
Video đang HOT
Tháng 10/2019, Honda Việt Nam đã ra thông báo triệu hồi đối với 2 mẫu xe là Honda CR-V và Civic để thay thế bộ thổi khí của túi khí phía trước.
Theo đó, có tổng cộng 5 chiếc gồm Civic (sản xuất từ giai đoạn năm 2008 – 2010) và SUV CR-V ra đời năm 2010 sẽ bị triệu hồi do lỗi túi khí ở phía trước. Được biết, túi khí bị lỗi được sản xuất bởi nhà sản xuất Takata.
Nguyên nhân được đưa ra là trên các mẫu xe này, nguy cơ túi khí bị kích hoạt có thể tạo ra hiện tượng quá áp trong bộ thổi khí do chất lượng của hạt tạo khí. Điều này dẫn đến bộ thổi khí bị nổ, những mảnh vỡ của bộ thổi khí bắn ra với tốc độ cao dễ gây thương tích cho những người ngồi trong xe.
5. Triệu hồi hơn 1.600 chiếc Mercedes-Benz C-Class, E-Class
Ngày 21/6/2019, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phê duyệt chương trình triệu hồi đối với hai dòng xe C-Class (số loại W205) và E-Classs (số loại W213) của Mercedes-Benz Việt Nam để kiểm tra, thay thế hộp số điều khiển và cụm cơ cấu lái (cụm thước lái) trên các xe bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân được Daimler AG đưa ra là tren mọt sô xe thuọc dong xe C-class, E-Class lăp rap dang CKD co kha nang bi anh huơng, họp điêu khiên hẹ thông lai co thê nhạn cac tin hiẹu đo khong chinh xac do bang mach co thê co cac vêt nưt li ti va kha nang hinh thanh cac sơi dân điẹn trong vêt nưt trong mọt sô điêu kiẹn nhât đinh.
Phân mêm họp điêu khiên co thê phat hiẹn cac tin hiẹu đo khong chinh xac va ghi nhạn la dang lôi, do đo ngưng kich hoat hẹ thông trơ lưc lai
6. Triệu hồi 375 xe Volkswagen Tiguan
Tháng 6/2019, Volkswagen Việt Nam ra thông báo triệu hồi đối với có tổng cộng 375 xe Volkswagen Tiguan bán ra thị trường, có thời gian sản xuất từ ngày 31/3/2017 đến ngày 20/11/2018 để kiểm tra và thay thế do lỗi lò xo hệ thống treo phía sau.
Nguyên nhân được xác định là do vật liệu chế tạo lò xo hệ thống treo phía sau lắp trên một số xe Volkswagen Tiguan có thể không cùng loại với vật liệu tiêu chuẩn.
7. Triệu hồi 604 xe bán tải Nissan Navara
Ngày 13/6/2019, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phê duyệt chương trình triệu hồi đối với 604 xe bán tải Nissan Navara (bản EL và SL) do Nissan Việt Nam phân phối để thay thế công tắc ổ khoá bị lỗi.
Tổng số 604 xe bán tải Nissan Navara (bản EL và SL) nằm trong đợt triệu hồi để thay thế công tắc ổ khoá được sản xuất từ ngày 25/4/2017 đến ngày 25/7/2017. Thời gian bắt đầu chiến dịch triệu hồi từ ngày 17/6/2019 kéo dài đến ngày 17/6/2020.
Nguyen nhan đuơc xac đinh la do ơ mọt sô ô khoa tren cac xe bi anh huơng, lo xo ben trong cua cong tăc ô khoa co thê khong đu đọ cưng, có thể hong hoc qua qua trinh sư dung ô khoa. Điêu nay dân đên viẹc khong giư đuơc vi tri đinh vi cua ô khoa khi ơ vi tri ON khi tren chia khoa co treo nhiêu vạt nạng.
8. Triệu hồi xe hạng sang Land Rover
Ngày 13/6, Land Rover Việt Nam cũng phát đi thông báo triệu hồi đối với các mẫu xe Land Rover Discovery Sport, Range Rover Velar và Range Rover Evoque sử dụng động cơ xăng Ingenium I4 2.0L và GTDi 2.0L, được sản xuất từ năm 2016 đến năm 2018 để cập nhật lại phần mềm khí thải CO2.
9. Triệu hồi 201 xe Toyota Vios do lỗi túi khí
Theo đó, 201 xe Toyota Vios bị triệu hồi có thời gian sản xuất từ ngày 2/1/2014 đến ngày 25/1/2014 được triệu hồi để kiểm tra và thay thế cụm bơm khí của túi khí phía trước ghế hành khách.
Trên các xe nằm trong diện ảnh hưởng, cụm bơm khí (được cung cấp bởi công ty Takata) có thể được sản xuất với nguy cơ bị hơi ẩm xâm nhập theo thời gian. Trong trường hợp xe gặp tai nạn và hệ thống túi khí được kích hoạt, tùy theo từng hoàn cảnh, việc giải phóng khí trơ có thể tạo nên áp lực quá lớn bên trong cụm bơm khí, dẫn đến khả năng cụm bơm khí bị nứt vỡ.
Trong một số trường hợp, cụm bơm khí bị nứt vỡ, các mảnh kim loại của bơm khí có thể bắn văng ra xuyên qua túi khí đã được bơm phồng, dẫn đến nguy cơ gây chấn thương nghiêm trọng cho hành khách trong một vụ tai nạn.
10. Triệu hồi 1.370 xe Ford Transit
Ngày 4/6/2019, Ford Việt Nam đã ra thông báo triệu hồi đối với mẫu minibus Transit, với số lượng 1.370 chiếc được sản xuất tại nhà máy Hải Dương, Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 22/10/2016 – 26/4/2017.
Nguyên nhân được phía nhà sản xuất Ford Việt Nam đưa ra là do phần mềm mô đun điều khiển động cơ PCM không thích hợp, dẫn đến tình trạng có thể không còn đáp ứng yêu cầu về khí thải của phương tiện giao thông sau một thời gian sử dụng.
Theo Vietnamfinance
Những lùm xùm trên thị trường ô tô Việt Nam 2019: Hết triệu hồi đến lỗi xe và chiêu trò của đại lý
Trong năm qua, thị trường ô tô Việt Nam không chỉ đón nhận sự tăng trưởng mà còn đối mặt với không ít vấn đề còn tồn tại.
Triệu hồi xe
Những đợt triệu hồi xe năm nào cũng diễn ra và 2019 cũng không phải ngoại lệ. Trong năm vừa qua, hàng chục mẫu xe nằm trong diện triệu hồi với rất nhiều lỗi, từ nhỏ đến nghiêm trọng. Có những mẫu xe bị triệu hồi tới hàng chục ngàn chiếc.
Ford Ranger và Everest có số lượng xe bị triệu hồi nhiều nhất, với lần lượt 32.741 chiếc và 23.406 chiếc. Trong đó, 25.288 chiếc Ranger gặp lỗi với ống dầu phanh trước khiến dầu phanh bị thất thoát và ảnh hưởng tới chất lượng phanh. Số xe Ranger còn lại cùng Everest bị triệu hồi để khắc phục lỗi túi khí Takata.
Mitsubishi Xpander cũng là tâm điểm của năm nay khi "tân binh" có doanh số bứt phá thần tốc này bị triệu hồi tới 14.501 chiếc. Lỗi được đưa ra có liên quan tới bơm xăng, dẫn đến không thể khởi động động cơ hoặc động cơ ngừng hoạt động khi đang vận hành.
Một số mẫu xe khác có số xe lỗi lên tới cả ngàn chiếc như Toyota Rush hay Mercedes-Benz C-Class và E-Class. Tổng cộng 1.592 chiếc Rush phải thay thế hộp điều khiển (ECU) túi khí trung tâm, trong khi 1.648 chiếc C 200, C 250, C 300, E 200, E 250 và E 300 phải thay hộp điều khiển và cụm cơ cấu lái.
Ngoài ra, còn nhiều mẫu xe bị triệu hồi khác nhưng số lượng ít hơn, như 21 chiếc Audi Q5 nghi rò rỉ dầu phanh, 25 chiếc Audi Q3 càn cập nhật phần mềm, 168 chiếc Subaru Forester lỗi lực siết đai ốc lắp ống xả trước, 900 chiếc BMW 3-Series gặp lỗi đường dây điện và bộ điều khiển quạt gió điều hoà hay 10 chiếc Lexus LS 500 cần thay thế lốp...
Lỗi và thiếu sót của sản phẩm được chính người dùng bóc tách
Có những lỗi hay thiếu sót mà nhà sản xuất chưa kịp được phát hiện thì người dùng đã nhận ra trong quá trình sử dụng. Có những trường hợp được hãng ghi nhận và đưa ra chương trình triệu hồi.
Honda đã nhận được một số phản hồi của khách hàng về việc mẫu xe CR-V bị cứng chân phanh khi đang chạy với chế độ ga tự động (Cruise Control) và người lái đặt nhẹ chân lên bàn đạp phanh. Theo giải thích của hãng, đây không phải lỗi chất lượng xe mà bởi cảm biến nhận biết vấn đề bất thường với hệ thống trợ lực phanh hoạt động nên sẽ đổi sang hệ thống thay thế nhằm đảm bảo an toàn, tuy nhiên sẽ khiến người lái có cảm giác không thoải mái khi đạp phanh.
Đối thủ của CR-V là X-Trail cũng bị người dùng tố có hiện tượng lạ trong quá trình sử dụng. Đó là việc dầu bị lọt ra từ vị trí đầu hộp số tiếp giáp động cơ. Nissan giải thích rằng đó chỉ là dầu chống gỉ và việc lọt dầu như vậy không gây nguy hiểm.
Đối với mẫu Xpander, một số khách hàng phản ánh về việc xe đang đi thì chết máy. Theo xác minh của hãng, lỗi này có liên quan tới cặn xăng, dẫn đến lỗi hệ thống bơm nhiên liệu của xe. Mặc dù chiếc xe được kiểm tra tại Việt Nam là do cặn xăng nhưng phía Mitsubishi tại Philippines đã xác nhận có những trường hợp tương tự và lỗi xuất phát từ chính bộ bơm xăng, tức là vấn đề của xe chứ không phải do xăng.
Mẫu xe Fadil của VinFast từng bị phàn nàn về việc thiếu chắn bùn phía sau, khi người dùng nhận thấy bùn bắn lọt qua cản sau và tràn ra dưới hốc đèn. Hãng xe Việt đã nhanh chóng khắc phục bằng việc lắp món phụ tùng này miễn phí tại đại lý.
Xe gặp nạn không bung túi khí
Đã có nhiều vụ ô tô gặp nạn nhưng túi khí không bung trong vài năm qua. Trong năm nay, một số mẫu xe mới vừa ra mắt đã gặp phải tình trạng tương tự.
Hồi tháng 8, tại Bắc Ninh, một chiếc Toyota Camry 2019 vừa mới ra biển trong khi xuống hầm đã đâm vào dải phân cách nên vỡ nát phần đầu. Điều gây chú ý là túi khí trong xe không hề bung. Chiếc xe này được trang bị tới 7 túi khí trong xe.
Cũng trong tháng 8, tại Bắc Ninh, một chiếc VinFast Fadil đâm vào gốc cây, vỡ cản trước nhưng không bung túi khí. Sau đó, đoạn clip ghi lại sự việc đã tiết lộ lý do không bung túi khí là bởi chiếc xe chỉ quệt phía bên, chưa đúng vị trí để cảm biến kích hoạt túi khí.
Trước đó, hồi tháng 2, chiếc Kia Cerato 2019 cũng vừa mới mua đã gặp nạn tại Tây Ninh. Phần vỏ xe bị hư hại nặng nề nhưng túi khí trong xe không bung. Nguyên nhân không bung túi khí được lý giải là bởi chiếc Cerato này chỉ có 2 túi khí trước, trong khi lại va chạm ngang hông với chiếc xe tải, nên túi khí không thể bung. Lý do cản xe bung ra là bởi mài xuống mặt đường.
Đường "lưỡi bò" trên ô tô tại Việt Nam
Chiếc ô tô đầu tiên bị phát hiện có đường "lưỡi bò" là Zotye Z8. Mẫu ô tô Trung Quốc hiển thị đường "lưỡi bò" trong phần mềm bản đồ. Chi tiết này thể hiện sự xâm phạm tới chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sau khi nhận được phản hồi, nhà phân phối dòng xe này đã nhanh chóng cho gỡ phần mềm bản đồ ra khỏi xe.
Tưởng chừng như mọi việc đã lắng xuống, chiếc Volkswagen Touareg tạm nhập từ Trung Quốc về để trưng bày tại VMS 2019 cũng bị phát hiện có bản đồ hình lưỡi bò. Tổng cục Hải quan và một số đơn vị liên quan đã đề xuất phương án xử lý chiếc xe, trong đó có việc tịch thu chiếc xe này và gỡ bỏ phần mềm, đồng thời xử phạt hành chính đơn vị nhập chiếc xe về và trưng bày xe tại VMS.
Bán xe kiểu "bia kèm lạc"
Tình trạng bán xe yêu cầu khách phải mua thêm phụ kiện từng có giai đoạn đỉnh điểm trong năm 2018, khi xe nhập khó về. Bước sang năm 2019, tuy ô tô nhập khẩu đã vượt "rào" Nghị định 116, một số mẫu xe đợt đầu năm vẫn trong tình trạng "bia kèm lạc", như Honda CR-V nhập Thái Lan hay Toyota Fortuner nhập Indonesia. Có những gói phụ kiện có giá tới cả trăm triệu đồng. Đến thời điểm này, cả 2 mẫu SUV đã hết "lạc" và thậm chí được bán dưới giá niêm yết.
Toyota Camry 2019 đợt mới ra mắt hồi tháng 5 cũng bị bán "kèm lạc" tại đại lý. Khách mua xe phải trả 50 triệu đồng mua phụ kiện mới được giao xe ngay. Tương tự CR-V và Fortuner, Camry đã thoát khỏi cảnh bán kèm phụ kiện và được bán đúng giá tại đại lý. Phiên bản 2.0G còn được bán thấp hơn giá niêm yết.
Đại lý ồ ạt nhận cọc, không hẹn ngày giao xe
Kể từ khi ô tô nhập khẩu được "thả cửa", các đại lý thoáng hơn trong việc nhận cọc xe. Dù chưa chắc chắn thời gian xe về, các tư vấn bán hàng vẫn ký giấy nhận đặt cọc trước. Hậu quả là có những trường hợp người bán hẹn thời gian xe về nhưng trên thực tế, rất nhiều tháng sau, khách mới nhận được xe.
Ví dụ như mẫu Suzuki Ertiga, có khách hàng tại Mỹ Tho đặt cọc phiên bản MT từ tháng 6 nhưng đến tháng 11 vẫn chưa có xe. Người này cho biết đã quyết định rút cọc.
Việc nhận cọc cũng khiến thị trường xôn xao với những tân binh, điển hình như Honda BR-V, Nissan Livina hay Suzuki XL6,... Nhưng theo xác nhận của các nhà sản xuất, những mẫu xe này chưa có lịch về Việt Nam.
Một số vụ lùm xùm khác
Vẫn còn nhiều "phốt" khác trên thị trường ô tô Việt Nam trong năm vừa qua. Một số vụ có liên quan tới đại lý, từng gây tranh cãi không ngớt trên mạng xã hội.
Hồi tháng 9, một khách hàng mang xe Suzuki Ertiga bị hư hỏng tới đại lý ở Bình Định để làm bảo hiểm. Mặc dù chưa làm bảo hiểm, người này vẫn phải chi trả 5,75 triệu đồng tiền để xe ở đại lý trong 3 tháng. Đại diện đại lý đã xác nhận nhưng phản hồi rằng chi phí đó phải trả cho cầu đỗ xe, giàn kệ đựng phụ tùng và các thiết bị hỗ trợ khác. Tuy nhiên, đa số ý kiến của trong nhóm người sử dụng xe Suzuki Ertiga cho rằng việc tính phí để xe tại đại lý là vô lý.
Một sự việc khác liên quan tới đại lý thời gian gần đây là việc báo giá sai phụ tùng xe VinFast khiến chủ xe phát hoảng. Cụ thể, thước lái chiếc Lux A2.0 bị hư hỏng do tai nạn được đại lý báo giá gần 350 triệu đồng. Rất nhiều bình luận cho rằng giá như vậy là vô lý. Sau đó, VinFast đã nhanh chóng đính chính rằng đại lý báo giá sai và giá món phụ tùng đó chỉ chưa đến 30 triệu đồng.
Mặc dù chỉ liên quan gián tiếp đến đại lý, sự việc một cô gái ăn mặc hở hang hồn nhiên lăn lộn chụp ảnh cũng những chiếc ô tô tại VMS 2019 cũng gây bức xúc dư luận. Nhiều ý kiến tỏ ra ngạc nhiên khi không hiểu sao người phụ trách gian hàng là những nhân viên đại lý khi đó lại để cô gái này thực hiện những hành động phản cảm như vậy. Cô gái đó đã chụp nhiều bức hình gây ảnh hưởng xấu tới các gian hàng như Jaguar Land Rover hay VinFast.
Theo Trí Thức Trẻ
Xe bán tải chạy điện đầu tiên của Trung Quốc giống hệt Nissan Navara Nissan hợp tác với Dongfeng để sản xuất riêng cho thị trường Trung Quốc một chiếc bán tải hoàn toàn chạy điện mang tên Dongfeng Rich 6 EV. Xe bán tải chạy điện đầu tiên của Trung Quốc sẽ hoàn thành quãng đường 400km sau mỗi lần sạc Nissan Navara sắp sửa biến thành một chiếc xe điện tại Trung Quốc dưới cái...