10 vụ ly hôn đắt giá nhất làng thể thao
Tỷ phú Abramovic, Tiger Woods, Mike Tyson hay Michael Jordan đều phải trả một khoản tiền lớn cho vợ cũ sau khi ly hôn.
Ông chủ Chelsea – tỷ phú Roman Abramovich – đang giữ kỷ lục có vụ ly hôn tốn kém nhất thế giới. Tài phiệt người Nga và người vợ thứ hai Irina chia tay năm 2007 sau khi chung sống hơn 15 năm và có 5 đứa con. Vụ ly hôn diễn ra nhanh chóng và có tin ông Abramovich đã nhượng cho Irina ít nhất 4 căn nhà, bao gồm bất động sản 18 triệu bảng ở tây Sussex cũng như hai căn nhà ở London cùng một số tiền lớn. Ước tính, tỷ phú Nga với khối tài sản trị giá 11 tỷ bảng, đã bù đắp cho vợ cũ từ một đến hai tỷ bảng.
Huyền thoại bóng rổ Michael Jordan gặp người vợ đầu Juanita trong một nhà hàng ở Chicago rồi sau đó hai người kết hôn ở Las Vegas năm 1989. Tuy nhiên 17 năm sau, vợ chồng cựu siêu sao đội Chicago Bulls ra tòa ly dị với lý do ‘khác biệt không thể dung hòa’. 4 năm trước đó, Juanita đã nộp đơn ly hôn nhưng một tháng sau rút đơn và chia sẻ cả hai cố gắng hàn gắn. Vợ cũ Michael Jordan nhận được 134 triệu bảng sau khi chia tay. Đây là con số lớn nhất mà một VĐV người Mỹ phải trả cho vợ cũ.
Huyền thoại làng golf Greg Norman và người vợ đầu là cựu tiếp viên hàng không Laura Andrassy chia tay năm 2007 sau 22 năm gắn bó. Bà Laura nhận được 83 triệu bảng từ chồng. Một năm sau khi mất tiền, mất vợ, cựu tay golf 65 tuổi người Australia kết hôn lần nữa với huyền thoại tennis Chris Evert. Tuy nhiên cuộc tình này chỉ kéo dài một năm.
Vụ ly hôn của Tiger Woods và vợ cũ Elin Nordegren năm 2010 là một trong những vụ ly hôn nổi tiếng bắt nguồn từ scandal ngoại tình gây sốc của tay golf huyền thoại. Siêu sao người Mỹ đã phải chi trả cho cựu mẫu Thụy Điển 80 triệu bảng, tiếng tăm bị hủy hoại, sự nghiệp sa sút và mất các hợp đồng quảng cáo. Gần 10 năm sau, Tiger Woods vực lại sự nghiệp và cũng có bạn gái mới. Vợ cũ của anh cũng có thêm một đứa con với bạn trai mới sau khi đã có hai nhóc mang họ Woods.
Tay đua xe đạp lừng danh một thời Lance Armstrong gặp vợ đầu là phóng viên Kristin trong một buổi họp báo năm 1997. Một năm sau hai người kết hôn và lần lượt chào đón ba đứa con, trong đó có một cặp song sinh hai bé gái. Tuy nhiên, vợ chồng Armstrong thông báo ly dị năm 2003, cũng trong năm này anh bắt đầu hẹn hò nữ ca sĩ, nhạc sĩ Sheryl Crow. Theo một số nguồn tin, vụ ly hôn tiêu tốn của Armstrong 15 triệu bảng trong khi giá trị tài sản của anh trước khi bị phát hiện sử dụng doping vào phoảng 105 triệu bảng.
Video đang HOT
Cựu siêu sao bóng chày Alex Rodriguez kết hôn với người đẹp Cynthia Scurtis năm 2002 sau khi gặp nhau trong một phòng gym ở Miami. Cặp đôi có hai con. Năm 2008, Cynthia nộp đơn xin ly dị với lý do bị chồng bỏ bê và chồng ngoại tình. Chi tiết về chi phí vụ ly hôn không được tiết lộ nhưng vợ cũ Alex Rodriguez được sử dụng căn nhà 10 triệu bảng ở Coral Gables và được ‘đền bù’ một khoản tiền sau 5 năm hôn nhân. Một số nguồn tin cho biết, số tiền cựu siêu sao bóng chày bỏ ra cho vợ cũ là 14 triệu bảng. Alex Rodriguez vẫn được biết đến là một ngôi sao đào hoa, hiện đang hẹn hò cô đào Jennifer Lopez.
Huyền thoại làng vật tự do Hulk Hogan kết hôn với người vợ Linda Claridge năm 1983. Tuy nhiên sau khi bà tố ông ngủ với bạn của con gái, họ chia tay năm 2009 và bước vào cuộc chiến phân chia tài sản dai dẳng. Cuối cùng, bà Linda giành được 70% giá trị tài sản của hai người, vào khoảng 7 triệu bảng. Bà cũng được quyền sở hữu 40% trong các công ty của ông cộng với hai triệu bảng. Ước tính vợ cũ huyền thoại 66 tuổi nhận được 11 triệu bảng.
Mike Tyson và người vợ đầu Robin Givens quấn quýt bên nhau năm 1989. 8 tháng sau ngày đưa mẹ cùng đi trong buổi hẹn đầu với tay đấm huyền thoại, Robin Givens lên xe hoa với anh. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân chỉ kéo dài một năm rồi chấm dứt năm 1989. Nữ diễn viên Mỹ tố cáo cựu vô địch quyền Anh bạo hành, dọa giết cô. Chia tay Mike ‘Thép’, người đẹp nhận được 8 triệu bảng.
Câu nói ‘quá tam ba bận’ không đúng với trường hợp huyền thoại làng golf Anh Nick Faldo khi ly dị người vợ thứ ba Valeria năm 2006 sau 5 năm chung sống và có một cô con gái. Vụ ly hôn khiến nhà vô địch sở hữu 3 danh hiệu Master mất 7,5 triệu bảng.
Cựu siêu sao bóng rổ Shaq O’Neal được cho là yêu cầu cô vợ Shaunie ký hợp đồng tiền hôn nhân để bảo vệ tài sản. Vì thế khi Shaunie nộp đơn xin ly hôn năm 2011 sau 9 năm bên nhau, tài sản trị giá 250 triệu bảng của Shaq không bị ảnh hưởng quá nhiều. Cựu sao 48 tuổi đưa cho vợ cũ 16.000 bảng mỗi tháng (khoảng 200.000 bảng một năm) tiền nuôi 4 con và chi tiêu vặt.
Sao thể thao chống phân biệt chủng tộc sau vụ George Floyd
CLB Chelsea, Liverpool, Newcastle hay các sao như Rashford, Pogba, Lewis Hamilton, Michael Jordan đều lên tiếng sau việc người đàn ông da màu George Floyd bị ghì cổ đến chết ở Mỹ.
Chelsea trở thành CLB Ngoại hạng Anh mới nhất thể hiện sự ủng hộ với phong trào Black Lives Matter (Người da đen đáng được sống). Hôm 2/6, trên sân tập ở trung tâm huấn luyện Cobham, các cầu thủ The Blues quỳ gối và xếp thành hình chữ H chữ cái đầu của từ Human (con người). "Thế là đủ rồi. Tất cả chúng ta đều là con người. Cùng nhau chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn", thủ thành Kepa viết chú thích ảnh toàn đội quỳ gối cùng hashtag "BlackLivesMatter".
Các cầu thủ Chelsea quỳ gối xếp hình chữ H tượng trưng cho từ Human (con người) trên sân tập. Ảnh: Twitter.
Thủ quân Chelsea Cesar Azpilicueta chia sẻ trên website của CLB: "Chúng tôi muốn dùng vị trí của mình để thể hiện rằng chúng ta đang sống trong một thế giới mà chúng ta phải cố gắng cải thiện cho tương lai, để có một thế giới tốt đẹp hơn với nhiều tình yêu thương, không có sự ghét bỏ. Gần đây, chúng ta đã thấy hậu quả của việc phân biệt sắc tộc, mỗi ngày chúng ta đều nhận thấy rằng cần phải loại trừ tận gốc sự thù ghét này và mỗi người trong chúng ta đều phải góp phần trách nhiệm. Mỗi ngày chúng ta cần nêu gương, cư xử, giáo dục con trẻ hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn bởi giáo dục chính là chìa khóa cho tương lai".
Một ngày trước đó, các cầu thủ Newcastle và Liverpool cũng hưởng ứng phong trào chống phân biệt chủng tộc bằng việc quỳ gối xếp thành hình tròn trên sân tập vừa đưa ra các thông điệp "tất cả đoàn kết lại" hay "đoàn kết là sức mạnh". Dàn sao The Kop còn mặc trang phục sân khách, sân nhà, đồ tập tượng trưng cho nhiều màu da khác nhau.
Bộ đôi cầu thủ da màu của MU là Marcus Rashford và Paul Pogba là một trong những người đầu tiên lên tiếng trên trang cá nhân sau vụ việc người đàn ông da đen George Floyd bị cảnh sát da trắng Derek Chauvin ghì cổ đến chết tại Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ hôm 25/5.
"Tôi đang cố gắng hiểu chuyện gì đang xảy ra trên thế giới. Lúc này, tôi đề nghị mọi người sát cánh bên nhau, làm việc cùng nhau, đoàn kết lại bởi chúng ta dường như bị chia rẽ hơn bao giờ hết. Con người đang tổn thương và cần những câu trả lời. Người da đen đáng được sống. Văn hóa da đen đáng được sống", Rashford viết.
Trong khi đó, Pogba chia sẻ đầy phẫn nộ: "Những ngày qua, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc biểu lộ cảm xúc với những gì xảy ra ở Minneapolis. Tôi cảm thấy tức giận, nuối tiếc, thù hận, căm phẫn, đau đớn, buồn bã. Buồn cho George và tất cả những người da đen chịu cảnh phân biệt chủng tộc hàng ngày, dù ở trong bóng đá, trong công sở hay ở trường học, ở bất kỳ đâu. Điều này phải chấm dứt, một lần và mãi mãi, không phải ngày mai, ngày hôm sau mà ngay hôm nay. Những hành động bạo lực của phân biệt chủng tộc không được phép tha thứ, phân biệt sắc tộc không được vị tha. Tình yêu thương chính là sự hiểu biết".
Cựu danh thủ Arsenal Thierry Henry hưởng ứng phong trào bằng việc mặc áo in dòng chữ Public Enemy - tên một ban nhạc Mỹ có các bài hát liên quan tới chính trị, phản đối cách người Mỹ gốc Phi bị đối xử bất công tại xứ sở cờ hoa. Ngôi sao một thời của tuyển Pháp cũng viết dòng chia sẻ dài đầy day dứt với nhiều câu hỏi như "Tại sao điều này vẫn xảy ra trong năm 2020?, "Tại sao tất cả những biện pháp chúng ta sử dụng để loại bỏ chuyện này khỏi xã hội lại không có tác dụng?".
Cựu danh thủ Thierry Henry (ngoài cùng bên trái) và bộ đôi ngôi sao của MU là Pogba (giữa) và Rashford đều lên tiếng ủng hộ phong trào chống phân biệt chủng tộc. Ảnh: Instagram.
Trước đó, trong loạt trận cuối tuần của Bundesliga, cầu thủ Jadon Sancho của Borussia Dortmund gây chú ý khi mừng bàn thắng bằng việc vạch áo để lộ dòng chữ "Công bằng cho George Floyd". Đồng đội của Sancho là Achraf Hakimi, cầu thủ Marcus Thuram của Mnchengladbach -con trai cựu danh thủ Pháp Liliam Thuram - và Weston McKennie của Schalke 04 đều thể hiện sự ủng hộ với phong trào đấu tranh cho cộng đồng người da màu.
Ngoài các sao bóng đá, một loạt tên tuổi làng thể thao như Tiger Woods (golf), Michael Jordan (cựu siêu sao bóng rổ) hay tay đua Lewis Hamilton đều chia sẻ quan điểm về vụ việc liên quan tới George Floyd. Tiger Woods ủng hộ phong trào chống phân biệt chủng tộc nhưng kêu gọi mọi người không lợi dụng để đập phá cướp bóc trong khi đó Lewis Hamilton bày tỏ sự thất vọng khi các đồng nghiệp làng F1 im lặng trước vụ việc.
George Floyd - người đàn ông da màu 46 tuổi - bị 4 nhân viên cảnh sát bắt giữ vì nghi ngờ tiêu thụ một tờ 20 USD giả để mua thuốc lá hôm 25/5. Derek Chauvin là một trong 4 sĩ quan, là người da trắng, đã ghì cổ Floyd gần 9 phút mặc cho anh này van xin "tôi không thể thở được". Floyd sau đó qua đời ở bệnh viện. Vụ việc tạo ra làn sóng biểu tình, phẫn nộ và bạo loạn tại Minneapolis cũng như nhiều thành phố lớn tại Mỹ. Cảnh sát Derek Chauvin bị sa thải, đang bị giam và bị buộc tội giết người cấp độ ba, ngộ sát cấp độ hai và bị cô vợ hoa hậu bỏ.
Tay golf Tiger Woods (ngoài cùng bên trái), huyền thoại bóng rổ Michael Jordan (giữa) và tay đua F1 Lewis Hamilton cũng chia sẻ quan điểm về vụ George Floyd.
Hình ảnh người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát da trắng Derek Chauvin ghì cổ đến chết.
Ronaldo và những vận động viên giàu nhất thế giới Cristiano Ronaldo cùng David Beckham có tên trong danh sách 10 vận động viên giàu nhất giới thể thao, theo nghiên cứu của AS. Michael Jordan được xem là cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất lịch sử. Với danh tiếng, tầm ảnh hưởng ở nhiều phương diện, ông sở hữu giá trị thương mại hàng đầu cũng như tài sản kếch xù...