10 vụ khủng bố đẫm máu nhất lịch sử thế giới
Thế giới từng chứng kiến nhiều vụ khủng bố đẫm máu nhất, cướp đi sinh mạng của hàng chục cho đến hàng ngàn người, reo rắc sợ hãi trong dân chúng.
Hơn 100 người thiệt mạng đêm ngày 13/11 vừa qua tại Paris, Pháp đã gây chấn động dư luận thế giới. Giới chức trách Pháp xác nhận 7 kẻ tấn công – với hai người từng sống ở Bỉ – đã chết khi thực hiện các vụ khủng bố rúng động ở Paris. Đây là một trong những vụ khủng bố đẫm máu nhất xảy ra tại Pháp cũng như trên thế giới.
Trước đó, vào tháng 1/2015, Cherif Kouachi (trái) 32 tuổi và anh trai Said, 34 tuổi, cầm súng tiểu liên xông vào tòa soạn của tạp chí Charlie Hebdo của Pháp và xả đạn giết chết 12 người. Đây được coi là một trong những vụ khủng bố tồi tệ nhất lịch sử Pháp.
Ngày 15/4/2013, hai anh em Tamerlan (26 tuổi) và Dzhokhar Tsarnaev (19 tuổi) đã cho phát nổ hai quả bom gần vạch đích tại giải marathon nổi tiếng Boston (Mỹ) khiến 3 người thiệt mạng và 282 người khác bị thương. Sau khi gây án, hai hung thủ đã lẩn trốn nhưng sau cùng bị cảnh sát bắn hạ ngày 19/4.
Ngày 3/3/2009, xe bus chở các thành viên đội tuyển cricket của Sri Lanka trở thành mục tiêu tấn công của hơn chục tay súng thuộc nhóm khủng bố Lashkar-e-Jhangvi. Vụ tấn công khủng bố này đã khiến 14 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Ngày 6/4/2008, Sri Lanka rung chuyển bởi vụ tấn công khủng bố của một kẻ liều chết khi kích nổ quả bom mang trong người khiến 15 người thiệt mạng, trong đó có cả một vị bộ trưởng của Sri Lanka và hơn 100 người khác bị thương.
Ngày 11/9/2001, vụ khủng bố tồi tệ nhất lịch sử Mỹ đã xảy ra khiến thế giới bàng hoàng. Theo ước tính, tổng số nạn nhân ở thành phố New York thiệt mạng trong vụ khủng bố trên lên đến 2.977 người. Tổ chức khủng bố Al-Qaeda của Osama bin Laden là hung thủ gây ra tội ác kinh hoàng này.
Ngày 26/7/1996, Eric Robert Rudolph đã cho nổ ba quả bom tự chế giấu trong một ba lô quân dụng gần công viên Olympic Centennial. Vụ khủng bố này đã khiến 2 người thiệt mạng và 111 nạn nhân khác bị thương.
Sáng ngày 19/4/1995, thành phố Oklahoma, Mỹ rung chuyển bởi vụ đánh bom kinh hoàng. Kẻ đánh bom Timothy James McVeigh đã cho chiếc xe tải phát nổ khiến 1/3 tòa nhà P. Murrah Alfred 7 tầng bị phá hủy. Vụ đánh bom kinh hoàng trên đã làm 168 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương.
Ngày 23/10/1983, phong trào Hồi giáo vũ trang Hezollah được cho là đã thực hiện vụ đánh bom liều chết khi cho xe tải chứa thuốc nổ lao vào một doanh trại thủy quân lục chiến Mỹ ở gần sân bay Beirut (Lebanon). Vụ việc khiến 241 binh sỹ Mỹ thiệt mạng và 122 người khác bị thương. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào Mỹ.
Ngày 5/9/1972, 8 phần tử khủng bố thuộc nhóm khủng bố người Palestine có tên “Black September” đã bắt cóc 11 vận động viên của đoàn thể thao Israel khi họ đến tham dự Thế vận hội mùa hè 1972 tại Munich, Đức. Sau khi đưa ra yêu sách đòi thả 234 tù nhân Palestine đang bị giam giữ tại Israel nhưng không được đáp ứng, nhóm khủng bố đã giết hại 11 vận động viên. Cảnh sát bắn hạ 5 trong 8 phần tử khủng bố trong cuộc vây bắt chúng.
Theo_Kiến Thức
Vụ khủng bố đẫm máu ở Paris thúc đẩy ông Obama "bắt tay" với ông Putin
Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin đã trao đổi gần gũi với nhau bên lề G20 sau loạt khủng bố đẫm máu ở Paris.
Hôm 16/11 Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin đã nhất trí về vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc chấm dứt cuộc chém giết ở Syria.
Tổng thống Mỹ Obama (trái) trao đổi với Tổng thống Nga Putin (phải) trước phiên khai mạc hội nghị G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP.
Loạt vụ tấn công khủng bố ở Paris đã thúc đẩy các lãnh đạo tìm kiếm một mặt trận thống nhất chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS.
Gác sang một bên các khác biệt, hai ông Obama và Putin đã gặp gỡ nhau bên bàn cà phê bên lề cuộc gặp thượng đỉnh G30 ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khi xảy ra các vụ đánh bom và nổ súng ở Paris khiến ít nhất 129 người chết.
Một quan chức Mỹ nói: "Cuộc thảo luận kéo dài khoảng 35 phút và xoay quanh các nỗ lực hiện tại trong việc giải quyết xung đột ở Syria - một yêu cầu trở nên cấp bách sau loạt tấn công khủng bố kinh hoàng ở Paris".
Điện Kremlin cho biết sự khác biệt vẫn còn ở cấp độ chiến lược.
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa 2 tổng thống kể từ khi Nga mở chiến dịch không kích ở Syria vào tháng 9.
Quan chức Mỹ cho biết, hai tổng thống đã nhất trí về nhu cầu trao đổi tại Liên Hợp Quốc, một lệnh ngừng bắn và một chính phủ chuyển tiếp ở Syria, tìm lối thoát cho cuộc chiến kéo dài hơn 4 năm ở đây.
Hình ảnh trên truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy hai ông Putin và Obama ngồi nghiêng về phía nhau khi trao đổi bên lề cuộc họp G20.
Loạt vụ tấn công Paris đã phủ bóng đen lên hội nghị thượng đỉnh này và làm cho nội dung chống khủng bố được bàn thảo nhiều tại sự kiện./.
Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác thực chất với Nga trong vấn đề Syria
VOV.VN - Căn bệnh "Nhà nước Hồi giáo IS" cộng với làn sóng di cư chưa từng có sang châu Âu đòi hỏi Mỹ cần hợp tác tích cực hơn với Nga trong vấn đề Syria.
Trung Hiếu Theo DNA India
Theo_VOV
Thế giới rực sáng màu cờ Pháp sau khủng bố đẫm máu Sau vụ khủng bố liên hoàn xảy ra ở Pháp, các tòa nhà, địa danh nổi tiếng trên khắp thế giới đã đồng loạt thắp lên ánh sáng 3 màu xanh, đỏ, trắng, đại diện cho quốc kỳ Pháp nhằm bày tỏ sự đồng cảm với người dân nước này và các nạn nhân vụ thảm sát. Tại thành phố New York (Mỹ),...