10 vũ khí khủng của IS khiến Mỹ gặp “ác mộng”
Trong những năm qua lực lượng phiến quân cực đoan IS được cho là đã đạt được nhiều chiến thắng trước quân đội Iraq, lực lượng của người Kurd và các lực lượng quân đội tại Syria. Đáng chú ý trong quá trình tham chiến, bên cạnh kho vũ khí cũ đa dạng, IS đã không ngừng nâng cấp vũ khí, thậm chí cả tự chế ra những loại vũ khí lợi hại khiến đối phương không ngờ tới.
1. Tên lửa đạn đạo
IS từng tuyên bố rằng, lực lượng này còn sở hữu cả tên lửa đạn đạo khi công khai hình ảnh các chiến binh đeo mặt nạ ngồi trên xe tải chở tên lửa diễu hành ở Syria.
Vũ khí được cho là tên lửa đạn đạo của IS ở Syria.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia sau khi phân tích bức ảnh lại nghi ngờ rằng, loại tên lửa mà IS đang có rất khó sử dụng. Song đó cũng sẽ là một đe dọa lớn.
2. Vũ khí chống tăng
Trong khi xe tăng là thiết bị vũ khí được quân đội Syria sử dụng chủ yếu để trấn áp lại phiến quân IS và cho rằng đó là vũ khí phòng thủ hiệu quả, đặc biệt khi đánh giáp lá cà với các vũ khí bộ binh hạng nặng, hạng nhẹ, do xe tăng có lớp giáp bảo vệ lợi hại.
Tên lửa vác vai M79.
Tuy nhiên, IS đã sử dụng nhiều loại vũ khí chống tăng khác nhau để hủy diệt nhiều loại xe tăng. Trong đó, phương pháp ưa dùng của IS là các thiết bị nổ tự chế để phá hủy xe tăng. Ngoài ra, IS còn sử dụng nhiều loại tên lửa chống tăng như tên lửa Konkur, Komet, HJ-8 và M79 Osa.
Mục tiêu mà IS nhắm tới là các loại xe tăng có xuất xứ từ Liên Xô cũ như T-55, T-72 và cả những loại xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến của Mỹ như Abrams.
3. Vũ khí phòng không
Lực lượng IS ở Iraq và Syria sử dụng một loạt các vũ khí phòng không hạng nhẹ. Chúng có thể phá hủy các lực lượng không quân của Syria và Iraq trên diện rộng vì vốn dĩ không lực của 2 quốc gia này không mạnh.
Tên lửa phòng không vác vai. Ảnh minh họa
Các loại vũ khí phòng không của IS gồm có pháo phòng không hạng nhẹ, hầu hết do đoạt được từ tay quân đội Iraq và Syria, các loại tên lửa phòng không vác vai, gồm tên lửa Arrow, tên lửa Needle SAM, thậm chí có tin đồn cả tên lửa Stinger và nhiều loại súng máy hạng nặng.
Mặc dù những loại vũ khí trên có thể không là trở ngại lớn đối với máy bay của các lực lượng không quân hiện đại như quân đội Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Song nó có thể phá hủy các máy bay tấn công kiểu như Warthog A-10 và sẽ là thách thức không nhỏ nếu như Mỹ muốn sử dụng lực lượng người Kurd hay một lực lượng nào đó ở Syria để chống lại IS.
4. Xe quân sự Hummer
Video đang HOT
Nếu ngay từ sau Thế chiến I, xe tăng, xe bọc thép được xem là huyền thoại của thiết bị vũ khí di động trên chiến trường thì đến nay, lực lượng IS lại dường như ưa thích các loại xe ôtô con bán tải hơn như xe Toyota.
Xe Hummer gắn vũ khí hàng khủng.
So với xe tăng các loại xe này có thể dễ dàng bảo trì hơn, cơ động hơn, tiết kiệm nhiên liệu lại có giá rẻ. Tuy nhiên, xe vẫn được trang bị một loạt vũ khí khủng như súng máy hạng nặng, pháo phòng không và một số vũ khí hạng nhẹ khác, bao gồm cả các tên lửa phòng không.
Song điều này không có nghĩa rằng IS hoàn toàn không sử dụng các loại phương tiện vũ khí quân sự chuyên dụng. Gần đây, lực lượng IS chiếm đóng tại một căn cứ quân sự Iraq đã có bước đột phá trong sử dụng thiết bị quân sự, khi có trong tay những chiếc xe quân sự Hummer để cải trang thành lực lượng an ninh Iraq.
5. Pháo binh cơ giới
Khác hẳn với những lực lượng nổi dậy nhỏ khác thường thiếu pháo binh, IS lại được xem là một đội quân sở hữu rất nhiều loại pháo binh cơ giới.
Pháo tự hành M-109.
Trong đó có từ pháo tự hành M-109 có xuất xứ từ Mỹ đến các loại pháo được gắn trên xe tải.
6. Pháo hạng nặng của Mỹ
Lực lượng IS còn sử dụng cả loại pháo kéo truyền thống như pháo kéo M198, vốn được Mỹ bán cho Iraq.
Pháo M198.
Loại pháo này có cỡ nòng 155 mm, khối lượng tác chiến 7163 kg, mang đầu đạn nổ mảnh 42,91 kg và tầm xa 18100 m.
7. Pháo dã chiến M-46 của Liên Xô
Đáng chú ý trong lực lượng pháo binh, IS đã sở hữu được một số lượng lớn pháo dã chiến M-46 cỡ nòng 130 mm. Đây là loại pháo nòng dài dã chiến do Liên Xô thiết kế từ những năm 1950, có khả năng bắn ở tầm xa 27-38 km.
Pháo M-46.
Có trong tay M-46, lực lượng IS còn thực hiện cải tiến để sử dụng vào từng mục đích. Ngoài kéo pháo truyền thống thì IS còn có thể gắn M-46 trên xe tải. Điều này cho phép IS có khả năng mở rộng các vị trí phòng thủ, tấn công bao vây.
8. Súng trường tấn công AK-47
IS được cho đang có trong tay nhiều loại súng trường tấn công, bao gồm hàng loạt súng trường AK-47 do Liên Xô sản xuất. Ở Syria và các nước láng giềng, loại AK-47 rất sẵn có. IS có thể dễ dàng mua các loại vũ khí này dù rằng giá cả vũ khí cầm tay đang tăng lên.
Súng trường AK-47.
IS cũng đặc biệt chú trọng tới việc đào tạo kinh nghiệm cho binh sĩ sử dụng súng. Với sự bổ sung súng AK-47 vào đội các vũ khí hạng nhẹ như thiết bị nổ tự chế, súng phóng lựu và súng cối hạng nhẹ, sẽ giảm tải cho dịch vụ hỗ trợ hậu cần khi tác chiến.
9. Súng trường tự động, bắn tỉa, súng lục
Súng trường M16.
Ngoài AK-47, IS còn sử dụng cả súng trường tự động M4, M16, súng trường bán tự động XM-15-E2S do Mỹ sản xuất, súng trường bắn tỉa EM-992 của Croatia, cũng như nhiều loại súng lục nhãn hiệu Browning và Glock.
10. Những “quả bom” động vật
Trong tác chiến, IS còn sử dụng cả những “chiến binh” động vật là những con lừa được gắn theo mìn. Mới đây một cuộc tấn công của loại vũ khí kỳ quặc này đã diễn ra tại ngoại ô một thành phố ở Iraq, nhưng rất may không có ai bị thiệt mạng.
Theo Dân Việt
Mỹ lấy đại bác giết "muỗi" ở Iraq
Mỹ đang điều những chiếc máy bay trị giá hàng chục triệu USD để phá hủy các xe Humvee do chính nước này trao cho quân đội Iraq nhưng nay lại lọt vào tay Tổ chức Nhà nước Hồi giáo
Tổng thống Mỹ Barack Obama tối 10-9 đã vạch ra chiến lược nhằm làm suy yếu và tiêu diệt Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), bật đèn xanh cho quân đội không kích IS không chỉ ở Iraq mà cả Syria.
Tiêu tốn 7,5 triệu USD/ngày
Quân đội hùng mạnh nhất thế giới đang phái đi những chiếc máy bay trị giá hàng chục triệu USD và cả phi công được đào tạo bài bản nhằm phá hủy các xe Humvee do Mỹ sản xuất (giá ban đầu là 70.000 USD nhưng đã tăng lên 160.000-220.000 USD/chiếc).
Với sự giúp sức của binh sĩ người Kurd và Iraq dưới mặt đất, các cuộc không kích kể từ ngày 8-8 đã đạt được một số thành công nhất định khi đẩy lùi các tay súng IS ra khỏi đập Mosul (Iraq). Bộ Chỉ huy trung ương Mỹ xác nhận các vụ không kích từ ngày 22-8 đã phá hủy 5 xe bọc thép đa dụng và lưu động Humvee.
Mỉa mai thay, những chiếc xe này do chính Mỹ trao cho quân đội Iraq. IS đã tràn vào Mosul, cướp bóc các kho vũ khí của Iraq, trong đó có xe Humvee, cách đây 2 tháng.
Loại máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet tham gia không kích ở Iraq có giá từ 30-50 triệu USD tùy theo phiên bản
Trong khi hầu hết người dân Mỹ không muốn chính phủ can thiệp quân sự nhiều hơn ở Trung Đông thì người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby hồi cuối tháng 8 đã tung tin sốc. Chuẩn đô đốc này tiết lộ trung bình mỗi ngày, Mỹ tiêu tốn 7,5 triệu USD cho các hoạt động chống IS ở Iraq. Còn tại Afghanistan, Lầu Năm Góc đã "đốt" 1,3 tỉ USD chỉ trong 1 tuần.
Hãng tin Reuters ước tính đó là các khoản như nhiên liệu cho máy bay thực hiện sứ mệnh do thám và không kích, chi phí tên lửa và các loại bom đạn cũng như tiền chi cho nhân lực.
Đến nay, quân đội Mỹ đã thực hiện khoảng 160 vụ không kích ở Iraq trong khi tiến hành khoảng 60 lần do thám mỗi ngày. Chi phí này trích từ ngân sách chiến tranh khoảng 80 tỉ USD trong năm 2014 của Lầu Năm Góc.
Ông Kirby nhấn mạnh: "Các khoản chi tiêu vẫn nằm trong giới hạn cần thiết cho năm 2014". Đồng thời, ông lưu ý rằng Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trước đây từng tuyên bố Lầu Năm Góc sẽ không cần bổ sung ngân sách cho chi phí ở Iraq trong năm nay nhưng có thể yêu cầu quốc hội chuẩn chi thêm trong năm tài khóa 2015 bắt đầu từ tháng 10 tới.
Lầu Năm Góc đang đối mặt với vấn đề ngân sách lớn hơn vào năm 2016 nếu ngân sách tự động bị cắt giảm trong khi quân đội đang được lệnh cắt giảm dự toán chi tiêu gần 1.000 tỉ USD trong vòng 10 năm.
Không nhằm nhò gì với IS
Dù đang phải tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ cho chiến dịch quân sự ở Iraq, một quan chức cao cấp Lầu Năm Góc dự kiến các cuộc không kích hiện nay của Mỹ ở Iraq chỉ có tác động tối thiểu và thoáng qua đối với IS. Thậm chí, tạp chí Time ví von Mỹ đang sử dụng đại bác để giết muỗi ở Iraq.
Trung tướng William Mayville, tư lệnh các chiến dịch của Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ, thừa nhận: "Ở các khu vực tập trung không kích, chúng tôi đạt được hiệu quả rất tạm thời". Ngoài ra, tướng Mayville - từng chỉ huy một lữ đoàn trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003 - nhận định các vụ không kích ít có khả năng ảnh hưởng đến năng lực nói chung hoặc các hoạt động của IS tại các khu vực khác ở Iraq, Syria.
Thêm vào đó, theo tạp chí Newsweek, trong khi Mỹ tiếp tục không kích ở Iraq và dự kiến tiến hành trên lãnh thổ Syria, các vụ không kích tỏ ra không hiệu quả khi chống lại mìn, các thiết bị gây nổ (IED) và bom cài bên đường của các phần tử nổi dậy Hồi giáo.
Hay nói cách khác, chỉ với các phi vụ không kích, Mỹ không thể giúp các lực lượng Iraq và người Kurd đánh bại IS. Việc sử dụng mìn và IED của IS tỏ ra hiệu quả khi giúp phiến quân chiếm thành phố Tikrit, miền Bắc Iraq, bằng cách cầm chân bước tiến của các lực lượng chính phủ Iraq.
"Điều quan trọng là chặn đứng đà tiến của IS. Nếu như chúng ta đến Iraq, đuổi IS ra khỏi đập Mosul và ở lại đó, tôi cam đoan rằng IS sẽ có lúc quay lại. Các cuộc không kích quan trọng và có thể hữu ích nhưng chúng không đạt hiệu quả về lâu về dài" - ông Janine Davidson, quan chức cấp cao tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, nhận định.
Bom Mỹ giá bao nhiêu?
Theo trang web Defense Update, các loại bom có tia laser dẫn đường giá thấp nhất 15.000 USD/quả, còn loại bom tinh vi đa năng nhất có giá đến 250.000 USD/quả. Cách đây hơn 10 năm, Lầu Năm Góc trả khoảng 40.000 USD/quả cho bom GBU-31 JDAM - loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi bom. Tuy nhiên, sau khi sản xuất khoảng 250.000 quả bom, hãng Boeing giảm xuống còn khoảng 25.000 USD/đơn vị vũ khí.
Khi vũ khí trở nên tinh vi hơn, giá của chúng cũng tăng lên. Chẳng hạn như loại bom GBU-12 Paveway II được laser dẫn đường được bán 12.000 USD/quả cách đây hơn 10 năm nhưng sau này đã tăng lên từ 4-7 lần khi được trang bị bộ dò tìm, hệ thống điện tử và hệ thống định vị toàn cầu cải tiến kết hợp với phiên bản Paveway III. Ngoài ra, giá cả còn tùy thuộc vào trọng lượng của từng quả bom - 40.000 USD đối với loại 1.000 pound (453,5 kg) và 70.000 USD đối với đầu đạn 2.000 pound (907 kg). GBU-39, loại bom nhỏ hơn nhưng độ chính xác tương đương, được bán với giá 40.000 USD/quả.
Theo Người Lao Động
Điện Kremlin: Muốn không kích IS, Mỹ phải hỏi ý kiến Nga Ngày 10.9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố kế hoạch đánh bại quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bằng cách mở rộng các cuộc không kích của Mỹ từ Iraq tới Syria. Đồng thời, Mỹ sẽ viện trợ vũ trang cho lực lượng người Kurd ở Iraq và phe nổi dậy ở Syria. Điều này khiến Nga có phản...