10 việc tài xế tuyệt đối không làm khi lái xe
Ăn uống, dùng điện thoại, bật nhạc lớn,… là những hành động tưởng là nhỏ nhặt nhưng cũng có thể khiến tài xế bị xao nhãng, mất tập trung và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn khi tài xế lái xe trên đường.
1. Sử dụng điện thoại di động
Từ lâu, việc sử dụng điện thoại di động đã được khuyến cáo là tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng nhận thức được điều này hoặc có nhận thức được nhưng chủ quan. Theo các chuyên gia kinh nghiệm lái xe, sử dụng điện thoại di động nói chung khi đang lái xe có thể khiến tài xế mất tập trung do quá chú ý đến cuộc trò chuyện trong điện thoại. Đôi khi, tài xế còn có thể không phản ứng kịp với trường hợp chướng ngại vật hoặc những tình huống bất ngờ.
2. Bật nhạc quá to trong xe
Với tài xế, đặc biệt là lái xe đường dài, một trong những phương pháp để tránh buồn ngủ là mở nhạc. Tuy nhiên, nếu mở nhạc quá to, tài xế sẽ có khả năng không nghe được những tín hiệu âm thanh cảnh báo từ các phương tiện đằng sau hoặc từ hệ thống trong trường hợp xe xảy ra trục trặc hoặc sự cố. Điều này tiềm ẩn nguy cơ tai nạn vô cùng lớn. Đồng thời, mở nhạc quá to cũng có thể khiến tài xế mất tập trung, không chú ý quan sát chướng ngại vật do quá…”phiêu” theo lời bài hát.
3. Thò đầu ra ngoài cửa sổ
Thò đầu ra ngoài cửa sổ là hành động cực kỳ nguy hiểm, không chỉ với tài xế mà còn với cả những hành khách trong xe. Trong một số trường hợp, khi lùi hoặc đậu xe, một số tài xế có thói quen thò đầu ra ngoài cửa sổ để quan sát kỹ trước và sau xe. Tuy nhiên, việc này có thể khiến tài xế gặp nguy hiểm khi va chạm với các phương tiện giao thông đang lưu thông đi tới gần. Hiện nay, có rất nhiều xe đã trang bị camera lùi hoặc camera 360 để tài xế có thể dễ dàng quan sát khi lùi hoặc đậu xe. Những thiết bị hỗ trợ này cũng có thể lắp thêm vào xe trong trường hợp xe không được trang bị sẵn.
4. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá trong xe không chỉ khiến không khí trong xe trở nên ngột ngạt mà còn có hại cho sức khỏe của tài xế. Đặc biệt, khi tài xế hút thuốc lá, một tay cầm vô lăng, tay còn lại bận… cầm thuốc, lúc này tài xế không thể giữ vững được tay lái để làm chủ hoạt động điều khiển xe trên đường.
Video đang HOT
5. Ăn uống
Ăn uống trong ô tô không bị cấm nhưng được khuyến cáo là không nên. Cũng như bất kỳ hành động gây xao nhãng nào, ăn uống khi lái xe cũng làm tài xế mất tập trung bởi bạn sẽ chẳng thể làm chủ hoàn toàn mọi thứ nếu một tay cầm vô lăng và một tay cầm đồ ăn. Bên cạnh đó, nếu tài xế muốn một chiếc xe luôn sạch sẽ và thơm tho thì ăn uống trong xe hẳn sẽ là một hành động không hay ho lắm đâu.
6. Trang điểm
Trường hợp này được bắt gặp khi tài xế là phụ nữ. Trang điểm đối với phụ nữ là không sai nhưng trang điểm khi lái xe là hành động có nguy cơ tai nạn cao. Khi vừa trang điểm vừa lái xe, hiển nhiên tài xế sẽ không thể tập trung vận hành xe theo đúng quy trình. Cũng giống như sử dụng điện thoại di động, trang điểm khi lái xe khiến tài xế bị xao nhãng và không kịp thời phản ứng được trước những tác động từ bên ngoài, thậm chí là làm chủ tốc độ. Bên cạnh đó, việc này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn cao với những phương tiện đang cùng lưu thông trên đường.
7. Quá say mê trò chuyện
Có bạn đồng hành trên hành trình, đặc biệt là hành trình đường dài là điều thực sự tốt vì có thể giúp tài xế quên đi cơn buồn ngủ. Tuy nhiên, quá say mê trò chuyện, cười đùa hoặc thậm chí nổi nóng là điều không nên chút nào. Quá chú tâm vào những câu chuyện có thể khiến tài xế mất tập trung, xao nhãng và không làm chủ được tốc độ lái xe. Bên cạnh đó, tài xế luôn cần một cái đầu “lạnh” để có thể giải quyết được các tình huống bất ngờ xảy ra khi tham gia giao thông.
8. Đeo tai nghe có bật nhạc
Việc này thường xảy ra khi có thêm hành khách bên trong xe. Tài xế thường đeo tai nghe có bật nhạc để tránh ảnh hưởng tới người khác hoặc để giải trí. Tuy nhiên, đeo tai nghe có bật nhạc có thể khiến tài xế không nghe thấy các tín hiệu cảnh báo của hệ thống và tín hiệu âm thanh từ các phương tiện cùng lưu thông trên đường, đồng thời cơn buồn ngủ sẽ kéo đến nhanh hơn. Lúc này, khả năng xảy ra tai nạn rất cao và hết sức nguy hiểm.
9. Đeo kính mắt màu
Nhiều tài xế có thói quen đeo kính mắt có màu để giảm độ chói khi tham gia giao thông vào ban ngày hoặc thậm chí là thể hiện sự “sang chảnh”. Tuy nhiên, loại kính này được khuyến cáo là không tốt, làm giảm tầm nhìn nếu lưu thông xe vào buổi tối hay ban đêm. Thấu kính màu có thể khiến việc quan sát biển báo, đèn tín hiệu giao thông, chướng ngại vật hoặc người đi bộ khó khăn hơn bình thường.
10. Bật đèn pha cường độ sáng cao
Với những loại xe có thể điều chỉnh cường độ sáng của đèn pha, việc bật đèn pha cường độ sáng cao có thể khiến phương tiện đi ngược chiều bị chói mắt, dễ gây tai nạn liên hoàn do tính chất đột ngột. Do đó, tài xế cần điều chỉnh cường độ sáng phù hợp để dễ dàng quan sát và không gây bất lợi cho những phương tiện lưu thông ngược chiều.
Bên cạnh đó, theo cập nhật từ Oto.com.vn, tài xế không được phép bật đèn pha khi lưu thông trong đường đô thị theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008. Cụ thể, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 600.000 đồng – 800.000 đồng nếu sử dụng đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư hoặc sử dụng đèn pha khi tránh xe ngược chiều (Khoản 3 Điều 5).
Theo Oto
10 cái "quên" phổ biến khi lái xe, bạn đã từng quên điều nào?
Những tiết lộ từ hơn 2.800 lái xe cho thấy, những thói quen có thể gây hại cho xe và đe dọa tới sự an toàn của chính họ và những người xung quanh.
Dữ liệu thực tế được VoucherCodesPro thu thập từ 2.831 tài xế sau khi ghi nhận được số lượng xe phải vào xưởng sửa chữa tăng cao trong vòng 12 tháng atại Anh. Nguyên nhân không chỉ do tài xế kém tay lái hay do loại xe họ sử dụng không phù hợp, mà còn bởi những sai lầm sơ suất phổ biến.
1. Khi lái xe vào lúc tối trời, có tới 76% tài xế quên không chuyển từ pha sang chiếu gần (đèn cos) khi gặp xe ngược chiều.
2. Có đến 68% tài xế khi muốn bật cần gạt nước lại nhầm sang đèn xi-nhan và ngược lại.
Nhiều lái xe bật xi-nhan thay vì cần gạt nước
3. 59% lái xe cố tăng tốc để vượt đèn vàng, thay vì giảm tốc độ.
4. 54% quên làn đường cần đi khi chạy quanh vòng xuyến và thường lái vòng vòng vài lần trước khi tìm được lối ra.
5. Quên bật đèn pha khi khởi hành lúc tối trời và chỉ nhớ ra khi được lái xe khác nhắc nhở, con số này chiếm 46%.
6. Khoảng 36% tài xế quên không về số thấp khi dừng chờ đèn giao thông hay dừng chờ tàu hỏa.
7. Quên kéo phanh tay khi khởi động ngang dốc là sai lầm của 32% lái xe.
8. Khi đổ xăng, khoảng 26% lái xe quên mất nắp bình xăng nằm ở phía bên nào.
26% lái xe quên mất nắp bình xăng nằm ở phía bên nào
9. 18% cứ thế tăng tốc lái khỏi vòng xuyến khi không có đủ thời gian rời khỏi đó một cách an toàn.
10. 11% lái xe mất tập trung khi thường xuyên ngắm mình trong gương chiếu hậu.
Theo Cartimes
Tại sao không nên lái xe ngay sau khi khởi động? Rất nhiều tài xế có thói quen lái xe ngay sau khi khởi động. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của các chuyên gia thì điều này thực sự không nên. Sai lầm nghiêm trọng mà đa số các tài xế thường mắc phải Sau khi khởi động xe, bạn cần chờ ít giây để động cơ ổn định rồi mới vào số lái...