10 việc làm tài xế thường bỏ qua khiến ‘xế cưng’ nhanh xuống cấp
Vệ sinh xe không đúng cách hay bỏ qua việc thay dầu động cơ định kỳ là những hành động làm cho chiếc xe nhanh xuống cấp và hư hỏng. Một số việc làm còn gây nguy hiểm cho người lái.
1. Không sử dụng đúng phương pháp làm sạch xe
Mặc dù việc rửa xe nghe có vẻ khá đơn giản, hầu hết mọi người đều chỉ quan tâm đến việc vệ sinh bên ngoài xe và không làm sạch xe bằng những phương pháp vệ sinh xe được khuyến nghị bởi nhà sản xuất.
Rửa xe sai cách về lâu dài sẽ khiến xe nhanh xuống cấp và hư hỏng. Ảnh: thoughtco.com.
Mỗi bộ phân trên ôtô như lớp sơn, nội thất và ghế ngồi đều có cách làm sạch khác nhau. Việc vệ sinh sai cách có thể làm cho chiếc ghế bọc da quý giá trên xe trở nên xuống cấp và nhanh hỏng. Chủ xe cần đảm bảo đã sử dụng các phương pháp làm sạch phù hợp cho “xế cưng” của mình để tránh việc phải hối hận trong tương lai.
2. Thay dầu định kỳ
Thay dầu động cơ thường xuyên không chỉ đảm bảo động cơ xe được bôi trơn một cách hoàn hảo mà còn hạn chế được các chi phí sửa chữa tốn kém trong tương lai. Trên thực tế, có rất nhiều lợi ích của việc thay dầu động cơ đúng kỳ hạn như tiết kiệm xăng hơn, hệ thống làm mát hoạt động hiệu quả hơn cũng như kéo dài tuổi thọ chiếc xe của bạn.
Các mốc thời gian thay dầu được ghi rõ trong cuốn hướng dẫn sử dụng xe. Ảnh: gobdp.com.
Mặc dù thời gian tiêu chuẩn cho một lần thay dầu của ôtô khá dài, chủ xe cũng nên kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng để có được thông tin chính xác hơn về thời gian thay dầu dựa vào nhu cầu sử dụng thực tế của mình.
Ngoài việc thay dầu và đổ xăng, chủ xe cũng nên nắm rõ những mốc thời giannmang xe đi bảo dưỡng. Trong những lần bảo dưỡng này, thợ máy sẽ kiểm tra những chi tiết bên trong động cơ mà chủ xe khó có thể thực hiện nếu không có những dụng cụ chuyên dụng.
Bảo dưỡng là việc làm quan trọng và cần thiết giúp chủ xe phòng ngừa được những rắc rối có thể xảy ra cho xe của mình. Ảnh: a-protectwarranty.com.
Trên mỗi cuốn hướng dẫn sử dụng xe đều cung cấp thời gian mang xe đi bảo dưỡng, mỗi xe sẽ có những cột mốc bão dưỡng riêng và không giống nhau. Mang xe đi bảo dưỡng có thể khiến chủ nhân tốn cả ngày chờ đợi, tuy nhiên việc bảo dưỡng xe thường xuyên luôn rẻ hơn so với những sửa chữa tốn kém xảy ra khi có hư hỏng bất ngờ.
Video đang HOT
4. Hiểu rõ mọi thứ về ghế ngồi trên xe
Điều này có vẻ không liên quan, nhưng nếu xét về khía cạnh an toàn thì việc làm này cực kỳ quan trọng. Luôn kiểm tra hướng dẫn sử dụng để biết chính xác về khả năng điều chỉnh của ghế lái và ghế hành khách trên xe. Điều này không chỉ quan trọng đối với người lái xe nhằm tìm ra vị trí ngồi thoải mái và có tầm quan sát tốt nhất, mà còn rất quan trọng trong những trường hợp khẩn cấp.
Điều chỉnh ghế lái là việc nhiều người hay quên mỗi khi lên xe lạ. Ảnh: Nissan.
Trong một số tình huống, nắm được cách điều chỉnh chỗ ngồi có thể là chìa khóa để thoát khỏi xe. Hơn nữa, điều này còn có lợi khi tìm ra chính xác làm thế nào để gắn một chiếc ghế cho em bé, giúp cho trẻ nhỏ an toàn nhất có thể khi di chuyển cùng người lớn.
Nhiều người nghĩ rằng đổ xăng có chỉ số octane càng cao thì xe càng bốc, tuy nhiên không phải loại xe nào cũng yêu cầu xăng có chỉ số octane cao. Việc đổ loại xăng cao cấp hơn khuyến nghị sẽ không gây hại gì cho xe nhưng điều này khá lãng phí.
Đổ xăng có chỉ số ocatane thấp cho xe có tỉ số nén cao sẽ làm động cơ hoạt động kém đi và nhanh hỏng. Ảnh: carfromjapan.com.
Nếu sử dụng xăng có chỉ số octane thấp hơn nhà sản xuất khuyên dùng có thể làm cho động cơ hoạt động kém đi và thậm chí nhanh hỏng. Việc lựa chọn sử dụng loại xăng nào sẽ tùy thuộc vào tỉ số nén của xe, chủ xe có thể tham khảo thông tin này trong cuốn hướng dẫn sử dụng.
6. Kiểm tra nước làm mát
Một trong những điều kiện quan trọng nhất để duy trì một chiếc xe có thể hoạt động hiệu quả là nước làm mát. Nếu xe thiếu nước làm mát, động cơ sẽ làm việc quá nhiệt và có thể gây những hỏng hóc nghiêm trọng. Nước làm mát có thể dễ dàng kiểm tra bằng cách quan sát tại vị trí dưới nắp ca-pô.
Mực nước làm mát có thể kiểm tra thông qua vạch hiển thị dưới nắp ca-pô. Ảnh: liveabout.com
Chủ xe nên tạo thói quen kiểm tra mực nước làm mát thường xuyên hoặc trước khi có những chuyến đi xa. Nếu nhận thấy nước làm mát của xe có dấu hiệu cạn kiệt nhanh hơn bình thường, chủ xe cần đưa xe đến những trung tâm sửa chữa để kiểm tra và bổ sung thêm nước làm mát.
7. Thay lọc gió định kỳ
Một số loại lọc gió cao cấp có thể tái sử dụng sau khi được vệ sinh. Ảnh: Proclaimliberty2000.
Lọc gió có tác dụng ngăn chặn bụi và các chất bẩn đi vào buồng đốt. Theo thời gian, lọc gió sẽ trở nên dơ bẩn do các bụi bẩn tích tụ lại và việc thay thế là hoàn toàn cần thiết. Đây là một bộ phận trên xe cần được kiểm tra thường xuyên và thay thế nhằm đảm bảo an toàn và tuổi thọ cho chiếc xe yêu quý của bạn.
8. Nắm rõ các chính sách bảo hành, bảo hiểm
Đối với hầu hết chúng ta, mua một chiếc ôtô được coi là một khoản đầu tư khá lớn. Do đó, điều quan trọng là đảm bảo rằng chiếc xe của bạn được kèm theo những chính sách bảo hành, bảo hiểm chi tiết, kỹ lưỡng để có thể bảo vệ túi tiền của bạn trong trường hợp xảy ra sự cố.
Nắm rõ các chính sách về bảo hành, bảo hiểm giúp chủ nhân dễ dàng nhận được hỗ trợ khi gặp sự cố. Ảnh: thezebra.com
Luôn xem qua hướng dẫn sử dụng để biết những thông tin về chính sách bảo hành và hỏi đại lý mọi thông tin về những chính sách trên. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo rằng túi tiền của bạn sẽ không phải chi quá nhiều nếu gặp phải sự cố.
9. Kiểm tra hệ thống phanh
Ngoài động cơ, hệ thống phanh có thể được coi là bộ phận quan trọng nhất trong xe. Hãy chắc chắn rằng khi mang xe đi bảo dưỡng, thợ máy sẽ xem xét kỹ lưỡng về dầu phanh, má phanh để đảm bảo an toàn cho bạn.
Thường xuyên rà phanh khi chạy sẽ khiến cho hệ thống phanh nhanh mòn hơn thông thường. Ảnh: mayiclaim.co.uk.
Hệ thống phanh cần được kiểm tra kỹ lưỡng mỗi khi mang xe đi bảo dưỡng. Mặc dù có vẻ khá phiền phức khi phải trải qua rất nhiều khâu kiểm tra, nhưng việc này rất đáng để thực hiện nhằm ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
10. Kiểm tra bình ắc-quy
Cuối cùng, hướng dẫn sử dụng cũng cung cấp thông tin quan trọng về ắc-quy xe bao gồm các thông tin về hiệu điện thế, cường độ dòng điện… Những thông tin này cực kỳ hữu dụng nếu chẳng may xe không thể khởi động vì hết bình hay hệ thống điện trên xe đột ngột bị tắt.
Bình ắc-quy cần được kiểm tra thường xuyên để tránh gặp tình trạng chết máy giữa đường. Ảnh: batteryandwheels.com.
Nói chung, chủ xe nên kiểm tra bình ắc-quy 4-5 lần mỗi năm và sẽ không bao giờ là thừa khi yêu cầu thợ máy kiểm tra mỗi khi mang xe đi bảo dưỡng. Chủ xe cũng nên đảm bảo rằng luôn để sẵn dây cáp kích bình trong xe phòng trường hợp ắc-quy trên xe bị hỏng.
Theo Zing
Độ xe: Những bộ phận nào trên ô tô bị cấm cải tạo, thêm bớt?
Rất nhiều bộ phận trên ô tô bị cấm cải tạo, thêm bớt, thay đổi công năng và kết cấu.
Phòng Kiểm định xe cơ giới - Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, hiện rất phổ biến các trường hợp xe ô tô đã được cấp biển số, sau một thời gian lưu hành được chủ phương tiện cải tạo lại nhằm thay đổi kết cấu, tính năng của xe so với thiết kế của nhà sản xuất.
Việc cải tạo phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của xe ô tô để đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Tuy vậy, đại diện Phòng Kiểm định xe cơ giới cho biết, việc cải tạo phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của xe ô tô để đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Do đó, theo quy định hiện hành, nhiều chi tiết, hạng mục kỹ thuật trên xe ô tô bị cấm cải tạo, thay đổi thêm, bớt so với thiết kế của nhà sản xuất.
Một số hạng mục không được phép cải tạo trên ô tô
Theo quy định, những bộ phận sau đây, chủ xe không được phép cải tạo, thêm bớt, thay đổi kết cấu như: Hệ thống treo, hệ thống phanh (trừ xe sát hạch lắp thêm phanh phụ; cải tạo để cung cấp năng lượng phanh của rơ moóc, sơ mi rơ moóc), hệ thống lái; lắp giường nằm loại hai tầng lên xe chở người; tăng kích thước khoang chở hành lý; thay đổi kích cỡ lốp, số trục và vết bánh xe; thay đổi khoảng cách giữa các trục của xe cơ giới (trừ cải tạo thành xe chuyên dùng, đầu kéo); tăng chiều dài toàn bộ của xe; tạo tăng kích thước lòng thùng xe của xe tải, thể tích xi téc.
Hệ thống treo, hệ thống phanh... là 2 trong số nhiều bộ phận không được phép cải tạo
Trong suốt quá trình sử dụng, mỗi xe cơ giới chỉ được cải tạo, thay đổi 1 trong 2 tổng thành chính là động cơ hoặc khung. Không được cải tạo quá 3 hệ thống, tổng thành sau: buồng lái, thân hoặc thùng xe, khoang chở khách; truyền lực; chuyển động; treo; phanh; lái; nhiên liệu. Không sử dụng các hệ thống, tổng thành đã qua sử dụng trong cải tạo xe cơ giới.
Ô tô có được thay đổi mục đích sử dụng?
Về loại xe, cũng theo Phòng Kiểm định xe cơ giới, cấm thay đổi mục đích sử dụng (công năng) đối với xe đã sử dụng trên 15 năm (tính từ năm sản xuất); cải tạo xe cơ giới chuyên dùng nhập khẩu thành xe cơ giới loại khác trong thời gian 5 năm (tính từ năm cấp biển số lần đầu), xe đông lạnh nhập khẩu thành xe loại khác trong thời gian 3 năm.
Xe chở người từ 16 chỗ trở xuống được cải tạo thành xe chuyên dùng hoặc xe tải VAN
Không cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại, trừ xe chở người từ 16 chỗ trở xuống được cải tạo thành xe chuyên dùng hoặc xe tải VAN.
Theo Cartimes
Những dấu hiệu về hệ thống phanh các bác tài không nên bỏ qua Là bộ phận quan trọng nhất trên mỗi chiếc xe ô tô nên mỗi khi hệ thống phanh xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì các bác tài cần chú ý bởi nếu coi nhẹ hay bỏ qua những điều này sẽ vô cùng nguy hiểm... Dấu hiệu má phanh đang bị mòn Hầu hết các mẫu xe được trang bị một...