10 vấn đề “nóng” thế giới phải đối mặt trong năm 2018
Thế giới đã trải qua năm 2017 với nhiều biến động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống, kinh tế, chính trị toàn cầu. Dưới đây là 10 vấn đề nóng tiềm ẩn mà thế giới sẽ đối mặt trong năm 2018.
1. Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn
Một Trung Quốc hùng mạnh và hiện đại dự đoán sẽ có vị thế mới trong năm 2018 và dần dần làm cho Mỹ, Nga mất đi vị thế đầu tàu trong mọi sự kiện. Khi đó nhiều quốc gia trên thế giới sẽ bắt đầu chuyển hướng và nghiêng về Trung Quốc. Chắc chắn điều này sẽ làm các nước lớn khác nóng mặt và sẽ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. (Ảnh AP)
2. Xung đột
Năm 2018 dự đoán sẽ có nhiều xung đột có thể xảy ra. Nguy cơ cao nhất đến từ bán đảo Triều Tiên, Syria, Đông Âu. (Ảnh Reuters)
3. Chiến tranh lạnh về công nghệ toàn cầu
Năm 2018 được coi là năm bùng nổ của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và những siêu máy tính, robot. Mỹ, Trung Quốc sẽ là những nước dẫn đầu trong lĩnh vực này bên cạnh châu Phi, Ấn Độ, Brazil và châu Âu. (Ảnh AP)
Video đang HOT
4. Mexico
Năm 2018 dự đoán sẽ là năm đặc biệt với Mexico khi tham nhũng, bạo lực và xung đột giữa các băng đảng, tập đoàn ma túy ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, chính trị. Và Mexico hoàn toàn có thể sụp đổ nếu không giải quyết ổn thỏa những vấn đề trên. (Ảnh Reuters)
5. Mối quan hệ Mỹ và Iran
Mỹ và Iran đã có sẵn mối quan hệ căng thẳng khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền. Vì vậy nếu không đẩy lùi chương trình hạt nhân, Iran sẽ đối mặt với nhiều lệnh cấm và trừng phạt. (Ảnh Reuters)
6. Sự lung lay của các thể chế chính trị
Việc nước Anh rời khỏi EU trong thời gian vừa qua dự đoán sẽ ảnh hưởng đến việc gây áp lực độc lập, chủ quyền của các khu tự trị trên thế giới. (Ảnh: AP)
7. Chủ nghĩa bảo hộ 2.0
Cạnh tranh kinh tế toàn cầu trong năm 2018 sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn và chính vì thế nguy cơ bùng nổ chủ nghĩa bảo hộ là rất cao. Thay vì sử dụng thuế và hạn ngạch nhập khẩu sẽ có những lối đi cửa sau như cứu trợ, trợ cấp… (Ảnh AP)
8. Vương quốc Anh
2017 là năm không vui vẻ đối với nước Anh, nhưng theo dự đoán năm 2018 sẽ còn tồi tệ hơn nữa. Nguyên nhân là việc đàm phán Brexit với nhiều chính sách sẽ không mấy khả quan cho chính quyền của bà Theresa May. (Ảnh AP)
9. Chính trị ở Nam Á
Chính trị ở khu vực Nam Á được coi là khá đa dạng, phức tạp và hầu hết đều mang tính địa phương, tiêu cực với nhiều chủ nghĩa tôn giáo khác nhau. Đây có thể là quả bom có thể phát nổ bất cứ lúc nào. (Ảnh Reuters)
10. An ninh ở châu Phi
Báo cáo của Eurasia Group cho biết năm 2018 có thể thấy một sự lan truyền bạo lực từ “vùng ngoại vi không ổn định” ở Mali, Nam Sudan và Somalia vào các quốc gia ở trung tâm (Cote d’Ivoire, Nigeria, Kenya và Ethiopia). Căng thẳng và khủng bố là những mối đe dọa chủ yếu – cụ thể là Al Shabaab, Al Qaeda, và các nhóm khủng bố khác như ISIS và Boko Haram.(Ảnh AP)
Theo Danviet
Triều Tiên gửi thông điệp sốc đến thế giới về vũ khí hạt nhân
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ca ngợi Triều Tiên là "một lực lượng chiến lược mới không thể tranh cãi" và là "một quốc gia hạt nhân có trách nhiệm".
Tên lửa Triều Tiên.
CHDCND Triều Tiên dự định tiếp tục mở rộng sức mạnh hạt nhân của đất nước, KCNA tuyên bố. Theo KCNA, năm 2018, Triều Tiên không dự định thay đổi chính sách phát triển hạt nhân và tên lửa và những sự kiện mà Triều Tiên cho là minh chứng của sự phát triển thành công của các loại vũ khí mới, trong đó có cả tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể vươn tới lãnh thổ trên đất liền của Mỹ.
"Đảng và Nhà nước của chúng ta khi chỉ ra con đường năm mới của Triều Tiên luôn tuyên bố khẳng định lập trường nguyên tắc của mình. Chúng ta sẽ mở rộng sức mạnh quốc phòng và khả năng giáng đòn tấn công phủ đầu mà cốt lõi trong đó là sức mạnh hạt nhân, chừng nào chưa chấm dứt những mối đe dọa hạt nhân và sức ép hăm dọa từ phía Mỹ và tay sai", tuyên bố nêu rõ.
KCNA khẳng định các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế chống Bình Nhưỡng về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao và trên các lĩnh vực khác cho đến tận cuối năm nay "không thể ngăn chặn bước tiến của CHDCND Triều Tiên".
"Nhờ có Triều Tiên dựa trên tư tưởng Chủ thể, kiên cường nắm vững thanh gươm hạt nhân, tự chủ tự cường bảo vệ nền độc lập, chính nghĩa và hòa bình của mình mà trong năm qua đã ngăn chặn được cuộc chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn thế giới", KCNA nhận định.
Theo Danviet
Vẻ đẹp của Đệ nhất phu nhân Triều Tiên khiến Kim Jong-un tự hào Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju là nhân tố giới quan sát phương Tây đặc biệt chú ý, luôn tháp tùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong các chuyến đi thị sát. Lần xuất hiện trước công chúng gần đây nhất của Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Đệ nhất...