10 vai hài ‘để đời’ của Châu Tinh Trì
Ngoài nội dung nhảm, nhiều tình tiết phi lý thì tính cách và tạo hình nhân vật đã khiến Châu Tinh Trì lên ngôi “ Vua phim hài Hong Kong”.
Vua phim hài (1999)
Bằng góc nhìn hài hước, Châu Tinh Trì đã tái hiện hình ảnh của chính mình khi chưa nổi tiếng qua vai một diễn viên có tài nhưng không có thời. Đây cũng là bộ phim lăng xê thành công Trương Bá Chi với vai một cô gái làm ở quán bar mơ ước trở thành diễn viên.
Chuyện xạo Tây du (1994)
Lấy ý tưởng từ truyện Tây du ký, 2 phần của bộ phim hài Chuyện xạo Tây du (Đại thoại Tây du) đã đưa tên tuổi của Châu Tinh Trì lên hàng “danh hài màn bạc” khi anh hóa thân rất hài hước hình ảnh một Tôn Ngộ Không “hổng giống ai”.
Quốc sản 007 (1994)
Nếu chàng James Bond khiến các cô gái say mê vì lịch lãm, phong độ thì nhân vật điệp viên 007 “made in China” do Châu Tinh Trì thể hiện trong bộ phim này lại làm các cô cười nghiêng ngả với cách phong cách điên khùng cùng kiểu tán gái độc nhất vô nhị.
Tuyệt đỉnh kungfu (2004)
Sùng bái Lý Tiểu Long từ nhỏ, Châu Tinh Trì tự biên, tự đạo, tự diễn bộ phim Tuyệt đỉnh kungf u như một cách thể hiện tình cảm với thần tượng. Tạo hình cũng như tính cách nhân vật A Tinh – một thanh niên luôn muốn làm trùm xã hội đen do anh đảm nhận đã mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả. Chính bộ phim này đã hâm nóng thị trường phim ảnh Hong Kong đang ế ẩm những năm đầu thế kỷ 21.
Video đang HOT
Vua đầu bếp (1996)
Đây là tác phẩm duy nhất nhân vật do Châu Tinh Trì đóng mang tên tiếng Anh của anh – Stephen Chow. Trong phim, anh là một đầu bếp được Hiệp hội đầu bếp Pháp trao tặng danh hiệu “Thực thần” (Vua đầu bếp) nên tính tình kiêu ngạo. Kết cuộc, anh bị chính người thân cận nhất của mình bán đứng trong một cuộc thi nấu ăn, khiến nhà vua phải lưu lạc đầu đường xó chợ.
Đường Bá Hổ điểm Thu Hương (1993)
Đường Bá Hổ là một họa sĩ có thật trong lịch sử Trung Hoa với nhiều giai thoại nhưng khi “qua tay” Châu Tinh Trì, nhân vật trở thành một người khác khi kết hợp câu chuyện dân gian Tam tiếu nhân duyên. Anh đã tạo ra một Đường Bá Hổ vô cùng duyên dáng, “xứng đôi vừa lứa” với ngôi sao quốc tế Củng Lợi. Tác phẩm này đã đánh bại nhiều đối thủ khác, đứng đầu doanh thu năm 1993 ở Hong Kong.
Vua phá hoại (1994)
Chuyển thể từ truyện tranh Nhật Bản cùng tên, nhân vật chính trong phim Vua phá hoại là một anh chàng giao thức ăn không chỉ nghèo mà còn vô cùng nhát gan. Tạo hình ngờ nghệch và diễn xuất tưng tửng của Châu Tinh Trì gây được ấn tượng sâu sắc. Đóng cặp với anh là mỹ nhân gốc Việt Chung Lệ Đề.
Vua trốn học (1991)
Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên Châu Tinh Trì chọn phong cách hài để chinh phục công chúng sau một thời chật vật trên màn ảnh nhỏ. Với vai một viên cảnh sát cải trang thành học sinh vào điều tra vụ án trong trường học đã mang lại cho khán giả nhiều tiếng cười sảng khoái. Bộ phim này đã được làm thêm phần 2, phần 3, cũng rất ăn khách.
Bạch diện Bao Thanh Thiên (1994)
Thành công của series phim truyền hình Bao Thanh Thiên do Kim Siêu Quần đóng vai chính là cảm xứng khiến đạo diễn Vương Tinh “sáng chế” ra Bạch diện Bao Thanh Thiên. Trong phim này, Châu Tinh Trì đảm nhận vai tri huyện Bao Long Tinh, cháu của Bao Chửng, chuyên xử án bằng những cách “trời ơi đất hỡi”.
Đêm hồi hồn (1995)
Đây là một trong những bộ phim đỉnh cao, đồng thời là tác phẩm mang yếu tố kinh dị, rùng rợn duy nhất của Châu Tinh Trì. Vai diễn anh thể hiện là một chuyên gia bắt ma, có tạo hình y chang nhân vật chính trong bộ phim Mỹ “ăn khách” The Professional nhưng lại răng hô nên gây được hiệu ứng hài rất tốt.
ANH DƯƠNG
Theo Infonet
Phim ma, chơi ngải Thái Lan hấp dẫn nhất
"Tình người duyên ma", bộ phim ăn khách nhất lịch sử điện ảnh xứ chùa vàng vừa tấn công phòng vé Việt đã làm rộ lên trào lưu lùng sục phim kinh dị Thái để xem trong giới trẻ.
1. "Chơi ngải" (Art Of Devil)
Bộ ba phim Chơi ngải gồm ba phần do hãng Five Star Production sản xuất. Phần một do đạo diễn Tanit Jitnukul làm và phần 2, 3 do đạo diễn Pasith Buranajan cùng các cộng sự khác làm. Sau phần 1 không mấy thành công, phần 2 của phim đã trở thành hiện tượng với khán giả và đặc sắc hơn. Tuy là bộ ba phim Chơi ngải nhưng nội dung của ba tập phim lại không liên quan với nhau. Mỗi phần có một câu chuyện và nhân vật riêng. Điểm chung của cả ba phần này đều là những phim kinh dị liên quan đến bùa ngải.
Phần một nói về một nhóm học sinh bị quỷ ám, phần 2 nói về một nhân vật vì trả thù mẹ kế nên đã tìm đến pháp sư bùa ngải nhờ phù phép. Để rồi, chính anh ta phải chịu bị linh hồn kia trả thù. Phần ba xoay quanh một cô giáo ở vùng nông thôn.
Khác với những phim kinh dị Mỹ, Chơi ngải đậm tinh thần ma châu Á. Phim cũng có dàn diễn viên trẻ và kết thúc bất ngờ. Những cảnh tra tấn "rất rợn người"!
2. "Cô Vợ Ma" (Nang Nak 199)
Đây chính là bộ phim gốc truyền cảm hứng cho đạo diễn Banjong Pisanthanakun làm phim Pee Na k đang gây sốt hiện nay. Bộ phim này khi ra rạp năm 1999 đã thu về 470.000 USD và là phim đầu tiên tạo nên tranh cãi về một dòng phim kinh dị Thái mới. Phim cũng giành tới 13 giải thưởng ở khu vực châu Á, trong đó có giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP châu Á - Thái Bình Dương 1999.
Câu chuyện của Nang Nak lấy cảm hứng từ truyền thuyết dân gian Thái, kể về người đàn ông ra chiến trận và để lại người vợ trẻ ở quê, khi về anh không biết vợ mình đã chết một thời gian trước đó. Từ đây, những ám ảnh dồn dập kéo đến cho anh.
3. "Báo thù" (Rahtree)
Bộ bốn phim xoay quanh nhân vật hồn ma nữ báo thù Buppah Rahtree bắt đầu bằng phim đầu tiên có tên Rahtree: Flower Of the Night (Loài hoa bóng đêm). Phần 2 là Buppah Rahtree Phase 2: Rahtree Returns (Rahtree trở lại) 2005. Phần 3.1: Rahtree tái sinh (Rahtree reborn) 2009 và phần 3.2: Sự báo thù của Rahtree cũng ra mắt năm 2009.
Tác phẩm đầu tiên - lấy cảm hứng từ hai phim kinh dị Mỹ kinh điển là The Exorcist và Audition đã trở thành một phim đặc sắc gây chú ý tại LHP Toronto 2004.
4. "Hồn ma theo đuổi" (Shutter 2004)
Thun, nhiếp ảnh gia trẻ và bạn gái Jane phát hiện ra những cái bóng trong những bức ảnh họ chụp sau khi chuồn khỏi một vụ tai nạn họ gây ra. Khi họ điều tra sự kiện, họ tìm ra những bức ảnh khác cũng có những hiện tượng siêu nhiên như vậy. Bạn của Thun cũng bị ma ám và Jane phát hiện ra rằng Thun chưa nói hết tất cả với cô.
Bộ phim khi ra rạp đã đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu Thái Lan trong hai tuần liên tiếp và được đón nhận rất nồng nhiệt ở Mỹ và Ấn Độ. Các nhà làm phim Mỹ quá ấn tượng với phim tới nỗi đã làm lại một phiên bản Mỹ của phim này năm 2008.
5. "Bốn câu chuyện ma" (4bia 2008)
Như tên gọi của nó, phim dài 112 phút được chia làm bốn phần với bốn cốt truyện kinh dị khác nhau, được 4 đạo diễn khác nhau chỉ đạo. Phần 1 có tên Hạnh phúckể về một cô gái cô độc bỗng gặp một người lạ và đó là một con ma. Phần hai có tên Ăn mếng trả miến g quay quanh một phù thủy độc ác đi trả thù cho một đứa trẻ bị bắt nạt.
Phần 3 có tên Ở giữa kể về hành trình tồi tệ của một nhóm bạn đi du lịch và gặp tai nạn. Phần cuối có tên Nỗi sợ cuối cùng đưa mọi kịch tính lên cao điểm, xoay quanh chuyến bay kinh hoàng của một nữ tiếp viên hàng không với một xác chết.
6. "13 trò chơi tử thần" (13 Game Of Death 2006)
Chuyện phim xoay quanh một người đàn ông bị dẫn dắt qua hàng loạt những trò mạo hiểm và thử thách nhất bởi một linh hồn bí ẩn hiện ra từ một trò chơi thực tế. Phim được chuyển thể từ một tập trong loạt truyện tranh ăn khách của nhà văn Thái Lan Eakasit Thairaat có tên My Mania. Phim đã giành vài giải thưởng ở Thái Lan và các liên hoan phim khác. Phim đã được hãng Weinstein Company của Mỹ mua bản quyền làm lại năm 2012.
Theo Khám phá
Những vai diễn khiến sao Hoa ngữ 'muối mặt' Vai diễn trong những bộ phim người lớn hay tác phẩm tệ khiến Thành Long, Châu Tinh Trì, Lý Liên Kiệt... không khỏi muối mặt mỗi khi nhắc lại. Thành Long - "Kim Bình song diễm" Nhiều người không thể tin được, ngôi sao võ thuật Thành Long tham gia diễn xuất trong những bộ phim người lớn. Anh từng góp mặt trong...