10 tỷ USD để tăng tốc độ đường sắt Bắc Nam
Cục Đường sắt vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, phê duyệt hồ sơ quy hoạch hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam với vốn đầu tư lên đến 10 tỷ USD.
Quy hoạch làm cơ sở cho việc nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam với điểm đầu từ ga Hà Nội đến ga Hòa Hưng (TP HCM) đạt tiêu chuẩn đường sắt từ cấp I đến cấp II, nâng vận tốc chạy tàu bình quân 80 – 90 km/h với tàu khách và 50 – 60 km/h với tàu hàng.
Cụ thể, từ nay đến năm 2020, Cục Đường sắt đề xuất đầu tư vào một số dự án hạ tầng và mua sắm thiết bị để nâng cấp tốc độ và năng lực vận tải hành khách đạt 15 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng/năm; năng lực thông qua đạt tối thiểu khoảng 25 đôi tàu/ngày đêm.
Đường sắt Bắc Nam hiện có tốc độ chạy tàu khoảng 50 km/h. Ảnh: Bá Đô.
Trong giai đoạn này, ngành đường sắt sẽ cải tạo, nâng cấp tại các khu gian, xây dựng hầm Khe Nét, hầm Hải Vân, di dời ga Đà Nẵng ra khỏi thành phố; cải tạo lại bán kính đường cong nhỏ tại 91 điểm; nâng cấp đường cũ trên cơ sở giữ nguyên bình diện; cải tạo cầu yếu…
Sau năm 2020, ngành sẽ tiếp tục đầu tư để đạt mục tiêu tốc độ bình quân đoàn tàu khách đạt 90 km/h, tàu hàng đạt 60 km/h với năng lực vận tải hành khách đạt 16 triệu khách/năm và 6 triệu tấn hàng/năm; năng lực thông qua đạt tối thiểu 25 đôi tàu/ngày đêm.
Video đang HOT
Ngành đường sắt dự kiến xây dựng một loạt tuyến nhánh kết nối với cảng biển, khu công nghiệp, khu du lịch như: cảng Vũng Áng, Chân Mây, Nhơn Hội, Vân Phong và tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, Sài Gòn – Lộc Ninh… Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn từ 8,919 tỷ USD đến 10,232 tỷ USD.
Để đảm bảo tính khả thi, Cục Đường sắt đề xuất phân kỳ thực hiện theo 3 giai đoạn, gồm: Giai đoạn I (từ nay đến năm 2015), thực hiện các dự án hiện có với số vốn 580 triệu USD. Giai đoạn II, dồn vốn ưu tiên cho một số dự án xóa nút cổ chai để đảm bảo an toàn chạy tàu và đầu tư các dự án cho 2 khu đoạn có khối lượng vận tải lớn: Hà Nội – Vinh và Nha Trang – Sài Gòn với tổng kinh phí ước khoảng 5,7 tỷ USD.
Giai đoạn III, Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị tiếp tục đầu tư các dự án bổ sung để đạt các mục tiêu quy hoạch.
Theo lãnh đạo Cục Đường sắt, dự kiến các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu, ODA , BOT hoặc BT từ các tổ chức doanh nghiệp tư nhân kinh doanh khai thác vận tải sẽ được sử dụng để thực hiện các dự án nói trên.
Tại phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 18/11, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đang thực hiện tái cơ cấu ngành đường sắt để nâng sản lượng vận tải hành khách và hàng hóa, giảm tải cho đường bộ và giảm chi phí vận tải.
Mục tiêu tuyến đường sắt Bắc – Nam cũ sẽ được cải tạo nâng công suất lên 80 – 90 km/h và song song xây dựng một tuyến đường sắt khổ đôi tốc độ xấp xỉ 200 km/h, để “hành khách có thể sáng ăn phở Hà Nội, tối uống cà phê ở TP HCM”. Bộ Giao thông Vận tải đã lựa chọn tuyến Hà Nội – Vinh, TP HCM – Nha Trang để nghiên cứu đầu tư trước.
Đoàn Loan
Theo VNE
Việt-Nga nhất trí đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD
Chiều 12/11, tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp chính thức với Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev trao đổi những biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Liên bang Nga Dimitry Medvedev. Nguồn: TTXVN
Hai bên vui mừng nhận thấy thời gian qua, quan hệ hợp tác hữu nghị và truyền thống giữa hai nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả kênh, các cấp và lĩnh vực.
Hai thủ tướng đã trao đổi sâu rộng về các biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh-quốc phòng, giáo dục đào tạo, năng lượng, khoa học, công nghệ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên cùng nỗ lực đưa quan hệ phát triển ngày càng thiết thực, hiệu quả theo tinh thần Đối tác Chiến lược toàn diện; khẩn trương hoàn tất các hiệp định quan trọng để ký kết trong thời gian tới; tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan.
Về phần mình, Thủ tướng Medvedev khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng chiến lược của Nga tại khu vực; vui mừng về việc Việt Nam sẽ là đối tác đầu tiên ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Hải quan theo lộ trình hai bên đã thỏa thuận, mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước về kinh tế, đầu tư, thương mại và khoa học kỹ thuật.
Hai thủ tướng nhất trí đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD trong thời gian tới.
Thủ tướng Medvedev cho biết Nga sẵn sàng tạo điều kiện thuật lợi cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nga, nhất là hàng nông thủy sản. Thủ tướng Medvedev cũng đánh giá Việt Nam là một điểm đến ngày càng hấp dẫn đối với du khách Nga, cho biết dự kiến trong năm 2014 sẽ có 400.000 lượt khách du lịch Nga đến Việt Nam.
Hai bên nhất trí sẽ chỉ đạo các bộ, ngành tích cực hoàn thiện các thỏa thuận dự kiến sẽ ký kết trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bảo đảm chuyến thăm thành công tốt đẹp và đạt kết quả thực chất.
Hai thủ tướng cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Medvedev chia sẻ quan điểm của Việt Nam và ASEAN về việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và luôn mong muốn tình hình Biển Đông ổn định.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng mời Thủ tướng Mevedev sớm thăm Việt Nam để hai bên tiếp tục trao đổi cụ thể về các biện pháp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Theo TTXVN/Vietnam
Chạy xe thế nào để không bị ghét Cách lái xe của một ai đó có thể chính là lý do khiến họ "tự nhiên" bị tạt đầu, bám đuôi, nhá đèn pha hay thúc còi. 1. Chạy ổn định Đừng tăng hay giảm tốc độ đột ngột, đừng vào cua quá nhanh hay quá chậm. Lái xe ổn định sẽ giúp các tài xế khác có thể đoán được bạn...