10 tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới, người trẻ nhất chỉ mới 18 tuổi
Chưa đến 30 tuổi, những nhân vật này đã trở thành tỷ phú đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ người thừa kế hiệu thuốc đến nhà sáng lập dịch vụ giao đồ ăn.
Hôm 6/4, tạp chí Forbes đã công bố danh sách 10 tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới năm 2021, tất cả đều dưới 20 tuổi. Khối tài sản ròng của họ được tính bằng giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái từ ngày 5/3/2021. Trong số đó, tỷ phú trẻ nhất hành tinh chỉ mới 18 tuổi.
10 tỷ phú trẻ tuổi này có tổng giá trị tài sản lên đến 29,5 tỷ USD. Họ cũng đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ dược phẩm đến dịch vụ giao đồ ăn hay sàn giao dịch phái sinh tiền điện tử. Trong số đó, có 4 người là tỷ phú tự thân. Dưới đây là danh sách 10 tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới:
1 . Kevin David Lehmann, 18 tuổi
Kevin David Lehmann hiện đang là tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới sau khi chính thức được thừa hưởng 50% cổ phần của bố mình, ông Guenther Lehmann, trong chuỗi cửa hàng dược phẩm drogerie markt của Đức. Thực tế, ông Guenther đã chuyển nhượng cổ phần cho con trai từ khi Kevin mới 14 tuổi nhưng phải đến năm anh 18 tuổi mới được hợp pháp hóa.
Hiện tại, Kevin đang sở hữu khối tài sản ước tính 3,3 tỷ USD, trong lĩnh vực dược phẩm tại Đức.
2. Wang Zelong, 24 tuổi
Wang Zelong đến từ thành phố Tiêu Tác, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Anh làm việc trong ngành sản xuất hóa chất với khối tài sản ròng 1,5 tỷ USD. Wang Zelong được thừa kế số cổ phần trị giá hơn 1,3 tỷ USD trong CNNC Hua Yuan Titanium Dioxide Co., giao dịch trên sàn chứng khoán Thâm Quyến. Công ty này chuyên sản xuất chất màu titanium dioxide, một chất màu trắng có thể được sử dụng trong lớp phủ, chất dẻo, mực in và các vật liệu khác.
3. Alexandra Andresen, 24 tuổi
Alexandra Andresen, người Na Uy, sở hữu khối tài sản vào khoảng 1,4 tỷ USD. Cô điều hành các quỹ đầu cơ, là một nhà đầu tư tích cực trên thị trường chứng khoán Bắc Âu và có các khoản đầu tư cổ phần tư nhân. Alexandra trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới ở tuổi 19 vào năm 2016 và giữ vị trí tỷ phú trẻ nhất trong danh sách của Forbes trong 3 năm liên tiếp.
Video đang HOT
4. Katharina Andresen, 25 tuổi
Hai chị em Katharina (trái) và Alexandra.
Katharina chính là chị gái ruột của Alexandra Andresen. Cô cũng sống tại Na Uy, sở hữu khối tài sản khoảng 1,4 tỷ USD. Hai chị em Katharina và Alexandra mỗi người được thừa kế 42% của Ferd – một công ty đầu tư có trụ sở tại thành phố Brum, Na Uy, đạt doanh thu hàng năm khoảng 2 tỷ USD. Bố của 2 chị em là ông Johan, vẫn điều hành việc kinh doanh thành công.
5. Austin Russell, 26 tuổi
Austin Russell, người Mỹ, là một thần đồng quang học. Anh đã bỏ trường Đại học Stanford vào năm 2012 sau khi nhận được Học bổng Thiel trị giá 100.000 USD để bắt đầu tự gây dựng Luminar Technologies – công ty sản xuất cảm biến và các công nghệ khác cho xe tự hành. Các cảm biến này giúp điều hành hệ thống tự lái ở những hãng ô tô như Volvo và Toyota bằng cách phát tia laze ra khỏi các vật thể và môi trường xung quanh xe gần đó. Austin Russell sở hữu khoảng 1/3 cổ phần công ty, với khối tài sản khoảng 2,4 tỷ USD.
6. Gustav Magnar Witzoe, 27 tuổi
Gustav Magnar Witzoe, người Na Uy, hiện đang nắm trong tay khối tài sản 4,4 tỷ USD. Anh sở hữu gần một nửa số cổ phần tại công ty SalMar ASA – nhà sản xuất cá hồi Na Uy mà bố anh đã thành lập từ năm 1991. Trong năm 2020, tài sản của Gustav đã tăng gần gấp đôi nhờ hoạt động thị trường mạnh mẽ của công ty SalMar. Cổ phần mà Gustav sở hữu tại công ty này là được người bố chuyển nhượng vào năm 2013.
7. Andy Fang, 28 tuổi
Andy Fang là một tỷ phú doanh nghiệp công nghệ người Mỹ gốc Hoa. Ông được biết đến với tư cách là người đồng sáng lập và Giám đốc Công nghệ tại DoorDash, công ty mà ông bắt đầu cùng với Stanley Tang, Tony Xu và Evan Moore vào năm 2013.
DoorDash là một nền tảng đặt hàng thực phẩm trực tuyến và giao thực phẩm, có trụ sở tại San Francisco, Mỹ. Đây hiện là công ty giao đồ ăn lớn nhất tại Mỹ với 56% thị phần. Nhờ sự phát triển lớn mạnh của công ty, Andy Fang sở hữu khối tài sản vào khoảng 2 tỷ USD.
8. Stanley Tang, 28 tuổi
Stanley Tang là nhà đồng sáng lập công ty DoorDash cùng với Andy Fang. Công ty này được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào tháng 12/2020 và nhanh chóng trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết trong thời kỳ đại dịch, khi các nhà hàng và khách hàng đều chuyển sang hình thức đặt hàng/giao hàng trực tuyến. Trước đây, Stanley Tang từng là một giám đốc công nghệ và hiện anh đang có khối tài sản 2 tỷ USD.
9. Sam Bankman-Fried, 29 tuổi
Sam Bankman-Fried là giám đốc điều hành của công ty giao dịch Alameda Research, công ty quản lý tài sản 2,5 tỷ USD và nền tảng giao dịch phái sinh tiền điện tử FTX, nhờ đó anh đã xây dựng được khối tài sản tiền điện tử khổng lồ chỉ trong thời gian ngắn. Sam thậm chí còn sở hữu khối tài sản lớn hơn Giám đốc điều hành Binance Changpeng Zhao. Trong năm 2020, Sam đã trao 5 triệu USD cho một chiến dịch ủng hộ ông Joe Biden, biến anh trở thành một trong những nhà tài trợ lớn nhất của tổng thống. Sam Bankman-Fried hiện sở hữu khối tài sản khoảng 8,7 tỷ USD.
10. Jonathan Kwok, 29 tuổi
Jonathan Kwok và anh trai của mình, Geoffrey, 35 tuổi, mỗi người được thừa kế từ người cha quá cố Walter Kwok (mất năm 2018) một phần cổ phần của ông ấy trong nhà phát triển bất động sản Hồng Kông Sun Hung Kai Properties. Ông Walter từng bị lật đổ khỏi vị trí chủ tịch của Sun Hung Kai vào năm 2008 do mối thù với hai anh em Thomas và Raymond Kwok. Sau đó, ông thành lập công ty phát triển bất động sản Empire Group Holdings, chính là công ty mà Jonathan và Geoffrey hiện đang điều hành.
Jonathan hiện đang làm việc trong lĩnh vực bất động sản ở Hồng Kông với khối tài sản ròng ước tính 2,4 tỷ USD.
Tỷ phú giàu nhất Gruzia từ bỏ chính trường
Tỷ phú Bidzina Ivanishvili, lãnh đạo đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia, tuyên bố rời khỏi chính trường để nhường chỗ cho thế hệ trẻ.
"Tôi đã hoàn hành nhiệm vụ", Ivanishvili, người sở hữu khối tài sản trị giá 4,8 tỷ USD và được tạp chí Forbes xếp hạng là người giàu nhất Gruzia, hôm nay tuyên bố. "Tôi quyết định rút khỏi chính trị và tách mình khỏi quyền lực".
Tuyên bố "nghỉ hưu" được Ivanishvili đưa ra sau khi đảng Giấc mơ Gruzia cầm quyền của ông giành chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử quốc hội năm ngoái, sự kiện làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình.
Tỷ phú Bidzina Ivanishvili năm 2012. Ảnh: AFP
Ivanishvili cho hay sẽ từ chức chủ tịch đảng trước sinh nhật 65 tuổi vào tháng tới và đó là thời điểm "đưa lớp trẻ lên lãnh đạo". Ông cho biết sẽ "trở lại cuộc sống riêng tư như trước năm 2011".
Gruzia tổ chức bầu quốc hội vào tháng 10 và tháng 11/2020. Biểu tình nổ ra sau vòng bầu cử đầu tiên, còn phe đối lập tẩy chay vòng bầu cử thứ hai. Đảng Giấc mơ Gruzia giành chiến thắng sít sao trước các đảng đối lập, phe cáo buộc họ "gian lận bầu cử quy mô lớn", nhưng đảng cầm quyền bác bỏ.
Gruzia ngả về phương Tây sau khi Mikheil Saakashvili lên nắm quyền sau Cách mạng Hoa hồng 2003 và tiến hành cải cái thúc đẩy thể chế dân chủ, chống tham nhũng. Tuy nhiên, các cuộc đấu đá nội bộ và xung đột quân sự với Nga năm 2008 đã làm lu mờ giấc mơ gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU) của Gruzia.
Đảng Giấc mơ Gruzia lên nắm quyền từ năm 2012 sau khi giành chiến thắng trong bầu cử quốc hội, giúp tỷ phú Ivanishvili trở thành thủ tướng. Tuy nhiên, uy tín đảng này dần giảm sút sau thất bại trong việc giải quyết kinh tế trì trệ, chống tham nhũng và thúc đẩy dân chủ. Ivanishvili từ chức năm 2013, nhưng nhiều người vẫn coi ông là chính trị gia quyền lực nhất tại quốc gia này.
Tỷ phú Mỹ lên tiếng về nạn thù ghét người gốc Á Tỷ phú Patrick Soon-Shiong thất vọng về loạt vụ tấn công người gốc Á gần đây và kêu gọi Mỹ thừa nhận nạn phân biệt chủng tộc. "Nạn thành kiến và phân biệt chủng tộc bất lương đang lan tràn. Đáng buồn thay, nó gần như cố hữu trong dòng chảy lịch sử của đất nước này", Soon-Shiong, người sáng lập kiêm chủ...