10 tựa game zombie hay nhất mọi thời đại
Các trò chơi điện tử lấy ý tưởng từ đề tài zombie (thây ma) luôn nóng bỏng và đầy sức lôi cuốn. Trong nửa thập kỷ qua, các zombie games xuất hiện tràn lan và trở thành những trò chơi điện tử phổ biến dành cho các game thủ.
Trò chơi zombie đã có một quá trình thay đổi rõ rệt, khi thây ma từ những con quái vật dị hợm di chuyển chậm chạp và có phần ngu đần…biến chuyển thành những sinh vật sống động, “đẹp đẽ”, thông minh và nhanh nhạy hơn rất nhiều. Đó cũng là lí do mà các game về zombie ngày nay luôn được đầu tư rất mạnh về phần hiệu ứng hình ảnh và âm thanh để tạo ra được những thây ma chân thực, sống động và độc đáo nhất nhằm ghi điểm trong mắt người chơi.
Cùng GameSao điểm qua top 10 trò chơi (chế độ chơi – game mode) zombie hay nhất từ trước tới nay.
10. Dead Rising:
Nhà phát triển: Capcom Production Studio 1
Phát hành: 2006
Hệ máy: Xbox 360
Dead Rising đích xác là những gì người hâm mộ thể loại game zombie mong muốn đã nhiều năm về trước. Một trò chơi đậm chất sinh tồn mà ở trong đó, người chơi mắt kẹt trong một trung tâm mua sắm, giống với bộ phim Dawn of the Dead.
Mặc dù là tựa game đầu tiên trong series Dead Rising đình đám, nhưng Dead Rising 1 lại đem lại những pha chiến đấu, sinh tồn với lũ zombie độc đáo nhất. Lũ zombie có thể ngớ ngẩn thật đấy, nhưng người chơi vẫn phải luôn cảnh giác bởi chúng rất đông và hung hãn.
Dead Rising lấy ý tưởng về một thời hạn 72-giờ-đồng-hồ mà người chơi buộc phải vượt qua hết tất cả các thử thách trò chơi đặt ra nếu muốn sống sót. Mix vũ khí, chặt chém zombie, chiến đấu với Boss khủng… Dead Rising xứng đáng lọt vào danh sách này.
9. Plants Vs. Zombies: Garden Warfare:
Nhà phát triển: PopCap Games
Phát hành: 2014
Hệ máy: PC, Xbox 360, Xbox One, Playstation 3, Playstation 4
Zombie là những sinh vật “lạ” thích ăn não người thế cho nên chúng được mặc định là rất kinh tởm và cần tránh xa…nhưng PopCap Games đã định nghĩa lại hoàn toàn về hỉnh ảnh của những thây ma trong trò chơi mới phát hành gần đây, Plants Vs. Zombies: Garden Warfare . Plants Vs. Zombies: Garden Warfare rõ ràng là một trò chơi gây nghiện dành cho cả hai đối tượng người chơi chính là: casual (thông thường) và hardcore (nghiền game).
Garden Warfare được phát hành vào đầu năm nay và là một bước phát triển cực kỳ khác biệt so với những trò chơi trong cùng series Plants Vs. Zombies. Trong game, sẽ có 2 đội thi đấu với nhau và phải tìm mọi cách phòng thủ tháp canh… Garden Warfare đòi hỏi kỹ năng cao từ những người chơi vì đây là game bắn súng tốc độ, tinh thần đồng đội cao giữa các thành viên trong đội cùng với việc phải đưa ra những chiến thuật mới lạ và độc đáo dựa theo meta game đầy sáng tạo này.
8. Dead Island:
Nhà phát triển: Techland
Phát hành: 2011
Hệ máy: PC, Playstation 3, Xbox 360
Mặc dù, Dead Island không tỏ ra quá xuất sắc giống với những gì mà trailer của nó đã trình chiếu tới người hâm mộ, những phải khẳng định rằng Dead Island thực sự là một trò chơi đáng để mọi người chơi ưa thích hành động, chiến đấu với lũ zombie dị hợm trải nghiệm ít nhất một lần trong đời.
Lấy bối cảnh ở một khu nghỉ mát sau đại dịch, người chơi sẽ phải tìm cách sống sót ở ngay tại đó trong Dead Island. Dead Island tập trung khai thác vào những pha chiến đấu, nên dễ hiểu khi nó cung cấp cho người chơi rất nhiều vũ khí đa dạng, zombie với đủ loại hình thù, kích cỡ khác nhau…để không khiến người chơi cảm thấy nhàm chán.
Video đang HOT
7. Call of Duty: World At War:
Nhà phát triển: Treyarch
Phát hành: 2008
Hệ máy: PC, Playstation 3, Xbox 360
Điều mà mỗi người chơi nhớ nhất trong tất cả các chế độ chơi đơn cho tới chơi đôi trong Call of Duty: World At War chắc chắn là chế độ Đức Quốc Xã Zombies (The Nazi Zombies mode). Trong chế độ đầy hấp dẫn này, 4 người chơi sẽ được xếp đặt trong một căn nhà xiêu vẹo và phải bảo vệ nó trước “cơn lũ” zombie đang tràn vào không ngừng nghỉ.
Chế độ chơi này đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn rất nhiều so với khi bạn chơi các chế độ thông thường trong Call of Duty. Người chơi thường phải đưa ra những quyết định rất khó khăn để sao cho hợp lí nhất nhằm duy trì và vượt qua màn chơi khá dài trong “Nazi Zombies mode” như: khi nào nên xả đạn vào zombie, lúc nào nên chặn cửa sổ không cho chúng tràn vào, thời điểm nào nên đi mở khóa các khu vực trong căn nhà…Mặc dù có hệ thống đồ họa và cách chơi khá đơn giản nhưng “Nazi Zombies mode” luôn khiến cho người chơi sợ hãi và thích thú, làm họ phải chơi đi chơi lại rất nhiều lần sau đó.
6. Resident Evil 2:
Nhà phát triển: Capcom
Phát hành: 1998
Hệ máy: Playstation, Nintendo 64, PC, Dreamcast, Gamecube, Game.com
Bỏ lại những câu chuyện và bối cảnh rối rắm trong căn biệt thư ở Resident Evil 1, Resident Evil 2 cho phép người chơi trải nghiệm nhiều hơn những thứ có trong thành phố Racccoon. Resident Evil 2 phức tạp hơn, mang đậm chất điện ảnh hơn và kèm theo một cốt truyện mạch lạc và thu hút hơn phần 1 của series game.
Thành tựu lớn nhất mà Resident Evil 2 thu về được có lẽ là bầu không khí ảm đạm, lạnh lẽo và ghê rợn toát ra từ các bối cảnh trong game, chính nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ Masami Ueda, một bậc thày sáng tác nhạc nền trong các tác phẩm kinh dị. Raccoon City bỗng chốc trở thành một tên tuổi mang tính biểu tượng, trở thành một trong những thứ không thể thiếu trong các bộ phim và trò chơi sau này liên quan đến series game Resident Evil .
Resident Evil 2 là sự tiếp nối xuất sắc từ phiên bản đầu tiên của trò chơi trong các câu hỏi giải đố, tìm đường đi, và bắn súng với nhịp độ chậm… Resident Evil 2 được nhiều người đánh giá là một trong những game cổ điển xuất sắc nhất trong lịch sử của hãng Capcom danh tiếng.
5. Plants Vs. Zombies:
Nhà phát triển: Popcap Games
Phát hành: 2009
Hệ máy: PC, Mobile,…
Có lẽ, đối với ngay cả hãng Popcap Games sau khi đã tạo ra Plants Vs. Zombies cũng không nghĩ rằng trò chơi này đã tạo nên một tầm ảnh hưởng vô cùng rõ rệt tới làng game sau nửa thập kỷ từ khi ra mắt lần đầu tiên. Plants Vs. Zombies thuộc thể loại game xây tháp canh phòng thủ (tower defense game), khi các sinh vật đối đầu với các thây ma… Plants Vs. Zombies xứng đáng lọt vào top những trò chơi gây nghiện nhất mọi thời đại dành cho tất cả các lứa tuổi.
Cốt truyện của Plants Vs. Zombies rất đơn giản, người chơi là một chủ nhà và ngôi nhà đó đang bị đe dọa bởi lũ zombie đang ùa vào không ngớt…Đương nhiên, bạn sẽ phải tìm cách chống trả lại chúng bằng cách trồng thật nhiều các sinh vật có khả năng đặc biệt (cây cối, hoa quả,…) trong khu vườn trước cửa để chặn đường tiến vào của zombie.
4. Left 4 Dead 2:
Nhà phát triển: Valve
Phát hành: 2009
Hệ máy: PC, OS X, Linux, Xbox 360
Left 4 Dead phiên bản đầu tiên phần nào đã tạo được dấu ấn và sự chú ý từ phía người chơi yêu thích thể loại game bắn súng FPS. Nhưng thành công chỉ thật sự đến với Valve và series game Left 4 Dead, khi một năm sau đó, Left 4 Dead 2 chính thức ra mắt và nhanh chóng trở thành một trong những tựa game thành công nhất trong lịch sử.
Trong chế độ thường của Left 4 Dead 2, sẽ có 4 người chơi với nhau trong cùng một đội và họ sẽ phải cùng nhau chiến đầu và sinh tồn trước vô vàn lũ thây ma đã bị nhiễm bệnh. Được bắn súng như khi chơi Counter-Strike cùng hệ thống AI Director 2.0 được đem vào khiến cho mọi nhịp độ và diễn biến trong Left 4 Dead 2 căng thẳng và tốc độ hơn bất cứ trò chơi nào.
3. The Last of Us:
Nhà phát triển: Naughty Dog
Phát hành: 2013
Hệ máy: Playstation 3, Playstation 4
Nhiều người cho rằng The Last of Us là thành tựu vĩ đại nhất của thế hệ trò chơi last-gen, và có lẽ nhận định này hoàn toàn chính xác. Được phát triển bởi ông vua của những trò chơi mang đậm chất điện ảnh, Naughty Dog, The Last of Us đặt người chơi vào bối cảnh của nước Mỹ sau khi bị tàn phá bởi một loại nấm độc biến con người trở thành những con quái vật ăn thịt chính đồng loại của mình…
The Last of Us ghi điểm với người chơi nhờ chứa đựng những yếu tố đem lại cảm xúc mạnh mẽ, thực sự thu hút game thủ quan tâm và dõi theo mối quan hệ giữa 2 nhân vật chính trong trò chơi là Joel và Ellie. Gameplay của The Last of Us không phải là điều gì quá khác biệt so với những tựa game cùng thể loại còn lại, nhưng chính những cảm xúc, yếu tố tình cảm sâu sắc mà trò chơi đem lại đã khiến The Last of Us trở thành một “gã khổng lồ” trong thị trường game hiện nay.
2. Resident Evil:
Nhà phát triển: Capcom
Phát hành: 2002
Hệ máy: GameCube
Resident Evil, trò chơi kinh dị sinh tồn này là một sản phẩm độc quyền của GameCube là sự tổng hợp của các phiên bản remake được nhượng quyền thương mại từ NSX Capcom danh tiếng.
Nhìn vào ảnh chụp màn hình của Resident Evil, đặc biệt khi được xuất ra ở độ phân giải cao, thật không thể tin được trò chơi này đã được làm cách đây 12 năm về trước. Bầu không khí u ám, sự căng thẳng, và những khoảnh khắc bất ngờ làm người chơi không ngờ tới…đã làm cho Resident Evil có một sự hấp dẫn thuần túy, mộc mạc và không màu mè khiến trò chơi đem lại sự sợ hãi tột độ mà hiếm tựa game nào làm được.
1. The Walking Dead:
Nhà phát triển: Telltale Games
Phát hành: 2012
Hệ máy: PC, Playstation 3, Playstation 4, Xbox 360, Xbox One, Android, iOS, Vita
The Walking Dead của hãng Telltale Games xứng đáng là trò chơi lấy ý tưởng từ đề tài zombie hay nhất mọi thời đại. Không có bất cứ một trò chơi nào làm được những điều kỳ diệu mà The Walking Dead đã làm được khi khiến người chơi cảm thấy họ đang phải trải qua cuộc sống thực với lũ zombie nguy hiểm, và đồng cảm, thương xót với các mối quan hệ cũng như nhân vật xuất hiện trong trò chơi.
The Walking Dead được thiết kế giống hệt với truyện tranh phong cách Mỹ (comic) mà ở đó, mỗi nhân vật sẽ chứa đựng những câu chuyện ý nghĩa khác nhau. Trò chơi phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của người chơi, thường thì người chơi sẽ phải quyết định lựa chọn sẽ cho ai sống và đành phải giết ai đó…và còn nhiều hơn nữa. Những quyết định này rất khó khăn, và thường đem lại sự căng thẳng tột độ cho người chơi khi The Walking Dead như “ép” bạn vào vị trí một đấng tối cao ban phát sự sống hay cái chết cho các nhân vật còn lại.
The Walking Dead có thể không đậm đặc chất điện ảnh như The Last of Us, không có các pha hành động tinh tế và máu lửa như trong Left 4 Dead 2…nhưng nó có một câu chuyện vượt thời gian chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn và cảm xúc dạt dào đặc biệt dành cho người chơi.
Theo Gamesao
Top 5 game gây nghiện nhất hiện nay
Vậy là một mùa khai trường nữa lại tới với biết bao ước mơ cũng như nguyện vọng về một tương lai tốt đẹp của các thế hệ học sinh và sinh viên. Vậy nếu như bạn đang ở trong độ tuổi cần đến sự nghiêm túc trong học tập và rèn luyện thì nên tránh xa 5 game gây nghiện nhất hiện nay do trang web Twinfinite liệt kê ra sau đây nhé.
(Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả Claudia Lorenzo (trang web Twinfinite) và mức độ thu hút mà 5 trò chơi dưới đây đem lại trong thời gian vừa qua)
5. League of Legends (Liên minh huyền thoại):
Nếu bạn chưa chơi Liên minh huyền thoại (LMHT) bao giờ, thì đừng "dại dột" mà chơi thử nhé. Bởi khi bước chân vào trải nghiệm thế giới trong LMHT, bạn sẽ quên ngay đi tất cả các thứ xung quanh mà chỉ tập trung vào việc chơi game mà thôi...cứ thế bạn sẽ chẳng biết mình đã mất 30-40 phút đồng hồ cho những hướng dẫn cơ bản trong LMHT rồi đấy.
Và nếu bạn có chót "nhỡ nhàng" đam mê LMHT quá đà rồi, thì cứ đều đặn vào mỗi đêm, bạn sẽ thường xuyên ngồi trước màn hình máy tính với 3 lon soda uống hết chưa vứt nằm rải rác trên bàn rồi tự nhủ với bản thân mình: "Chỉ thêm một game này nữa thôi"...trong khi 8 giờ sáng mai bạn phải có mặt ở trường học của mình rồi.
4. Gần như tất cả các game của hãng Telltale Games:
Nếu bạn đã quen thuộc với cái cảm giác ngồi xem TV show, phim ảnh trên trang mạng Netflix hàng giờ liền thì không khó hiểu khi bạn tìm được một sự thích thú chung khi chơi toàn bộ series The Walking Dead của Telltale Games trước màn hình TV hoặc máy tính...
Mỗi "episode" (tập) trong The Walking Dead khi được chơi xong đều có một đoạn phim kết thúc ngắn tựa như một đoạn trailer giới thiệu về "episode" ngay tiếp đó. Chính ý đồ thiết kế khá thông mình này của hãng Telltale Games đã ngay lập tức tạo được sự thích thú khó cưỡng lại với những "dân chuyên cày phim" đã quen với cách "câu khách" kiểu này của các NSX phim truyền hình dài tập. Vì vậy, nếu bạn đang rảnh rỗi hoặc không có việc gì làm, thì đừng dại dột mà chơi The Walking Dead bởi nó sẽ khiến bạn nghiện hơn cả xem phim online đấy nhé.
3. Flappy Bird:
Biết là bạn và nhiều người đã nghe quá nhiều những câu nhận xét quen thuộc khi nói về Flappy Bird nhưng vẫn phải nhắc lại ở đây rằng, tựa game mobile này của chàng trai Nguyễn Hà Đông là một trong những trò chơi "hại não" và tốn thời gian nhất mọi thời đại.
Flappy Bird là trò chơi yêu cầu người chơi phải điều khiển một con chim "ngu" bay qua khe hở giữa hai đường ống màu xanh vô tận được đặt rải rác liên tục trong suốt quá trình chơi game. Trò chơi trở nên phổ biến bởi độ khó mà nó đem lại khiến người chơi càng ngày càng có thêm động lực đạt được điểm số thật cao để thi đấu với bạn bè của mình trên hai hệ điều hành di động phổ biến là iOS và Android.
Cứ thế, cứ thế,... Flappy Bird đã trở thành một cơn sốt thực sự, một "chất gây nghiện" cực mạnh dành cho những tín đồ của chiếc Smartphone, những người luôn thích "tap tap" (nhấn) vào chiếc điện thoại sao cho con chim "ngu" bay qua càng nhiều khe hở càng tốt để khoe điểm số cao với bạn bè. Tốt nhất, bạn nên chỉ chơi Flappy Bird mỗi khi có thời gian rảnh rỗi và đừng nên quá sa đà vào nó.
2. Clash of Clans:
Khi nói về mức độ gây nghiện, sự phổ biến...của xã hội hiện đại ngày nay thì đó hầu hết là do những "app" (ứng dụng) trên điện thoại di động đem lại. Nếu bạn đang ngồi trên chiếc bàn học của mình và nhìn chằm chằm vào cuốn sách, và dường như sự tập trung này không hề đem lại chút hiệu quả nào và bạn sẽ nhanh chóng nản lòng để từ bỏ nó. Rồi sau đó, bạn nhanh chóng tìm ra vô vàn lí do để "hợp thức hóa" cho phép mình cầm trên tay chiếc điện thoại di động yêu quý của mình để kiểm tra tiến trình trong game mình đang chơi ra sao rồi...
Trong thời điểm này, chắc chắn game đó phải là Clash of Clans, một trò chơi yêu cầu bạn phải kiểm tra tiến trình hoạt động trong game nhiều lần trong ngày để tối đa hóa những hiệu quả của người chơi liên quan đến tài nguyên và quân đội. Đừng nghĩ chỉ vài phút, vài lần chạm màn hình điện thoại là xong nhé. Bởi thường thì mỗi lần "check" như thế sẽ tiêu tốn của bạn đôi khi là 30 phút đồng hồ (sẽ lớn hơn nếu làm thế liên tục trong ngày), trong khi trong quãng thời gian đó bạn có thể nâng cao trình độ và hoàn thành bài tập về nhà của mình...
1. Hearthstone: Heroes of Warcraft:
Hearthstone, một "online trading card game" (trò chơi giao dịch thẻ bài trực tuyến) của Blizzard thực sự rất vui nhộn. Hearthstone rất dễ dàng cho những người mới chơi bắt đầu nhưng lại rất khó để thực sự nắm bắt được lối chơi và trở thành một người chơi hàng đầu. Chính điều đó, làm cho các trận đấu ban đầu trong Hearthstone kết thúc rất nhanh chóng nhưng qua thời gian, khi người chơi đã mua được những thẻ bài mới ưng ý và mạnh mẽ hơn, việc leo rank trong Hearthstone sẽ dễ dàng khiến bạn bị "nghiện" và cực kỳ tiêu tốn thời gian.
Rõ ràng, các trận đấu trong Hearthstone thường ngắn hơn Liên minh huyền thoại, chính điều đó làm cho người chơi nghĩ rằng: "Chỉ một game nữa thôi và tôi sẽ quay trở lại làm việc một cách hiệu quả và tập trung...", nhưng Hearthstone là quá tuyệt vời và sẽ không dễ dàng "buông tha" người chơi một cách nhanh chóng.
Kết:
Hi vọng rằng, năm học này sẽ kết thúc tốt đẹp với tất cả mọi người khi điểm trung bình môn của tất cả các môn học đều ổn. Khi đó, bạn có thể thảnh thơi và hoàn toàn có thể chơi thử những game được liệt kê trong danh sách trên đến khi "nghiện" cũng được bởi lúc đó công việc học tập đã kết thúc tốt đẹp.
Theo Gamesao
4 thứ mà Rise of the Tomb Raider bắt buộc phải có Rise of the Tomb Raider dự kiến sẽ được phát hành vào năm 2015 trên nền tảng các thiết bị của Microsoft. Nếu Rise of the Tomb Raider muốn gặt hái những thành công như những phiên bản tiền nhiệm đã làm được, thì trò chơi phải có đủ 4 thứ GameSao liệt kê ra trong bài viết sau. Tomb Raider là một...