10 tựa game lên đời PC “cẩu thả” nhất từ trước đến nay
Từ trước đến nay, những tựa game gắn mác console luôn là những thứ khiến các game thủ PC phải thòm thèm bởi hầu như các tựa game độc quyền console đều là những cái tên ưu tú với nhiều yếu tố hấp dẫn đặc sắc. Tuy nhiên, thành công trên console là 1 chuyện, sau thời gian độc quyền console hết hạn, những tựa game hấp dẫn có may mắn đặt chân lên miền đất hứa PC đều được hi vọng nhiều nâng cấp đáng giá có thể là trong đồ họa, cách chơi hay nhiều giá trị gia tăng làm lại hấp dẫn để tận thu…
Không tính đến 2 hệ nextgen Xbox One và Playstation 4 ra đời vào cuối năm 2013 vừa qua với kiến trúc tương đồng PC, các thế hệ currentgen khác biệt phần cứng quá lớn khiến việc port những tựa game này lên PC luôn là một thử thách không hề nhỏ nếu không được nhà phát triển đầu tư đúng mức… bởi những tùy chỉnh đồ họa chi li tùy cấu hình phần cứng (vô cùng đa dạng) của thánh địa PC như Vsync, khử răng cưa, đổ bóng, blur, bloom…! Và trong danh sách ngày hôm nay, chúng ta sẽ điểm danh những cái tên được xem là bom tấn đặt chân lên PC nhưng thất bại thảm hại nhất, gọi đơn giản là “ Bản port lỡm”.
1. Enslaved
Ra mắt từ tận năm 2010 trên 2 hệ console nổi tiếng thời kì đó là Xbox 360 và PS3 nhưng sớm nhận thất bại bởi doanh thu èo uột tuy rằng chất lượng không hề tệ mà ngược lại còn rất tiềm năng. Quyết không chịu thất bại, nhà phát hành Namco Bandai tận thu khi quyết định xuất 1 bản port lên PC vào cuối năm qua, và kết quả cũng không khá hơn…
Đầu tiên, sau khi phát hành lên PC, Enslaved thiếu một tùy chọn quan trọng mà nếu nghĩ tìm ra game nào thiếu còn khó hơn cả mò kim – Vsync. Đây là một tùy chọn vô cùng quan trọng ảnh hưởng vô cùng lớn đến trải nghiệm tổng thể của đồ họa bởi với cấu hình đa dạng, sự đồng nhất trong tiếng nói của CPU và GPU không bằng nhau dẫn đến xé hình liên tục, vô cùng khó chịu.
Tiếp theo, game không cho phép tắt chế độ Motion Blur, và chính tùy chọn này khiến Enslaved yêu cầu một lượng tài nguyên nặng nề để kéo, khiến máy hoặt động trì trệ và tệ hơn hết là tác hại mà nó đem lại chẳng khác gì các chương trình giả lập đen đỏ. Cuối cùng, độ phân giải của game chọt thủng mắt game thủ PC, nơi mà yêu cầu về đồ họa vô cùng khắc khe… đầy hạt và vỡ hình. Cả 3 cộng lại khiến Enslaved ăn trọn trái đắng.
Đây có thể xem là tựa game hay nhất thời Game Cube còn thịnh hành, và bản port của nó trên PC cũng là bản port tệ hại nhất của dòng game Resident Evil nhưng lại khiến game thủ hệ máy này phải xoắn tay áo cố phá đảo game… Vô cùng cẩu thả, xấu xí, vô lí và khiến game thủ PC ức chế tột độ!
Thực sự, nếu so sánh với các game được port từ nền PS2 thì cũng chưa phải là tệ nhất nhưng với 1 tựa game lớn như Resident Evil 4 mà lại dính phốt này thì quá ư là tai tiếng. Mặc dù vậy, doanh thu đem về và thành công trên PC thì lại không hề nhỏ. Resident Evil 4 trên PC vô cùng xấu, xấu hơn hẳn so với bản trên Game Cube mặc dù cấu hình PC lúc đó vẫn là nền tảng dẫn đầu, texture xấu kinh dị, đồ họa thô thiển, khô cứng, nhợt nhạt, phim cắt cảnh bê nguyên xi, thiếu mọi tùy chỉnh cần thiết… chưa hết, RE4 PC còn buộc game thủ hệ máy này bắn súng hoàn toàn bằng… bàn phím, tưởng tượng thôi cũng đã khó. Bản port RE4 trên PS2 cũng chẳng thua kém là bao.
Đừng thử RE4 PC cũ này cho đến khi phiên bản remade cho PC sắp phát hành tới đây của nó nhé!
3. Dòng game Dead Space
Là một thương hiệu được yêu thích trên thế giới, Dead Space có thể làm game thủ mọi hệ máy cảm thấy vui vẻ bởi cách phát hành trải dài trên nhiều hệ máy mà chất lượng khá tương đồng nhau. Có thể đó là một điểm cộng cho việc đánh giá chung của game, nhưng nếu xét riêng cho phiên bản PC, đó lại là một cú tát nhẹ nhưng đau.
Video đang HOT
Dễ thấy nhất, đầu tiên chính là việc hỗ trợ Vsync lock FPS ở con số 30! Đây được xem là mức tiêu chuẩn dễ chấp nhận, nhưng đó là trên console, không phải PC, mọi chuyển động ở Vsync 30 FPS này tỏ ra delay tương đối, mọi phản ứng đều chậm chạp… và cách duy nhất để thoát khỏi cảnh rùa bò này chỉ còn 1 cách> Tắt Vsync
4. Borderlands
Trước khi Borderland 2 có mặt trên PC và đạt nhiều thành công vang dội bởi những kinh nghiệm đúc rút được từ bản port PC của Borderland 1. Về cốt lõi, trò chơi vẫn là một tựa game hay bởi nội dung phong phú và những ý tưởng độc đáo mà nhà phát triển vẽ ra, nhưng dường như thành công trên console quá lớn khiến việc port nó lên PC trở thành hậu kì nhếch nhác và ít chú tâm.
Người chơi PC trên bản port Borderlands đầu tiên cứng ngay từ menu đầu tiên, chúng yêu cầu một gamepad, và nếu không? Bạn sẽ chỉ ngồi nhìn mà thôi… rất may, bản patch kịp thời nhanh chóng phi tang lỗi nghiêm trọng trên.
5. Saints Row II
Một cái tên khác vô cùng nổi tiếng không hề thua kém GTA thời bấy giờ – Saints Row ra đời phiên bản thứ 2, thành công vang dội, nhưng PC thì không. Vẫn mắc lỗi về Vsync, tùy chọn này bị hỏng và hầu như không hoạt động, theo nhiều thông tin phản hồi thì chức năng Vsync này ở một số người chơi còn lock ở 15 FPS (dù thiết lập low-all hay maximum) và chơi game với mức khung hình này chẳng khác gì hack bullet-time trong Max Payne.
Tắt đi có lẽ là giải pháp tốt nhất ngay lúc đó, nhưng có lẽ Volition cũng tính cả rồi, nên mức khung hình sau khi tắt Vsync cũng không khác nhịp tim là bao, lên xuống thất thường, gây choáng váng cho người chơi (bản thân đã từng nôn)… Bản vá lỗi này cũng chẳng đến từ nhà phát hành mà thay vào đó là tự fan phát triển… quá sức bê tha.
6. Grand Theft Auto IV
Nhắc đến những bản port lỡm nhất mọi thời đại, có thể loại Halo 2 chứ không thể không kể đến Grand Theft Auto IV. Không cần giới thiệu dài dòng, chỉ cần danh hiệu kỉ lục “bản port dỏm nhất và nhiều lỗi nhất thế giới” đủ nói lên tất cả. Nặng nhất chính là phần đồ họa của game cùng hàng loạt lỗi hệ thống cực lớn khiến trải nghiệm GTA IV trên PC còn khổ hơn cả yêu đương…
Ngay tại thời điêm bây giờ (tức năm 2014, sau 6 năm) chiếc vga khủng nhất bây giờ vẫn không thể chạy mượt GTA IV dù các rồng đồ họa như Crysis 3 hay Battlefield 4 hay Metro Last Light chỉ là “tôm tép” với nó. Bản thân đã thử nghiệm trên GTX 680 (max setting) và mức khung hình đạt được (cao nhất) trong Grand Theft Auto IV chỉ ngót nghét mức 50 FPS. Đó là chưa kể khung hình trồi sụt thường xuyên đến nổi khó hiểu. Hàng tá bản patch ra đời nhưng chả cải thiện được nhiều, chỉ còn nhờ vào các mod đồ họa tiên tiến mà các tay moder hàng đầu làm ra; ít ra, khi chơi với đống mod kia đồ họa đẹp ra 1 phần thì còn có tác dụng khiến game chạy ổn định hơn. Năm 2014, gần 6 năm sau khi xuất hiện, những khó chịu trên vẫn chung thủy với GTA IV không hề rời ra.
7. Dark Souls
Ngay từ khi còn trên console, đồ họa của Dark Souls hay người tiền nhiệm Demon’s Souls đã không được xem là đẹp, chỉ dừng ở mức vừa đủ. Âu thế thì cũng có thể chấp nhận bởi nội dung của game quá tuyệt, cách chơi gây nghiện khiến điểm trừ ở mặt đồ họa có thể không lớn. Nhưng khi lên đời trên PC, cách điều khiển hoàn toàn bằng bàn phím (kể cả xoay camera) đã là một điểm trừ lớn, thì nền đồ họa của bản port này cũng như chêm thêm dầu vào lửa…
Độ phân giải dừng ở mức 720p, đa gia thấp, lạm dụng hiệu ứng làm mịn quá lố khiến các góc cạnh trong đồ họa không rõ ràng. Người chơi buộc phải can thiệp vào file ini của game để đẩy mức phân giải lên 1080p mới tạm gọi là khá hơn. Chưa hết, gắn thêm trên mình cái mác “Game for Windows live” và bị kiểm soắt bởi Windows Live DRM – một trong những loại DRM ăn hại nhất từng xuất hiện trên PC khiến độ ức chế bởi độ khó của Dark Souls càng làm người chơi mất bình tĩnh.
8. Bully
Nhắc đến Rockstar, hẳn không nhiều người nhớ đến tựa game Bully, một tai tiếng đầy tai hại của Rockstar trước đây bởi lối chơi quá bạo lực mà lại được gắn với chủ đề học đường (dù rằng rất hay). Đó là về nội dung, trở lại với chất lượng bản port PC, thương hiệu Rockstar tiếp tục chứng tỏ độ “mát tay” của mình trong việc thực hiện các bản port, và Bully ăn đủ điểm trừ.
Không Vsync, nhưng bị khóa sẵn mức FPS 30, loading siêu siêu siêu lâu, môi trường tệ hại và nhiều khi là mất tích một số nơi quan trọng (chả hiểu biến đi đâu), còn về phần điểu khiển thì chỉ có thể mô tả bằng 2 từ: “khủng khiếp” – theo như lời những phản hồi về Bully PC trên diễn đàn.
Lấy cảm hứng từ những vòng đua khét mùi trong thế giới ngầm, các cuộc thanh trừng nhau trên đường đua và cuộc chạy trốn đầy hấp dẫn của nhân vật chính tạo nên thành công lớn cho cả dòng game khi rẻ sang một hướng đi khá lạ của phiên bản Need For Speed: The Run. Tuy nhiên, thật khó chấp nhận khi những vòng đua đầy tốc độ chỉ dừng ở mức 30 FPS.
Sử dụng engine đồ họa khủng Frostbite 2 tương tự bom tấn Battlefield 3, đồ họa nhìn thoáng qua của NFS TR thực sự khá đẹp với hiệu ứng làm nhòe rất tuyệt, nhưng khử răng cưa lại vô cùng tệ hại, menu option chính lại khuyết luôn tùy chọn AA này. Các vòng đua như đi dạo phố với mức FPS chỉ dừng ở con số 30… đâu còn cảm giác so kè đầy quyết liệt với tốc độ này? Chưa kể phiên bản PC thực sự khá nặng vào thời điểm đó, khiến việc load game khá chậm và khung hình thì trồi sụt thường xuyên.
Phiên bản Need For Speed Rival ra mắt cách đây không lâu tuy rằng vẫn khóa FPS ở mức 30 song có vẻ rút được kinh nghiệm lớn từ The Run nên giải quyết các bất cập trên một cách rất ổn thõa.
10. Bionic Commando
Khi Caption lên tiếng xác nhận cho phiên bản Remade cho một siêu sao làng game ra đời từ năm 1980 là Bionic Commando, rất nhiều game thủ đã rất hào hứng, trong đó có game thủ trên PC. Và đến năm 2009, thứ mà người chơi nhận được đúng là thảm họa. Thất bại trong tất cả mọi mặt, mọi phiên bản trên các nên tản khác nhau đều vô cùng tệ hại. Riêng phiên bản PC là tệ nhất, cách điều khiển chuột phím đặc trưng được sử dụng có thể xem là đáng mừng lại hoạt động vô cùng kém cõi, còn một lượng lớn khác thì vật lộn chỉ để… cài được game vào máy!
Còn rất rất nhiều tựa game/bản port PC khiến game thủ thất vọng của những thương hiệu lớn mà Game4V khó kể hết trong danh sách này như Halo 2, Supreme Commander, Darksiders 1-2… Nhưng xét trên tiêu chí bom tấn và được nhiều người mong chờ và xuất thân từ những nhà phát hành danh tiếng thì trên đây là những cái tên khó chấp nhận.
Theo VNE
Top tựa game "đáng sợ" nhất trên iPhone
không phải là điểm cộng của Silent Hill nhưng bỏ qua điều đó, bạn sẽ được trải nghiệm những giây phút "đáng sợ".
3. Hysteria Project 2 (Bulkypix)
Nếu thường xuyên theo dõi những bộ phim điện ảnh, chắc hẳn bạn cũng không lạ lẫm gì với hình tượng một tên sát nhân tâm thần đi giết người lung tung đúng không? Trong Hysteria Project 2 thì bạn sẽ thực sự được trải nghiệm điều đó. Bạn có nhiệm vụ là giải những câu đố để tìm ra câu trả lời cho việc tại sao bạn lại ở trong 1 trại tâm thần, và làm sao để trốn thoát. Nên nhớ phía sau bạn luôn có 1 tên điên cầm rìu sẵn sàng xử bạn bất cứ lúc nào nếu không nhanh chân.
4.Resident Evil 4 (Capcom)
Sẽ là 1 sự thiếu sót to lớn nếu không nhắc đến series được coi là song hành cùng Silent Hill, Resident Evil. Tuy đến phần 4 này, Capcom đã pha trộn vào không ít yếu tố hành động chứ không đơn thuần là kinh dị như những phần trước nhưng đây thực sự là bước biến đổi thành công khi Resident Evil 4 được coi là phiên bản hoàn thiện nhất trong cả series. Nếu bạn đã trải qua những cảm giác hồi hộp, lo sợ trên PC thì đến nền tảng di động, nó vẫn còn nguyên không hề thiết hụt.
5. Dead Space (Electronic Arts)
Đây là tựa game đáng được nói tới nhất trong cả danh sách này khi là tập hợp của gameplay đặc sắc, đồ họa tuyệt vời cũng như cốt truyện phong phú. Cách hay nhất để bạn thưởng thức Dead Space 2 chính là tắt đèn, trùm chân và bật chiếc iPhone lên, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được hết cái hay của nó.
Theo VNE
15 games đáng chơi tiếp sau khi đã "phá đảo" (Phần 2) Tiếp tục với những tựa game mà phá đảo chỉ mang tính chất minh họa. Dark Souls Những ai đã từng chơi qua tựa game này có lẽ đều phải công nhận một điều rằng: Đây là một game tra tấn người chơi theo đúng nghĩa đen bằng độ khó của nó. Sau khi đã hoàn thành game, Dark Souls sẽ lại càng...