10 tựa game hiếm và đắt bậc nhất thế giới (Phần cuối)
Một khi đã nói đến vấn đề sưu tầm bất cứ thứ gì cũng có thể trở nên cực kì đắt giá, kể cả băng video game.
6. Nintendo Powerfest 1994
Giá bán: 10,000 – 10,988 USD (218,2 – 239,8 triệu VND)
Giống như Nintendo Campus Challenge, Nintendo Powerfest là một giải đấu xuyên nước Mỹ nằm tìm ra game thủ SNES đỉnh nhất với phiên bản giới hạn thời gian của ba game Super Marios Bros: The Lost Levels, Super Mario Kart và Ken Griffey, Jr. Presents Major League. Vô địch ở mỗi thành phố sẽ được mời tới San Diego tham dự Nintendo World Championships II.
33 băng game đặc biệt đã được sản xuất để phục vụ giải đấu. Chúng được Nintendo thu hồi khi kết thúc giải, tuy vậy Bob Walters đã tìm được một băng tại chợ đồ cũ huyền thoại. Trong nhiều năm liền, người ta tin rằng đây là bản Powerfest duy nhất còn tồn tại. Năm 2006, nhà sưu tầm Rick Bruns, người từng lọt vào phòng chung kết tại San Diego năm 1994, đã mua lại băng game này với giá 10,000 USD.
Năm 2012, một bản Nintendo Powerfest thứ hai bất ngờ xuất hiện, và bất ngờ hơn đây mới là phiên bản nguyên gốc. Trong những ngày đầu của giải đấu, một cú home-run trong game bóng chày Ken Griffey chỉ ghi được 10,000 điểm. Số điểm này không bõ bèn gì so với tổng điểm chung, do vậy hầu hết người tham dự chỉ tập trung chơi 2 game Mario. Để thuyết phục mọi người chơi Griffey nghiêm túc hơn, Nintendo đã sửa điểm một cú home-run lên 1 triệu. Băng mà Bruns sở hữu chính là phiên bản một triệu điểm này, trong khi cuốn băng mới phát hiện là bản 10,000 điểm.
Băng Powerfest thứ hai được J.J Hendricks mua lại với giá 12,000 USD vào năm 2012. Cuộn băng được trả giá tới 23,100 USD khi Hendricks đem lên đấu giá trên eBay vào năm 2013, tuy nhiên người trả giá cao nhất lại rút lui. Trong lần đấu giá thứ hai vào năm 2014, cuốn băng chỉ bán được với giá 10,988 USD.
7. Air Raid
Giá bán: 3000 – 33,433 USD (65,4 – 729,6 triệu)
Trong suốt nhiều năm liền đây là một bí ẩn đối với fan của Atari. Bănggame kì lạ màu xanh với tay cầm chữ T được phát hành vào khoảng năm 1984, tuy vậy không ai còn giữ hộp đựng hay sách hướng dẫn đi kèm. Những lời đồn đại cho rằng đây là game đầu tiên và duy nhất được phát hành bởi một công ty tên là Menavision (hay có lẽ là Menovision). Thậm chí những nhà sưu tập còn không rõ Air Raid có phải tên tựa game hay không vì trên chiếc băng không hề in chữ gì. Bí ẩn xoay quanh tựa game cộng với việc chỉ 12 băng còn tồn tại khiến nó trở nên cực kì quý giá.
Tuy vậy những bí ẩn được hé lộ vào năm 2010, một độc giả trang tin CNN khi đọc bài viết về các tựa game hiếm đã nhận ra cuộn băng chữ T kì lạ này. Tanner Sandlin lục lại ga-ra và tìm ra băng Air Raid thứ 13, kèm theo hộp đựng. Phiên bản này đã được trả tới 31,600 USD khi đấu giá trên eBay.
Phiên bản còn nguyên hộp thứ hai được tìm thấy bởi Harv Bennett, quản lý một hiệu thuốc vốn là cửa hàng bán băng trò chơi điện tử vào những năm 1980. Vượt ngoài mong đợi của Bennett, hộp game kèm theo cả sách hướng dẫn bên trong. Phiên bản Air Raid hoàn chỉnh duy nhất còn tồn tại được mua lại với giá 33,433 USD khi đấu giá trên GameGavel.
8. Red Sea Crossing
Video đang HOT
Giá bán: 10,000 – 13,877 USD (218,2 – 302,8 triệu VND)
Năm 2007, một thành viên mới của forum AtariAge đăng tải ảnh một băng game mua được tại một chợ đồ cũ với giá 0.5 USD. Trong tựa game có tên Red Sea Crossing này, người chơi vào vai nhà tiên tri Moses vượt qua Biển Đỏ, tránh cá, rùa và đôi khi là một mũi tên của lính Ai Cập. Không có hộp đựng hay hướng dẫn kèm theo, tuy nhiên trên nhãn của băng có tên công ty và số điện thoại của Steve Stack, người tạo ra tựa game.
Một thành viên diễn đàn lần theo số điện thoại và liên lạc được với Stack, người sau đó xác nhận đã tạo ra tựa game vào năm 1983 để nhắm tới cộng đồng Thiên Chúa giáo. Stack cho biết đấy là game duy nhất của ông, chỉ vài trăm băng được sản xuất và phân phối qua đường bưu điện. Dù không nhớ đã bán được bao nhiêu băng, nhưng Stack thừa nhận doanh số không được cao cho lắm, đồng thời ông cũng không rõ số phận những băng tồn kho. Do vậy khả năng rất cao cuộn băng mua được tại chợ đồ cũ kia là chiếc duy nhất còn sót lại.
Với lịch sử tựa game được xác nhận, cộng đồng AtariAge hồi hộp mong chờ động thái tiếp theo của người chủ cuốn băng. Nằm ngoài dự đoán của mọi người, anh ta giữ nó cho riêng mình tới 7 năm trước khi đấu giá trên GameGavel.com, thu về 10,400 USD.
Thông tin cuộc đấu giá nhanh chóng lan truyền trên internet và đến tai Travis Kerestesy và Roey Lebkowitz, chủ cửa hàng Medium Bob’s Curiosity Shop tại Philadenphia. Họ nhận ra tựa game quý hiếm này đang được rao bán với giá 50 USD trên kệ hàng của mình và đem đi đấu giá trên eBay ngay sau đó, thu về 13,877 USD. Cho tới nay chưa băng nào được phát hiện thêm, nhưng vẫn có khả năng chúng đang nằm đâu đó và chờ được tìm thấy.
9. Atlantis II
Giá bán: 5,000 – 7,000 USD (109 triệu – 152,7 triệu VND)
Mặc dù không được nhớ tới nhiều như Pac-Man hay Donkey Kong, Atlantis là một game khá nổi tiếng vào thời điểm năm 1982. Gameplay tương tự như Missle Command, trong đó người chơi phải bảo vệ căn cứ khỏi những cuộc tấn công từ tàu địch. Nhà phát triển lúc đó đã mở một giải đấu gọi là Destination Atlantis, game thủ được mời gửi tới hãng ảnh chụp màn hình TV với điểm số cao nhất. Những game thủ mạnh nhất được gửi tặng Atlantis II, phiên bản đặc biệt của trò chơi với tàu địch di chuyển nhanh hơn và khó ghi điểm hơn và nhờ vậy cũng dễ tìm ra nhà vô địch hơn.
Phiên bản này không được sản xuất số lượng lớn do vậy ngày nay nó khá quý hiếm. Tuy nhiên nếu bạn tìm thấy một băng Atlantis tại chợ đồ cũ, tốt nhất cứ mua nó về. Nhãn của phiên bản đặc biệt không khác gì băng gốc ngoài một cái tem nhỏ màu trắng ghi chữ Atlantis II có thể bị bong ra dễ dàng. Chỉ cần tìm kiếm trên Google bạn sẽ biết cách xác định xem mình vừa mua một băng điện tử Atari thông thường đáng giá 3 USD hay một báu vật 7,000 USD.
10. E.T. The Extra-Terrestrial
Giá bán: 5 – 1,573 USD (100 nghìn – 34,3 triệu VND).
Mặc dù còn nhiều tựa game Atari đắt giá hơn, nhưng E.T. có một câu chuyện khá thú vị. Tựa game chuyển thể từ bộ phim bom tấn của Steven Spielberg này được mệnh danh là game tệ nhất trong lịch sử và thường được kết tội đã kéo tụt toàn bộ ngành công nghiệp game vào năm 1983. Số băng E.T. không bán được nhiều tới nỗi Atari phải chôn chúng trong một bãi rác tại Alamogordo, New Mexico, nhằm vĩnh viễn giấu kín nỗi ô nhục này.
Câu chuyện dừng lại cho tới khi bãi rác được đào lên vào tháng 4 năm 2014. Độ dở huyền thoại của E.T. đã khiến cho những cuộn băng được khai quật trở thành mục tiêu săn tìm của giới sưu tập. Trong 792,000 cuộn băng được phát hiện, ngoài E.T. còn có một tá game Atari khác như Missle Command, Asteroids, Defender; tất cả hiện thuộc sở hữu của thành phố Alamorgodo.
Thành phố quyết định đấu giá khoảng vài trăm cuộn băng trên eBay, số còn lại được quyên góp cho các bảo tàng trên toàn thế giới. 100 băng đầu tiên được đưa lên vào tháng 11 đem về 37,000 USD, trong đó giá cao nhất được đặt ra là 1,573 USD cho một băng E.T. sứt mẻ nằm dưới bãi rác hơn 30 năm. Những vòng đấu giá cuối cùng sắp kết thúc, do vậy hãy nhanh tay nếu muốn sở hữu một cuộn băng khét tiếng này. Băng E.T. không bị chôn có thể mua được trên eBay với giá chỉ 5 USD.
Theo Gamek
Những ức chế của game thủ chỉ có khi làm anh
"Làm anh đâu phải dễ" - Câu nói này đúng nhất trong tình huống game thủ cùng chơi game với những ông em quý hóa.
Với những game thủ có em trai, có lẽ ai cũng đều từng trải nghiệm cảm giác chia sẻ niềm vui chơi game cùng đứa em của mình. Đó là một cảm giác khác hẳn với việc chơi game cùng những người bạn, một phần vì chênh lệch tuổi tác và trình độ, một phần là vì những hành động rất ư là thiếu fairplay của những cậu nhóc cứng đầu. Sau đây là một vài ví dụ tiêu biểu cho những hành động như vậy:
Chọn những game dở tệ
Khi làm anh, bạn sẽ học được những bài học hết sức khắc nghiệt về sự chia sẻ. Một trong những bài học khó khăn nhất có lẽ là: Đứa nào sẽ được đi mua game. Đây là thử thách cực kì nhọc nhằn cho sự kiên nhẫn và nhường nhịn của bạn.
Mọi chuyện có lẽ cũng không đến mức bực bội đến thế nếu như những ông em biết chọn một game tử tế thay vì dựa trên tiêu chí bìa đẹp. Dù vậy 99% đó sẽ là những game chán không thể chán hơn khiến ông em quý hóa chỉ sau vài chục phút chơi game đã phải bỏ cuộc, để mặc bạn ngồi lại cố gắng chơi nốt cho đỡ.. tiếc tiền.
Không tuân thủ luật "Thua ra được vào"
Đôi khi hai anh em phải cùng chơi một game chỉ cho phép chơi một người, như Mega Man hay Prince of Persia. Khi đó, luật "thua ra được vào" được áp dụng. Nó khá đơn giản: Nếu bạn chết hay qua được màn thì sẽ đến lượt chơi của người kia. Đơn giản và công bằng.
Và không có gì khó chịu hơn khi bạn phải vào nhà vệ sinh giải quyết nỗi buồn, rồi khi quay lại thì chợt nhận ra có điều gì đó không đúng. Lúc nãy nhân vật còn đến 4 mạng mà, sao giờ chỉ còn có 3? Và ai đã dùng mất bình Energy Tanks mà bạn phải cố gắng để dành để đến lượt chơi của mình!?
Tất nhiên chẳng còn lý do nào khác ngoài việc đứa em quý hóa của bạn đã phá vỡ điều luật thiêng liêng rồi. Và bạn chỉ biết nghiến răng nghiến lợi tức tối mà chẳng thể làm gì, nếu như không muốn máy chơi game bị phụ huynh tịch thu cho đến hết tuần.
Liên tục spam một chiêu thức rẻ tiền
Bạn là một game thủ Street Fighter kì cựu, bạn nhớ và sử dụng nhuần nhuyễn tất cả những combo khó nhất của các nhân vật, và chắc hẳn bạn cũng từng trải qua cảm giác không dễ chịu gì khi đứa em trai cho bạn "ăn hành" khi dồn bạn vào góc và liên tục sử dụng một chiêu thức cho tới khi chiến thắng. Và trong khi đứa em của bạn hả hê với giọng cười chíp hôi cực kì đáng ghét thì bạn chỉ biết bất lực hành hạ chiếc gamepad mong tìm đường thoát trong vô vọng, tức điên lên khi chứng kiến nhân vật của bạn gục xuống một cách nhục nhã.
Đùa nhau à? Chỉ xài duy nhất một đòn rẻ tiền như vậy sao? Một game thủ thực thụ phải có nhiều hơn thế chứ? Chết tiệt!
Giành mất các Achievements mà bạn đang cố gắng để đạt được
Sau khi thi cuối kì xong, bạn gói gém đồ đạc, ôm chiếc máy PlayStation thân yêu về nhà và thưởng thức kì nghỉ hè cùng những người thân trong gia đình. Bạn chưa bao giờ hoàn thành Challenge of the Gods của God of War, và giờ đây là cơ hội để bạn tập trung thực hiện ước mơ cuộc đời của mình. Bạn đã phải hy sinh hàng tá thời gian học bài quý giá để thực hiện challenge này, và chiến thắng đã nằm rất gần trong tầm tay của bạn.
Thế nhưng, chưa kịp đụng vào chiếc PS2, bạn phát hiện thằng em của bạn đã vượt qua được thử thách này mà không tốn chút mồ hôi nào cả, còn bạn thì ngồi bên cạnh, cố gắng giữ quai hàm để không bị rớt thẳng xuống đất.
Giành chọn nhân vật mạnh nhất
Một số game đối kháng cũ không cho phép hai người chơi chọn cùng một nhân vật, và điều này thường dẫn đến những cuộc đua không khoan nhượng để giành lấy nhân vật mạnh nhất trong game. Những lúc như vậy, đứa em trai của bạn lại có khả năng bấm nút nhanh chóng và chính xác đến kinh ngạc. Nó luôn chọn được nhân vật Toad với những chỉ số cực cao trong Mario Kart, và để bạn phải ngậm ngùi chọn chàng rùa chậm chạp Koopa Troopa. Thôi thì, lớn hơn nhường nhịn chút cũng đâu có sao.
Nhấn pause mỗi khi bạn nhảy qua một cái hố
Phải nói đây là điều gây khó chịu nhất khi chơi game với những đứa em nghịch ngợm. Trong bản Super Mario Bros đầu tiên, tay cầm thứ 2 có thể pause game của người chơi chính bất cứ lúc nào. Bạn không tin à? Cứ thử xem.
Khi bạn đang hồi hộp với một cú nhảy khó của nhân vật, game bỗng nhiên đứng khựng lại. Và trong khi bạn đang bực bội bắt đứa em unpause, thì nó unpause ngay lập tức, và anh chàng thợ sửa ống nước của bạn rơi thẳng xuống hố trước ánh mắt ngơ ngác của bạn. Trong game, 2 anh em Mario và Luigi hợp sức cùng nhau vượt qua những trở ngại, nhưng bên ngoài thì có vẻ như hoàn toàn trái ngược.
Tất nhiên, bạn cũng có thể trả đũa khi đến lượt chơi của Luigi. Rốt cục, 2 anh em dành cả 1 buổi chiều chơi Super Mario Bros. mà chẳng vượt qua được World 1-1.
Theo Gamek
Những tựa game PC đáng mong chờ nhất nửa cuối năm 2015 (Phần 2) Call of Duty Black Ops III, Tom clancy's Rainbow Six Siege, Overwatch... là những tựa game PC FPS được mong chờ nhất nửa cuối năm 2015. Kỳ trước chúng ta đã điểm qua những tựa game hành động và thế giới mở đáng mong chờ nhất nửa cuối 2015. Trong phần tiếp theo này, hãy cùng dành thời gian cho thể loại game...