10 tựa game đỉnh nên được chuyển thể thành phim điện ảnh ngay lúc này
Một tài sản khác của Blizard, “ StarCraft” là một trong bộ ba thần thánh đã giúp công ty này tạo dựng nên tên tuổi cùng với “Diablo” và “Warcraft”. Ngày này chúng ta có rất ít những thương hiệu phim khoa học viễn tưởng/giả tưởng lấy bối cảnh không gian ngoài hai cái tên kinh điển như “Star Wars” và “Star Trek”. Vậy nên một bộ phim “StarCraft” hoàn toàn có thể trở thành một luồng gió mới mẻ, mang tới cả tá thứ thú vị về chiến tranh không gian, người ngoài hành tinh.
Video game có một lịch sử khá phức tạp và không mấy tốt đẹp khi chuyển thể thành phim ảnh. Điển hình có thể kể đến series “Resident Evil”, mặc dù đủ thành công tài chính để kéo dài tới 6 phần nhưng chất lượng chuyên môn thì chỉ ở mức trung bình khá, trong khi các nỗ lực khác như “Super Mario Bros.”, “Tomb Raider” và nhiều nhiều cái tên nữa đều chẳng được một nửa những gì fan mong đợi.
Game khó chuyển thể thành phim cũng bởi nhiều lí do, nhưng có lẽ vấn đề chính là sự lựa chọn nghèo nàn của các studio sản xuất khi họ muốn biến một thế giới ảo nào đó lên màn bạc. Ví như “Super Mario” vốn không có một câu chuyện lôi cuốn ngay từ nguyên bản, còn bản chuyển thể phim “Tomb Raider” lại quá giống một bộ phim nhái của “Indiana Jones”.
Dù sao chuyện được thấy ngày có nhiều video game được biến thành phim ảnh ra rạp là cũng đủ khiến fan hâm mộ thấy vui phần nào rồi và dưới đây là một 10 cái tên tuyệt vời, rất giàu nội dung để các nhà làm phim để ý đến trong tương lai.
Series “The Elder Scrolls” đã có một lịch sử dài hơi và cứ phiên bản sau ra đời lại có một thế giới quan rộng lớn hơn phiên bản trước để người chơi khác. Thành tựu lớn nhất đến lúc này chính là “Skyrim” với câu chuyện kể về một nhân vật chính được lựa chọn trở thành một Dragonborn. Số lượng nhiệm vụ chính phụ trong game phải nói là vô cùng phong phú và chỉ cần một phần nhỏ trong số đó cũng đủ dựng thành phim rồi.
Diablo
Mặc dù nhận lấy nhiều lời chê bài từ giới chuyên môn nhưng Blizzard vẫn có thể lấy làm tự hào bởi “Warcraft” đang là bộ phim chuyển thể từ video game có doanh thu cao nhất từ trước tới nay. Vậy nên tội gì không biến một thương hiệu RPG nổi tiếng khác của Blizzard là “Diablo” thành phim nhỉ? Nội dung của series này có thiên thần, có quỷ dữ, có nhân vật phân chia nghề nghiệp với câu chuyện xuất thân riêng biệt, và trên hết là một cốt truyện mang tính sử thi hoành tráng.
Infamous
Video đang HOT
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên phim siêu anh hùng, và đó là lí do tại sao nên chuyển thể nên một trong những video game siêu anh hùng xuất sắc nhất trong thập kỷ qua là “Infamous” trở thành phim. Câu chuyện của nó kể về Cole MacGrath, một người thường bỗng có siêu sức mạnh điện năng sau khi dính vào một vụ tai nạn bí ẩn. Với đủ yếu tố du hành thời gian, người đột biến, lựa chọn đạo đức tốt hoặc xấu, “Infamous” hoàn toàn có thể trở thành một phim hay nếu nằm trong tay đúng người.
StarCraft
Một tài sản khác của Blizard, “StarCraft” là một trong bộ ba thần thánh đã giúp công ty này tạo dựng nên tên tuổi cùng với “Diablo” và “Warcraft”. Ngày này chúng ta có rất ít những thương hiệu phim khoa học viễn tưởng/giả tưởng lấy bối cảnh không gian ngoài hai cái tên kinh điển như “Star Wars” và “Star Trek”. Vậy nên một bộ phim “StarCraft” hoàn toàn có thể trở thành một luồng gió mới mẻ, mang tới cả tá thứ thú vị về chiến tranh không gian, người ngoài hành tinh.
L.A. Noire
Về cơ bản, “L.A. Noire” vốn đã mang lại trải nghiệm cho người chơi giống y như đang được xem một bộ phim trinh thám chân thực rồi. Trò chơi có nền đồ họa đẹp, cốt truyện lôi cuốn và lồng tiếng nhân vật cực chuẩn, đồng thời có một phong cách thể hiện tương tự các bộ phim cổ điển của Hollywood. Với các đặc điểm như thế, chuyện biến “L.A. Noire” trở thành một bộ phim chắc hẳn không phải điều gì quá khó khăn.
Horizon Zero Dawn
Được tán dương là tuyệt tác mới nhất của ngành game, “Horizon Zero Dawn” giống như một gói hàng hoàn thiện từ cốt truyện, một nữ chính mạnh mẽ, và một sự kết hợp hài hòa của yếu tố viễn tưởng. Câu chuyện của nó xoay quanh Aloy, một cô gái sinh sống trên Trái Đất của 1,000 năm trong tương lai, nơi nhân loại sinh sống thành các bộ lạc nhỏ lẻ và phải chống lại các cỗ máy mang hình dáng động vật bí ẩn. Với phong cách nghệ thuật đặc sắc và một nhân vật chính đáng nhớ, chẳng có lí do gì mà Hollywood không muốn biến tựa game này thành phim cả.
The Legend of Zelda
Với 19 phiên bản từng được ra lò, “The Legend of Zelda” là một trong những trụ cột tạo nên mái nhà Nintendo và được coi là một trong những thương hiệu game phổ biến nhất mọi thời đại. Có lẽ fan hâm mộ đã mong ngóng có một phiên bản phim chuyển thể của series này bấy lâu nay, và bởi công nghệ hiện đại cũng đã hoàn toàn đủ sức tái hiện một thế giới giả tưởng Hyrule lộng lẫy trên màn bạc, đây chính là lúc thích hợp nhất để Hollywood biến chuyện này thành sự thực.
“Dishonored” được phát hành bởi Bethesda Softworks, nên không có gì bất ngờ khi nó có một thế giới quan vô cùng quy mô và phong phú. Lấy bối cảnh một thế giới giả tưởng dựa theo Luân Đôn thế kỷ 19, chúng ta sẽ được theo chân Corvo Attano, vệ sĩ của Nữ Hoàng và là người bị đổ oan tội giết người rồi buộc phải trở thành một sát thủ sở hữu sức mạnh đặc biệt, dấn thân vào một hành trình trả thù tăm tối. Với “Assassin’s Creed” đã được thành phim, có lẽ cơ hội dành cho “Dishonored” cũng là rất lớn đây.
BioShock Infinite
“Bioshock” là một trong các dòng game xuất sắc và cuốn hút nhất một thập kỷ trở lại đây với chất lượng đồ họa cao, tính chân thực, bạo lực đáng sợ nhưng cũng rất cảm xúc, lôi cuốn người chơi từ đầu tới cuối. Điều hiệu quả nhất ở các sản phẩm “Bioshock” không phải là cơ chế gameplay, mà chính là cốt truyện có nhiều bước ngoặt bất ngờ, thực sự kết nối ta với các nhân vật trong game, bất kể vai diễn của họ là nhỏ hay lớn. Trong đó phiên bản cuối cùng “Infinite” đã mang đến một câu chuyện vô cùng hại não, bao gồm yếu tố vượt không gian thời gian hết đặc sắc.
“Mass Effect” là một series game có cốt truyện phong phú và đầy chiều sâu đến độ đã có một số comic và tiểu thuyết giúp mở rộng sự chi tiết cho vũ trụ của nó. Cốt truyện cơ bản của nó vẫn là “giải cứu ngân hà”, tương tự như nhiều thương hiệu phim khoa học viễn tưởng khác, nhưng thực tế nó có độ tăm tối và truyền cảm sâu sắc hơn, khi nhân vật thường phải đối diện với những sự lựa chọn một mất một còn, khó có thể hoàn mỹ cả đôi đường. Hai hãng Legendary và Warner Bros. thực tế đã mua bản quyền xây dựng phim “Mass Effect” kể từ năm 2010, nhưng đến nay vẫn chưa có tăm hơi gì.
Theo Cheatsheet
Không tin mình chiến thắng, game thủ này đã khai sinh ra khái niệm mới: "Quẩy muộn"
Game thủ này đã hết sức thận trọng xác nhận chiến thắng của mình tới 3 lần trước khi ăn mừng để tránh bị "hố".
Trong thể thao chính thống cũng như giải đấu game chuyên nghiệp, đã có không ít trường hợp chỉ vì chủ quan ăn mừng quá sớm mà dẫn đến chuốc lấy thất bại ở phút chót, và những tình huống như vậy thường được người ta gọi vui bằng thuật ngữ "quẩy sớm".
Nhưng một game thủ người Mỹ chuyên thi đấu tựa game đối kháng BlazBlue mới đây xem chừng đã khai sinh ra một khái niệm hoàn toàn với "quẩy sớm" mà chúng ta có thể gọi là "quẩy muộn" khi không dám ăn mừng ngay cả khi đã giành chiến thắng với tỉ số 2-0. Cụ thể thì anh chàng này nghi ngờ rằng vòng đấu mình đang tham gia được phân định thắng thua theo hình thức chạm 3 chứ không phải chạm 2, vì vậy mà Glyn Medoza (tên của game thủ quá cẩn thận nói trên) đã ra dấu nhờ trọng tài xác nhận tới 3 lần trước khi nhảy lên vì vui sướng.
Vẻ mặt đầy ngạc nhiên xen lẫn ngờ vực của Medoza (phải) khi thấy có người vỗ vai chúc mừng mình chiến thắng.
Nguyên nhân dẫn đến việc Medoza thận trọng như vậy là bởi anh vừa đánh bại được Ryo Nozaki - một game thủ chuyên nghiệp người Nhật. Trong làng game đối kháng thì người Nhật thường được người ta nhìn nhận nằm ở một đẳng cấp khác so với phần còn lại của thế giới, tương tự như người Hàn Quốc với Liên Minh Huyền Thoại hay StarCraft vậy. Chưa kể Ryo còn từng lọt vào vòng chung kết của giải đấu đối kháng lớn nhất thế giới EVO mùa giải 2014. Đứng trước đối thủ trên cơ như vậy, việc Medoza không tin mình đã chiến thắng cũng là điều dễ hiểu.
Thậm chí ngay cả khi Ryo đã ra dấu hiệu muốn bắt tay sau khi thua cuộc, Medoza vẫn tỏ ra ngơ ngác và gọi sự trợ giúp từ phía tổ trọng tài. Biểu cảm của game thủ này thật sự rất ngộ nghĩnh và hài hước, trái ngược hẳn với những vận động viên "quẩy sớm" để rồi thua đau đớn mà chúng ta thấy trong các đoạn video chế giễu trên internet.
Phải mất một lúc lâu, Doza mới dám "quẩy" để ăn mừng chiến thắng. Các bạn có thể theo dõi tình huống hài hước này trong đoạn clip bên dưới: Game thủ BlazBlue "quẩy muộn" sau khi phải xác nhận lại chiến thắng của mình 3 lần.
Theo GameK
10 tựa game có bối cảnh "lịch sử hư cấu" khác xa những gì ta vẫn biết Là một game FPS đề tài khoa học viễn tưởng kinh dị, "Resistance: Fall of Man" lấy bối cảnh năm 1951 ở một thời đại lịch sử hoàn toàn đổi khác. Tại đây, con người đang chung tay với nhau để chống lại cuộc xâm lăng của người ngoài hành tinh, qua đó tạo nên một không gian ảm đạm, chết chóc bao...