10 triệu chứng thầm lặng ‘tố cáo’ bạn thiếu máu, chớ coi thường!
Thiếu máu là tình trạng không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang ô xy đi khắp cơ thể, và có rất nhiều dạng thiếu máu.
ShutterStock
Cũng có nhiều loại triệu chứng thiếu máu. Một số người bị thiếu máu bẩm sinh, họ bị di truyền bệnh khó tạo ra các tế bào hồng cầu. Nhưng đa số mọi người thiếu máu do không tiêu thụ đủ chất sắt hoặc vitamin B12, cả hai cùng với folate đều cần thiết cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Sau đây là các triệu chứng thiếu máu bạn không được chủ quan, theo Reader’s Digest.
1. Khó thở hoặc chóng mặt thường xuyên
Không có đủ chất sắt hoặc vitamin B12, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin, mang ô xy đi khắp cơ thể.
Khi không có đủ sắt hoặc vitamin B12 để tạo ra đủ lượng hemoglobin, một số bộ phận của cơ thể sẽ không nhận được ô xy cần thiết. Kết quả là gây khó thở và đôi khi nhận được rất ít ô xy lên não đến nỗi bạn cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng.
Thiếu máu cũng là một trong nhiều triệu chứng của ung thư ruột kết bạn cần đề phòng.
Giáo sư Andrew Artz, từ Đại học Chicago (Mỹ), cho biết một trong những triệu chứng thiếu máu phổ biến nhất và nổi bật là cảm giác kiệt sức.
Mệt mỏi là triệu chứng rõ nét của thiếu máu. Sự mệt mỏi là do quá trình tương tự dẫn đến khó thở và chóng mặt: Không có đủ chất sắt hoặc vitamin B12, không có đủ hemoglobin và từ đó sẽ không đủ ô xy để cung cấp năng lượng cho cơ thể, theo Reader’s Digest.
Video đang HOT
3. Da nhợt nhạt
Nếu bạn không có các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để cung cấp ô xy cho các cơ quan, bạn không thể mong đợi sắc da trông khỏe mạnh được.
Nếu không có sắt hoặc vitamin B12, có thể không có đủ lượng máu cung cấp cho da, dẫn đến màu sắc da nhạt màu hơn và thậm chí trông có vẻ tái, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ.
4. Cảm thấy đau ở ngực
Khi có ít tế bào hồng cầu khỏe mạnh lưu thông, tim phải làm việc nhiều hơn. Kết quả là tim đập nhanh hơn bình thường và gây cảm giác đau ngực.
Không được bỏ qua vấn đề này, đặc biệt là nếu bạn có vấn đề về tim khác.
Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ báo cáo rằng khi tim phải làm việc vất vả hơn, nó có thể dẫn đến nhịp tim không đều, có tiếng thổi tim, tim to hoặc thậm chí suy tim.
5. Có thai hoặc mất nhiều máu
Phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị thiếu máu vì cơ thể phải tạo ra nhiều máu hơn bình thường để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của em bé, và không có đủ chất sắt, vitamin B12 hoặc folate, sẽ có ít tế bào hồng cầu khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, bất cứ ai, kể cả trẻ em nếu bị các bệnh về đường tiêu hóa, như loét, trĩ, viêm dạ dày và ung thư, cũng có thể tăng nguy cơ thiếu máu nếu căn bệnh của họ gây ra máu mạn tính, theo Reader’s Digest.
6. Chế độ ăn thuần chay
Vì ngoài thịt đỏ nạc, sắt vẫn có trong đậu nành, rau lá xanh đậm và đậu phụ, nên người ăn chay vẫn có thể hấp thụ lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Allegra Burton, từ Chicago cho biết không thể có vitamin B12 từ các nguồn thực vật. Do đó, cách duy nhất để những người có chế độ ăn thuần chay tiêu thụ đủ lượng vitamin B12 là uống bổ sung. Điều này khiến cho nhiều người ăn thuần chay quay lại ăn thịt, theo Reader’s Digest.
7. Thèm ăn bậy
Có lẽ một trong những triệu chứng thiếu máu bất thường, đặc biệt là hội chứng ăn bậy do thiếu sắt, hoặc xu hướng thèm những thứ không có dinh dưỡng như đá viên, baking soda, đất sét, hoặc thậm chí là bút chì hoặc sơn khô.
Bác sĩ Artz giải thích rằng nó có thể là một triệu chứng rất phổ biến của thiếu máu do thiếu sắt.
8. Tay chân lạnh
Nếu tay chân lạnh hơn bình thường, đây có thể là dấu hiệu thiếu sắt hoặc thiếu máu. Lý do là vì khi thiếu máu, cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Sắt giúp các tế bào máu này cung cấp nhiệt và chất dinh dưỡng cho các tế bào còn lại của cơ thể, vì vậy khi bị thiếu máu, bạn sẽ cảm thấy lạnh hơn
9. Đau đầu bất thường
Hầu hết chúng ta thỉnh thoảng bị đau đầu, do căng thẳng, thiếu ngủ, bệnh tật và hàng loạt lý do khác. Nhưng nếu bạn thấy mình bị đau đầu nhiều hơn bình thường, có lẽ đã đến lúc kiểm tra mức độ sắt trong cơ thể.
Những cơn đau đầu cũng có thể từ cấp độ thấp đến chứng đau nửa đầu, vì vậy đừng bỏ qua ngay cả khi bạn chỉ cảm thấy đau nhẹ. Hàm lượng sắt thấp có nghĩa là không đủ ô xy đến não.
10.Nhịp tim không đều, tim đập nhanh
Đánh trống ngực, hay nhịp tim khác thường, là một dấu hiệu khác của thiếu máu do thiếu sắt. Theo Healthline, những người thiếu máu có nồng độ hemoglobin thấp, làm tim phải làm việc nhiều hơn để mang ô xy. Từ đó, dẫn đến tim đập không đều hoặc đập nhanh, theo Reader’s Digest.
Vậy nên làm gì nếu thiếu máu?
Nếu bạn gặp phải một số triệu chứng thiếu máu và nghĩ rằng mình có thể bị thiếu máu, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá chính xác loại thiếu máu và cách chữa trị.
Bác sĩ Artz cảnh báo không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc chống thiếu máu nào.
Điều quan trọng là hiểu nguyên nhân và sự thiếu hụt, vì vậy bạn có thể làm việc với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để khắc phục chế độ ăn uống của bạn, theo Reader’s Digest.
Theo thanhnien
Rối loạn ngủ nhiều có liên quan đến thiếu sắt?
Con trai tôi năm nay 19 tuổi. Thời gian gần đây, cháu hay bị buồn ngủ. Nhiều hôm cháu đi ngủ từ 9 giờ tối mà ngày hôm sau vẫn bị buồn ngủ, đầu óc không tỉnh táo. Có phải do cháu bị thiếu máu thiếu sắt không? Xin bác sĩ tư vấn giúp!
Ảnh minh họa
Trả lời:
Phần lớn các rối loạn giấc ngủ là mất ngủ, nhưng có một số người lại bị mắc chứng ngủ nhiều. Người lớn được coi là ngủ nhiều nếu mỗi ngày ngủ trên 10 giờ. Họ có thể đi ngủ rất sớm và dậy muộn vào sáng hôm sau. Họ cũng có thể cảm thấy rất buồn ngủ vào ban ngày mà không thể cưỡng lại được.
Căn cứ vào tính chất của ngủ nhiều, người ta chia làm ngủ nhiều tiên phát (giấc ngủ tối trên 10 giờ), ngủ lịm (có các cơn buồn ngủ ban ngày mà không thể cưỡng lại được). Ngoài ra, ngủ nhiều còn hay gặp trong bệnh trầm cảm (5% số bệnh nhân bị trầm cảm sẽ ngủ quá nhiều), khi cai ma túy nhóm kích thần (ma túy đá), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...
Tôi ít thấy đề cập đến các loại rối loạn giấc ngủ do thiếu sắt. Hiển nhiên là thiếu sắt thì dẫn đến thiếu máu nhược sắc, tê bì, bồn chồn, lo lắng nhẹ... dẫn đến khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Vì vậy, nếu con bạn bị thiếu sắt thì tình trạng này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của cháu.
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ liệu các triệu chứng rối loạn giấc ngủ của con bạn có đúng là do thiếu sắt hay không? Hãy đưa con đến khám ở bác sĩ chuyên khoa tâm thần để có thể xác định chính xác về rối loạn ngủ nhiều của cháu là loại gì, từ đó có cách điều trị thích hợp.
PGS.TS. Bùi Quang Huy
Theo Sức khỏe & Đời sống
Vì sao ngủ ngon mà vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau? Bạn đã bao giờ tự hỏi, vì sao ngủ đủ giấc mà vẫn luôn trong trạng thái mệt mỏi? Buồn ngủ ban ngày có thể làm giảm hiệu suất làm việc, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng nếu đang tham gia giao thông. Vì vậy, cần tìm hiểu những nguyên nhân gây mệt mỏi để điều trị kịp thời. 1. Thiếu...