10 triệu chứng tê tay báo hiệu bệnh nguy hiểm
Tê tay có thể là triệu chứng của bệnh nguy hiểm và bạn phải tới gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu này.
Trong một số trường hợp, tê tay có thể là triệu chứng đáng báo động của cấp cứu y tế, đặc biệt với những ca đột quỵ. Vì đột quỵ rất nguy hiểm, bạn nên biết các dấu hiệu liên quan để sớm đưa người đột quỵ đi cấp cứu trong “thời gian vàng”, mang lại cơ hội phục hồi cao và thậm chí tránh được khuyết tật và tổn thương não.
Tê tay là biểu hiện phổ biến của hội chứng ống cổ tay. Tình trạng này xảy ra khi một trong những dây thần kinh chính trong tay bị nén hoặc bị chèn ép. Các dấu hiệu khác của hội chứng ống cổ tay bao gồm đau, ngứa ran và nóng rát… Nếu phát hiện và chẩn đoán muộn, người bệnh sẽ phải phẫu thuật.
Tay tê cũng có thể là một tín hiệu của bệnh Lyme – nhiễm trùng qua vết cắn của ve chó. Nếu không được điều trị, dấu hiệu tê tay sẽ xuất hiện ở giai đoạn thứ hai của bệnh, khi nhiễm trùng từ vết căn lan rộng. Nó có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng với hệ thống thần kinh và tim mạch. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), có khoảng 30.000 trường hợp nhiễm trùng do ve chó cắn.
Nữ giới thường gặp phải vấn đề về dây thần kinh hoặc mạch máu giữa xương đòn và xương sườn đầu tiên bị chèn ép, gây ra tình trạng tê ở cánh tay hoặc ngón tay. Các bác sĩ khuyến cáo điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt để tránh phải phẫu thuật.
Video đang HOT
Ngón tay chuyển màu trắng bợt rồi xanh và tê liệt thường xảy ra với những người sống ở vùng giá lạnh. Đây cũng là dấu hiệu liên quan đến bệnh Raynaud – là phản ứng của cơ thể khi bị cước lạnh hay quá căng thẳng. Điều này xảy ra do lưu thông máu hạn chế, trong trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể bị hoại tử dẫn đến phải cắt cụt chi.
Khi bạn bị tiểu đường, lượng đường trong máu cao sẽ làm tổn thương các dây thần kinh trên khắp cơ thể, trong đó dẫn đến tê tay. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như mất chi. Đó là lý do tại sao bạn cần phải chú ý đến dấu hiệu tê tay thường xuyên của mình.
Triệu chứng tê và ngứa ran ở tay, cánh tay có thể báo hiệu bạn mắc chứng đau cơ xơ hóa. Một số chuyên gia cho rằng, bệnh này liên quan đến sự tương tác giữa các yếu tố tâm lý, thần kinh và thể chất.
Thường xuyên bị tê, run tay hay hoạt động tay yếu, khó cầm nắm, bạn hãy tới khám bác sĩ. Những triệu chứng này có thể do bệnh đa xơ cứng gây ra. Không có cách chữa trị bệnh này, song bạn có thể kiểm soát sự tiến triển của bệnh để cải thiện tình hình và chất lượng cuộc sống.
Thoái hóa đốt sống cổ sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu ở cổ và những cơn đau, tê có thể lan xuống cánh tay và bàn tay. Bạn cần đi khám bác sĩ và tùy thuộc vào tình hình để điều trị, thậm chí là phải phẫu thuật.
Tê tay còn có thể là một triệu chứng khi bạn mắc Lupus – một dạng rối loạn tự miễn dịch, khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các cơ quan và tế bào khỏe mạnh. Các triệu chứng của bệnh Lupus bao gồm tê tay và nhiều triệu chứng khác tùy thuộc vào bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.
Theo Brightside/VOV
Bác sĩ chọc xuyên bụng mẹ bầu để chữa bệnh cho thai nhi và câu chuyện đằng sau cảm động gấp trăm lần
Câu chuyện tưởng như trên phim này hóa ra lại có thật ngoài đời và khiến mọi người đều cảm động trước điều kì diệu này.
Cô Sherrie Sharp, 29 tuổi (đến từ Anh) khi đang mang thai thì được bác sĩ chẩn đoán thai nhi bị tật nứt đốt sống đe dọa tính mạng, nó có thể dẫn đến việc cột sống không thể hình thành đúng cách, gây tổn thương thần kinh, thậm chí là tê liệt và tổn thương não.
Sherri đã được khuyên nên chấm dứt thai kỳ bởi dị tật nguy hiểm mà em bé trong bụng mắc phải, nhưng mẹ cô là bà Jacqueline, 56 tuổi, đã khuyên Sherrie nên đến gặp giáo sư Kypros Nicolaides, 66 tuổi, chuyên gia hàng đầu thế giới về y học thai nhi - người đã cứu mạng cô trước đó khi Sherrie còn là bào thai trong bụng mẹ.
Bé Jaxon được chẩn đoán bị tật nứt đốt sống và có thể đe dọa tính mạng.
"Khi Sherrie đến gặp tôi, cô ấy hỏi tôi có nhớ cô ấy không? Tất nhiên là tôi nhớ chứ! Tôi nhớ tất cả mọi thứ về ca phẫu thuật cho mẹ Sherrie vào 30 năm trước. Đó là 1 ca phẫu thuật tiên phong và mẹ của Sherrie là người đầu tiên tôi phẫu thuật", giáo sư Kypros chia sẻ.
Mẹ của Sherrie cũng cho hay: "Tôi gặp Kypros khi đang mang thai vào năm 1990, Sherrie bị thiếu máu trầm trọng và trong tình trạng nguy kịch. Giáo sư đã phải lấy máu của tôi, đóng băng và làm sạch nó, sau đó đặt trở lại vào dây rốn của tôi. Không có bác sĩ Krypos, Sherrie sẽ không có cơ hội để sống sót".
Sherrie được khuyên nên chấm dứt thai kỳnhưng thật may mắn cô đã nghe theo lời khuyên của mẹ và gặp gỡ giáo sư Krypos.
Vị bác sĩ dày dạn kinh nghiệm này đã cứu mạng thành công con trai của Sherrie.
Và để cứu mạng đứa con trong bụng của Sherrie, bác sĩ Krypos đã làm 1 điều đột phá, đó chính là phẫu thuật cho em bé khi vẫn còn trong bụng mẹ. Ba vết mổ nhỏ đã được thực hiện trên bụng của Sherrie, sau đó một chiếc máy ảnh nhỏ và dụng cụ phẫu thuật được đưa vào tử cung của cô.
Thật may mắn ca phẫu thuật kéo dài 3 giờ đồng hồ đã chữa khỏi tật nứt đột sống cho em bé. 6 tuần sau, Sherrie hạ sinh thành công bé Jaxson, cậu bé hoàn toàn khỏe mạnh và có thể cử động, đá, đạp tay chân nhờ cuộc phẫu thuật này.
Nguồn: Dailymail
Theo Helino
Con gái bị tổn thương 1 bên não, mẹ đăng đàn tố hành động vô ý của bác sĩ suýt làm đứa trẻ rơi xuống đất khi vừa chào đời Bà mẹ 2 con chia sẻ đoạn clip này với mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc điều tra vụ việc xem liệu có phải hành động bất cẩn của bác sĩ đã gây ra tổn thương não, ảnh hưởng đến sức khỏe của con gái mình hay không. Mới đây, tờ Metro đưa tin về đoạn clip được Monique Rogers, sống...