10 triệu chứng sau bữa ăn báo hiệu bệnh tật
Sau một bữa “cơm ngon canh ngọt” có người cảm thấy thoải mái, nhưng có người lại xuất hiện đau nhức cục bộ, chướng bụng hoặc là thiếu acid, tim, lồng ngực nóng như lửa đốt, ợ hơi vv. Chúng ta đừng nên xem nhẹ những triệu chứng này!
1. Sau khi ăn thấy chướng bụng hoặc cả ngày bị chướng bụng, ợ hơi nhưng không trào ngược, chán ăn, thể trọng ngày càng giảm, sắc mặt trắng bệch hoặc chuyển sang màu hơi xám, chứng tỏ cơ thể bạn đang mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, đặc biệt là viêm dạ dày thu co mãn tính hoặc sa dạ dày.
Trong khi ăn có cảm giác bị nghẹn, ngừng lại và đau ở xương ức; lúc thì nặng lúc thì nhẹ. Điều này thường cho biết người mắc bệnh có thể bị viêm thực quản hoặc ung thư thực quản thời kỳ đầu.
3. Sau khi ăn xuất hiện chứng thiếu axit, tim nóng như lửa đốt, ợ khí, đau xương ức sau (nằm ngửa hoặc cơ thể cúi nghiêng về phía trước hoặc khi ép bụng thì lại càng rõ rệt), lúc này cần nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
4. Sau khi ăn đau bụng trên hoặc có cảm giác buồn nôn, nôn ọe, tích tụ thức ăn. Những triệu chứng này kéo dài nhiều năm và thường bộc phát vào mùa thu, cảm giác đau nhức có thể theo nhịp, quy luật ví dụ như bị lạnh, tức giận. Đây có thể là chứng loét dạ dày.
5. Sau khi ăn khoảng 2 tiếng thường đau dạ dày, hoặc giữa đêm tỉnh dậy vì đau, thường có hiện tượng phản ngược axit. Điều này báo hiệu bạn bị viêm hoặc loét tá tràng.
6. Sau khi ăn đau và chướng bụng, thường có cảm giác buồn nôn, nôn ọe, thỉnh thoảng nôn ra máu.
Với người trước đây mắc bệnh dạ dày thì biểu hiện ngày càng nặng, hoặc người trước đây không mắc bệnh dạ dày nhưng vừa xuất hiện hiện tượng này, đồng thời có triệu chứng thiếu máu, cơ thể gầy đi, không muốn ăn uống, sờ thấy cục xơ cứng ở trên lỗ rốn thì có thể đây là triệu chứng bào hiệu ung thư dạ dày.
Video đang HOT
7. Khi ăn đồ không thích hợp hoặc sau khi bị lạnh thì bị đau bụng, đi ngoài, đồng thời kèm theo buồn nôn, ớn lạnh vã mồ hôi, đây có thể là viêm dạ dày đường ruột cấp tính hoặc bệnh lỵ cấp tính.
8. Sau bữa ăn lập tức đau bụng đi ngoài, ăn một bữa đau một bữa, vừa mới bị lạnh hoặc ăn uống không thích hợp thì sẽ phát tác, có lúc đau bụng đi ngoài có lúc táo bón, đi ngoài thì phân ở dạng lỏng, táo bón thì phân vón cục, có lúc chướng bụng buồn đi ngoài nhưng khi vào nhà vệ sinh thì không đi được, dấu hiệu này chứng tỏ bạn có thể mắc bệnh viêm đường ruột dị ứng mãn tính.
9. Khi ăn chất cay, dầu mỡ, thức ăn sống, uống rượu hoặc khi ăn vào lập tức đau bụng, có lúc khi đau bụng đi ngoài hoặc trước khi đau bụng đi ngoài có cảm giác bụng đau, ruột kêu luculucu, sau khi đi ngoài thì cảm giác đau bụng bớt đi, điều này chứng tỏ bị rối loạn chức năng đường ruột.
10. Sau khi ăn đồ dầu mỡ có cảm giác đau chướng bụng trên bên phải và chuyển tiếp tới phần vai phải. Đây có thể là bạn đã mắc bệnh viêm túi mật hoặc sỏi mật, đặc biệt là những người không ăn bữa sáng, thích ăn đồ dầu mỡ và người béo phì thì cần phải chú ý.
Theo Dân Trí
Nguyên nhân gây nấc
Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc, nhưng gặp nhiều nhất là do bệnh tật gây ra.
Ít khi người bị nấc phải cấp cứu, nhưng cũng có những trường hợp hạn hữu nấc liên tục và kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày làm cho người bệnh rất khó chịu và lúc này lại rất cần đến sự can thiệp của bác sỹ.
1. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng gặp nhiều nhất là do bệnh tật gây ra. Một số bệnh thuộc hệ thống tiêu hóa như viêm thực quản cấp hoặc mạn tính, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, các bệnh thuộc dạ dày - tá tràng như viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm loét dạ dày - tá tràng (viêm hang vị, viêm bờ cong lớn hoặc nhỏ); loét môn vị, loét bờ cong (lớn, nhỏ), loét tâm vị hoặc ung thư dạ dày...
Hầu hết các bệnh thuộc dạ dày - tá tràng đều tăng tiết dịch vị kích thích gây đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn và một số người bệnh có thể bị nấc do thần kinh hoành bị kích thích. Bệnh về đường dẫn mật như viêm đường dẫn mật (viêm túi mật) hoặc viêm tụy tạng cũng có thể kích thích dây thần kinh phế vị hoặc thần kinh hoành gây nên triệu chứng nấc.
Cũng có thể bị nấc trong một số trường hợp do stress hoặc histerie, hoặc do tổn thương hệ thần kinh trung ương với bất kỳ một lý do nào đó như viêm não (do vi khuẩn hoặc do vi rút), hoặc chấn thương sọ não. Cũng có xuất hiện nấc ở một số người bệnh sau phẫu thuật như sau phẫu thuật ổ bụng (phẫu thuật dạ dày - tá tràng, mổ gan mật...).
Nguyên nhân nấc còn gặp khá nhiều trong sử dụng một số dược phẩm hoặc hóa chất độc như thuốc thuộc nhóm coticistreroid, thuốc an thần gây ngủ benzodiazepine hoặc một số loại thuốc điều trị parkinson. Thuốc kháng sinh cũng có thể gây nấc như kháng sinh thuộc nhóm macrolid (erythromycin, roxythromycin...) hoặc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon (ciprofloxacin, ciprobay, ofloxacin...)
Stress cũng là nguyên nhân gây nấc (ảnh minh họa)
Vì vậy khi dùng bất kỳ một loại thuốc này gây nấc cần ngừng ngay. Sau khi ngừng dùng thuốc cần báo cho bác sỹ điều trị để thay thế thuốc khác thích hợp. Cũng có thể gặp nấc trong một số trường hợp dùng hóa chất điều trị ung thư. Sẽ khó xử lý hơn trường hợp nấc không rõ nguyên nhân.
Bài liên quan:
Nấc, khi nào là do bệnh tật?
Làm gì khi bị nấc cụt?
Người ta phân loại nấc thành dạng cấp tính và mạn tính. Nấc cấp tính thông thường chỉ nấc một thời gian ngắn (khoảng vài giờ đến vài ngày, tần số thấp). Nấc mạn tính là những trường hợp xuất hiện liên tục và kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn làm cho nạn nhân rất khó chịu, lo lắng và bức xúc gây mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân.
Đối với một số người bệnh sau mổ vùng bụng, vùng ngực đang thời kỳ hậu phẫu, bị nấc sẽ làm cho vết mổ bị đau hoặc vết mổ chậm liền sẹo.
2. Cách điều trị
Khi bị nấc cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân. Ví dụ nếu nấc do các bệnh thuộc đường tiêu hóa thì nên điều trị dứt điểm, bởi vì các bệnh về đường tiêu hóa nhất là bệnh thuộc thực quản và dạ dày - tá tràng gây kích thích cơ hoành gây nấc. Khi bệnh về đường tiêu hóa được giải quyết dứt điểm thì hy vọng những người bệnh bị nấc do các bệnh này cũng sẽ hết.
Điều trị nấc dựa vào nguyên nhân là rất thuận lợi và có nhiều hy vọng, tuy vậy trong trường hợp không xác định được nguyên nhân thì phải điều trị triệu chứng nấc. Ngay từ khi mới bị nấc lần đầu có thể chưa dùng thuốc ngay mà có thể dùng một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn có kết quả nhất định như uống một cốc nước lạnh (mát), uống từ từ từng ngụm một hoặc bịt mũi, nín thở thật sâu rồi thở ra từ từ.
Có thể uống nước từ từ từng ngụm nhỏ để hết nấc (ảnh minh họa)
Người ta cũng có thể áp dụng biện pháp tâm lý như tập trung vào một vấn đề gì đó mang tính phức tạp hoặc thật lý thú như xem bóng đá, bóng chuyền...
Châm cứu cũng có thể đưa lại hiệu quả nhưng phải là lương y hoặc bác sỹ có kinh nghiệm thực hiện. Tân dược cũng có nhiều phác đồ điều trị phong phú, tuy vậy muốn dùng thuốc Tây cần có chỉ định và theo dõi của bác sỹ bởi một số thuốc có hiệu quả nhưng gây nhiều tác dụng phụ hoặc chống chỉ định. Vì vậy người bệnh dứt khoát không được tự mua thuốc để điều trị bệnh nấc khi không có đơn của bác sỹ.
Phẫu thuật cắt dây thần kinh hoành là phương án cuối cùng, khi mọi biện pháp đã kể không mang lại kết quả.
Theo Eva
Không nên ăn dưa hấu lạnh Trời nóng, dưa hấu đang đúng mùa... thật là một dịp tốt để thưởng thức thoải mái món ăn mát lành này. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý những điểm sau để dưa hấu phát huy công dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé. Không nên ăn nhiều Bởi vì dưa hấu thuộc" thực phấm sinh lạnh" bất cứ người nào nếu ăn...