10 trào lưu độ xe nổi tiếng Nhật Bản
Nhật Bản có nền văn hóa xe hơi đa dạng nhất trên thế giới. Mọi người đều biết về trào lưu chơi xe drift ở Nhật qua bộ phim Fast and Furious: Tokyo drift, nhưng thực tế, văn hóa độ xe ở nước này còn thú vị hơn.
Ban đầu Dajiban là xe chở mô tô cho các băng nhóm đua xe tại Nhật Bản. Ảnh: instagram
Cái tên Dajiban được đặt theo cách phát âm tiếng Nhật của “Dodge Van”.
Ban đầu, loại xe tải này được các nhóm đua xe sử dụng để chở xe mô tô tới trường đua vì đây là loại xe rẻ tiền và dễ kiếm. Để giải trí, đôi khi họ sử dụng chính chiếc xe tải để đua xe. Dần dần, phong trào chơi xe Dajiban hình thành và đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng.
Một chiếc Shakotan hạ gầm kiểu Nhật. Ảnh: Instagram
Shakotan là phong trào chơi xe hạ gầm độc đáo của Nhật. Không giống như ở Mỹ, những chiếc xe hạ gầm ở nước này thường có chắn bùn rộng, bánh xe kích thước lớn và bộ vành nhỏ.
Một đặc điểm dễ nhận biết khác của những chiếc xe Shakotan là bộ làm mát bằng dầu gắn ở phía trước. Có hẳn một bộ truyện tranh nổi tiếng của Nhật viết về trào lưu độ xe này.
Một chiếc Honda Civic Type R được độ để đua Time Attack. Ảnh: Instagram
Time Attack là một bộ môn đua xe được tổ chức chính thức tại Nhật Bản dành cho cả những đội đua xe nghiệp dư và chuyên nghiệp. Không có quy tắc độ xe cụ thể nào được áp dụng cho xe tham gia đua Time Attack, miễn là thời gian hoàn thành vòng đua càng ngắn càng tốt.
Tất nhiên để thắng cuộc tại Time Attack, những chiếc xe phải có cả sức mạnh và khả năng xử lý tuyệt vời, đôi lúc chênh lệch quyết định thắng thua được tính bằng chỉ phần nghìn giây đồng hồ.
VIP
Phong cách độ xe VIP được các tay đua học hỏi từ giới Mafia. Ảnh: Instagram
Vào thập niên 80, giới mafia Nhật Bản bỏ không sử dụng những chiếc sedan sang trọng của châu Âu, sang sử dụng loại xe nội địa sản xuất trong nước để tránh chú ý của cảnh sát.
Video đang HOT
Những tay đua đường phố nhanh chóng học hỏi ý tưởng này, và để cho “ngầu” hơn, những chiếc xe VIP thường được hạ gầm thấp, độ camber (bánh xe choãi ra ngoài).
Một chiếc EK9 CIVIC Type R độ. Ảnh: Instagram
Kanjozoku là tên gọi của băng nhóm đua xe hoạt động tại cao tốc Kanjo, Osaka, Nhật Bản. Ban đầu, nhóm này chỉ dùng Honda Civic để đua xe nhưng sau này để tránh sự truy lùng của cảnh sát các loại xe khác cũng được sử dụng.
Sau thời kỳ đỉnh cao vào thập niên 80, hiện tại chỉ một vài thành viên của Kanjozoku còn duy trì hoạt động.
Những chiếc xe phong cách Itasha thường rất rực rỡ. Ảnh: Instagram
Thay vì nâng cấp sức mạnh động cơ, phong cách Itasha chỉ tập trung vào làm đẹp ngoại thất. Phần vỏ xe thường được in hình các nhân vật nữ trong phim Anime, trang trí rất rực rỡ và kèm nhiều theo nhiều đèn LED.
Với sự phổ biến của văn hóa Anime trên toàn cầu, những chiếc xe Itasha xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn tại các triển lãm xe hơi quốc tế.
Một chiếc Honda Acty được độ lại. Ảnh: Instagram
Xe kei là loại xe siêu nhỏ được thiết kế để đi qua những con phố chật hẹp của Nhật Bản, vừa nâng cao khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Và xe bán tải Kei thực chất là những chiếc xe bán tải thu nhỏ.
Bất cứ dòng xe nào ở Nhật cũng có thể sử dụng để đua, tất nhiên cũng có những xưởng độ chuyên nâng cấp xe bán tải Kei phục vụ cho người chơi.
Những chiếc xe phong cách Dekotora thường mạ chrome sáng bóng. Ảnh: Instagram
Ngay cả những chiếc xe tải thương mại cũng là đối tượng mổ xẻ của các xưởng độ xe Nhật Bản. Phong cách Dekotora thường nhắm đến những chiếc xe kiểu dáng kỳ lạ, mạ chrome sáng bóng quanh xe.
Giống như nhiều trào lưu độ xe khác của Nhật, Dekotora thể hiện sự sáng tạo chứ không phục vụ mục đích sử dụng cụ thể nào. Tuy nhiên, sẽ rất thú vị khi được chiêm ngưỡng những chiếc xe này lăn bánh trên đường phố thay vì những chiếc xe tải nhàm chán.
Những chiếc xe Bosozoku có ống xả rất “ương ngạnh”. Ảnh: Pinterest
Bosozoku là một băng nhóm đua xe trái phép hoạt động từ những năm thập niên 50 tại Nhật Bản. Thành viên của băng nhóm này thích sử dụng những chiếc xe kỳ quặc, ồn ào, tạo sự chú ý nhất có thể.
Phần cản trước của xe thường được chìa ra quá cỡ, trong khi ống xả kéo dài và chổng ngược ra phía sau.
Hiện tại dù đã thoái trào nhưng thỉnh thoảng người dân vẫn bắt gặp một vài chiếc xe phong cách Bosozoku trên đường phố.
Kyusha
Một chiếc Toyota Celica đời 1977 mang phong cách Kyusha. Ảnh: Instagram
So với các trào lưu độ xe khác tại Nhật Bản thì Kyusha nhẹ nhàng và dễ chịu hơn rất nhiều. Với phong cách này, người chơi thường mua những chiếc xe cổ, gắn thêm ốp cua lốp và thay bộ vành mới.
Một số chiếc xe được lắp thêm nhiều đồ chơi hơn nhưng về tổng thể Kyusha vẫn kín đáo hơn Bosozoku rất nhiều. Điều này chứng tỏ chỉ cần có đam mê thì người chơi sẽ tìm được phong cách phù hợp cho mình.
Khám phá văn hoá độ xe Nhật Bản
Văn hóa độ xe Bosozoku (Shakotan) nổi tiếng ở Nhật Bản bởi những phiên bản độ hạ gầm hoài cổ với màu sắc sặc sỡ.
Gặp gỡ người đàn ông Nhật Bản đã 15 năm gìn giữ nét văn hóa độ xe Bosozoku (Shakotan).
Trong tiếng Nhật, "Bosozoku" là cụm từ dùng để chỉ các băng nhóm thanh thiếu niên chơi xe môtô quậy phá, thường có tuổi đời dưới 20. Đây là độ tuổi được quyền sử dụng môtô nhưng chưa được phép lái ôtô tại Nhật Bản. Băng nhóm này thường phóng xe trong khu vực đông người, bấm còi inh ỏi, coi thường luật giao thông, hay ẩu đả và gây mất an ninh, trật tự.
Các thành viên của Bosozoku rất thích độ xe môtô. Những chiếc xe của họ thường có yếm xe kích thước lớn, tay lái được nâng cao, tháo ống xả để gây tiếng ồn. Đuôi xe gắn cờ mặt trời mọc của Nhật hoặc logo riêng của các băng nhóm. Sự lai tạp của nhiều phong cách, màu sắc khiến chúng trở nên sặc sỡ và kỳ quặc.
Một chiếc xe hơi độ theo phong cách Bosozoku - Shakotan. Ảnh: Youtube
Sau này, phong cách độ xe môtô Bosozoku còn ảnh hưởng lên cả văn hóa xe hơi. Những chiếc xe hơi mang phong cách Bosozoku thường có ống xả kéo dài và chĩa ngược lên rất ngông ngênh. Gầm xe được hạ thấp, bánh xe được thay bằng loại lốp béo. Tuy nhiên luật pháp tại Nhật không cho phép bánh xe nhô ra khỏi thân xe nên những chiếc xe này thường được ốp thêm một lớp vỏ để nới rộng bề ngang của xe.
Ngoài cái tên quen thuộc Bosozoku, người Nhật còn gọi đây là phong cách độ xe "Shakotan".
Ở thành phố Ebina, tỉnh Kanagawa, cách thủ đô Tokyo khoảng một giờ lái xe, là địa điểm tọa lạc của New Jack, một cửa hàng chuyên độ xe do ông Sato-san làm chủ. Người đàn ông này đã có hơn 20 năm trong nghề, cửa hàng do ông quản lý hiện cũng là gara nổi tiếng trong vùng về lĩnh vực này.
Xưởng New Jack trong quá trình độ xe. Ảnh: Jalopnik
Vào năm 18 tuổi, Sato-san từng sở hữu một chiếc môtô phong cách Bosozoku. Mỗi tối ông đều tụ tập với bạn bè để "gây náo nhiệt". Dù có giai đoạn chơi xe Shakotan nhưng chỉ từ khi làm việc tại một xưởng độ hạ gầm xe hơi theo phong cách Mỹ (lowrider), ông mới biết cách kiếm tiền từ niềm đam mê độ xe.
Sato-san thích được nổi bật giữa đám đông nên những chiếc xe qua tay ông xử lý đều được mang một phong cách riêng. Dần dần, ông trở nên nổi tiếng, cửa hàng New Jack do ông mở ra cũng là điểm đến yêu thích của giới chơi xe.
Ban đầu, để ăn theo trào lưu hiphop những năm 90 tại Nhật Bản, xưởng độ xe của Sato-san chỉ nhận độ xe Mỹ hạ gầm lowrider. Tuy nhiên, ông biết rằng khách hàng luôn chờ đợi một thứ gì đó thú vị hơn.
Những chiếc xe sau khi xuất xưởng. Ảnh: Jalopnik
Từ 15 năm về trước, Sato-san bắt đầu quay về độ xe theo phong cách Shakotan. Mối liên hệ giữa phong cách độ xe lowrider và Shakotan là không rõ ràng và ngay cả Sato-san cũng thừa nhận rằng không có nhiều điểm tương đồng về kiểu dáng giữa 2 phong cách này. Tuy nhiên, Sato-san hiểu rằng những khách hàng yêu thích cả 2 phong cách đều là những người đam mê độ xe.
"Những người thích độ xe thì sẽ luôn độ xe dù họ có đi ô tô hay xe máy" Sato-san phát biểu.
Xe độ Shakotan và lowrider. Ảnh: Jalopnik
Bởi vì không có một trường lớp nào đào tạo về độ xe nên Sato-san đã tự xây dựng phong cách riêng cho mình bằng cách quan sát, chắt lọc kinh nghiệm từ các đồng nghiệp.
Bản độ Shakotan đầu tiên do Saton-san thực hiện được lấy cảm hứng từ chiếc xe đua Autobacs livery Super Silhouette.
Do không có xe mẫu nên ông đành phải bắt chước theo một chiếc xe mô hình theo tỉ lệ 1/24.
Có thể nói, so với thời kỳ huy hoàng ở thập niên 70, 80, hiện tại phong trào độ xe Shakotan đã giảm nhiều sức hút. Tuy nhiên, những người như Sato-san và đồng nghiệp của ông vẫn muốn duy trì niềm đam mê này như một nét văn hóa độc đáo riêng của Nhật Bản. Truyền thông và mạng xã hội vẫn ủng hộ Sato-san nhưng như vậy vẫn là chưa đủ.
Theo Sato-san, các phong trào chơi xe cũng như thời trang vậy, thị hiếu của khách hàng thay đổi thời gian. Điều đó là không thể ngăn cản được, cũng giống như phong trào chơi xe lowrider cũng đã bị rơi vào thoái trào.
Ngoài ra, chính trị cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của văn hóa độ xe Shakotan. Từ năm 2004, cảnh sát Nhật đã mạnh tay trấn áp việc tụ tập của các băng nhóm ô tô, xe máy do các phàn nàn liên quan đến vấn đề mất an ninh, trật tự xã hội. Cùng với đó, việc đăng kiểm xe ngày càng bị siết chặt.
Những người chơi giờ đây chỉ tụ tập để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: Jalopnik
Hiện tại, thay vì đua xe náo loạn đường phố như trước kia, những người chơi xe Shakotan chỉ tụ tập định kỳ hàng năm tại một bãi đỗ xe riêng để trò chuyện, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Tuy nhiên, theo Sato-san những buổi gặp mặt như vậy cũng không tránh khỏi việc xuất hiện những cá nhân chơi trội, gây mất trật tự khiến những người có tâm huyết chán nản và rời bỏ nhóm.
Đối với tương lai của văn hóa độ xe Shakotan, ông tin rằng hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của những người chơi xe.
"Nếu người chơi không thể giữ trật tự tại những cuộc giao lưu, gặp mặt thì tương lai của Shakotan sẽ rất mờ mịt" Sato-san tâm sự.
Thâm nhập trung tâm đấu giá xe cũ lớn nhất Nhật Bản USS Noda đang là trung tâm đấu giá xe cũ lớn nhất Nhật Bản với lượng xe giao dịch mỗi ngày lên tới 10.000 chiếc. Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu ô tô đã qua sử dụng lớn nhất thế giới. Mỗi năm có tới 1,4 triệu chiếc xe hơi cũ từ quốc gia này được xuất khẩu ra...