10 trào lưu điên rồ nhất TikTok hiện nay
Để thu hút lượt xem, nhiều người dùng TikTok không ngại tạo ra các thử thách ngớ ngẩn, thậm chí đùa cợt với tính mạng của chính mình.
New York Post kể ra 10 trào lưu điên rồ nhất.
1. NyQuil Chicken (nấu thịt gà với thuốc cảm): Đây là công thức thảm họa mới nhất được các TikToker lan truyền nhiều tháng nay. Để làm món “gà ngái ngủ”, người dùng lấy ức gà nấu với thuốc chữa cảm cúm và dị ứng NyQuil. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo về sự nguy hiểm của trào lưu này: “Đun sôi một loại thuốc có thể khiến nó cô đặc hơn và thay đổi đặc tính. Nó có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, ảo giác, mất ý thức, thậm chí co giật và tổn thương phổi”.
2. Gorilla Glue girl ( dính keo lên tóc): Đây không hẳn là thử thách nhưng TikToker Tessica Brown (đến từ Louisiana, Mỹ) bị chỉ trích là “đỉnh điểm của sự ngu ngốc” khi dùng keo Gorilla bôi lên tóc. Hậu quả của hành động thiếu suy nghĩ này là quá trình khắc phục kéo dài suốt 4 tiếng ở bệnh viện. Tuy nhiên, sau sự cố này, Brown nhận được 20.000 USD quyên góp, hàng trăm sản phẩm làm tóc miễn phí và hợp đồng quảng cáo, chưa kể đến những người bắt chước cô.
3. DIY vampire fangs (tự làm răng nanh ma cà rồng): Dịp Halloween năm ngoái, trào lưu gắn nanh ma cà rồng lên răng để hóa trang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, sau đó, nhiều người đăng clip ghi lại quá trình vật lộn để tháo những chiếc răng giả được dính bằng keo dán móng tay và các chất kết dính khác. Các nha sĩ khuyến cáo không nên làm theo cách này vì keo dán móng tay “rất độc và sẽ không dễ dàng bong ra”.
4. Tooth filing (mài răng): Thử thách này liên quan đến việc dùng giũa móng tay “sửa” lại hàm răng không đều để có nụ cười đẹp hơn. Cách làm tự phát này gây ra làn sóng phản đối kịch liệt từ cộng đồng nha khoa. Tiến sĩ Chad Evans, người đồng sáng lập phòng khám nha khoa có trụ sở tại Texas (Mỹ), cho biết: “Mọi người đang gây ra những tổn thương và hủy hoại không thể khắc phục đối với răng của mình”.
5. Face wax challenge (tẩy lông mặt): Tẩy lông toàn bộ khuôn mặt đang là mốt làm đẹp mới với các clip ghi lại quy trình thu hút hàng triệu lượt xem trên TikTok. Tại Kapsalon Freedom ở Hà Lan, nhân viên bôi loại sáp màu xanh lá cây lên mặt khách hàng, bao gồm cả mắt. Họ thậm chí nhét tăm bông nhúng sáp vào mũi để loại bỏ những sợi lông khó chịu. Sau đó, mặt nạ được lột ra với biểu cảm đau đớn của khách hàng. Các chuyên gia da liễu cho biết quá trình này gây tổn thương đối với da, đặc biệt là những vùng nhạy cảm như xung quanh mắt.
6. Erection cream pout plumper (bôi kem cương cứng lên môi): Các “chuyên gia thẩm mỹ” tự xưng của TikTok mách nước “bí kíp” khiến đôi môi trở nên gợi cảm nhờ loại kem làm cương cứng . Tuy nhiên, nhiều người kết thúc trong thất bại khi bị bỏng rát. Các bác sĩ cho biết trào lưu này “hoàn toàn vô lý và rất nguy hiểm”, có thể dẫn đến các phản ứng bao gồm đau nhức, sưng tấy và phồng rộp môi, cũng như dao động huyết áp và gây ra các vấn đề về tim.
Video đang HOT
7. Corn cob challenge (ăn ngô bằng máy khoan): Nằm trong số thử thách nguy hiểm nhất TikTok, corn cob challenge cho thấy người dùng tăng tốc độ ăn bắp ngô bằng cách gắn nó vào mũi khoan đang hoạt động. Trào lưu ngớ ngẩn này càng rầm rộ hơn sau khi rapper Jason Derulo bị mẻ một chiếc răng khi thực hiện. Tuy nhiên, điều này không thể ngăn cản anh cố gắng ăn hết 22 chiếc bánh hamburger để kỷ niệm việc đạt được 22 triệu người theo dõi trên TikTok một tháng sau đó.
8. Cereal challenge (thử thách ngũ cốc): Với trào lưu quái đản này, người tham gia chính ngửa cổ lên để người hỗ trợ đổ sữa và ngũ cốc thẳng vào miệng mình. Hành động này có thể dẫn đến bị sặc hoặc nguy cơ nghẹt thở.
9. Skull breaker challenge (thử thách phá hộp sọ): Trào lưu nguy hiểm, được cho là bắt nguồn từ Venezuela với tên gọi “rompcráneos”, có 3 người tham gia. Theo đó, khi người ở giữa nhảy lên, 2 người đứng ở 2 bên sẽ gạt chân để người đó ngã đập đầu xuống đất. Không chỉ được cảnh báo ở nhiều nơi, Cảnh sát thành phố Daytona Beach, Florida (Mỹ) đã buộc tội 2 học sinh trung học vì hành động gây hậu quả nghiêm trọng. Các bác sĩ cho biết thử thách này có khả năng gây ra những chấn thương nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, từ vỡ xương đến tê liệt .
10. Penny challenge (thử thách đồng xu): Người tham gia được khuyến khích cắm hờ sạc điện thoại vào ổ điện, sau đó thả đồng xu vào khe hở để tạo ra tia lửa. Trào lưu này nhận về nhiều chỉ trích vì có thể dẫn đến hỏa hoạn, gây nguy hiểm cho tính mạng của nhiều người. Cảnh sát cứu hỏa ở Massachusetts (Mỹ) tiết lộ bức ảnh về cửa hàng bị cháy xém ở Holden được cho là do trò chơi khăm gây ra. Trong vụ việc khác, một học sinh trường Plymouth North High School bị cáo buộc gây hỏa hoạn sau khi thực hiện thử thách. Những trào lưu điên rồ và chết người khác có thể kể đến Benadryl challenge (uống thuốc dị ứng để gây ảo giác), Poop challenge (Cha mẹ bôi phân lên người con và xem phản ứng của chúng), Black Out challenge (Tự làm mình ngạt thở), Frozen Honey challenge (ăn mật ong đông lạnh) hay Milk Crate challenge (Chạy qua thùng sữa được xếp chồng lên nhau).
TikToker ảo quyền lực, người dùng có cách nào để đối phó?
Chính bạn là người có quyền quyết định điều hướng nội dung trên TikTok, loại bỏ những điều độc hại càng sớm càng tốt.
Bên cạnh những trào lưu nhảm bị người dùng lên án, TikTok dạo gần đây còn khiến giới trẻ ngán ngẩm bởi lướt đâu cũng thấy những ồn ào liên quan đến việc TikToker "thẩm định", đánh giá quán ăn, món ăn.
Theo đó, nhiều TikToker xây dựng nội dung kênh của mình theo hướng nhận xét, chia sẻ trải nghiệm khi đến một nhà hàng, quán ăn nào đó. Ban đầu, đây là công việc được nhiều người ủng hộ vì cung cấp thông tin hữu ích, thậm chí còn được coi là một nghề mới đầy triển vọng.
Tuy nhiên khi các reviewer xuất hiện ngày càng nhiều trên TikTok, nội dung trở nên loạn trào và khó kiểm soát. Không ít những đánh giá đã bóp méo sự thật vì nhận tiền quảng cáo hoặc cố tình gây sốc để câu view. Người kinh doanh dịch vụ mà cả khách hàng cũng phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc từ lời nhận xét thiếu trách nhiệm của các TikToker.
Về phía xem, họ sẽ có thái độ như thế nào khi ngày càng nhiều nội dung đánh giá xuất hiện trên TikTok, mà bản thân không thể kiểm chứng đúng sai?
Người dùng chọn "chặn" TikToker ảo quyền lực
Thừa nhận là một người xem TikTok quá 180 phút/ngày, Ngọc Liên đều biết đến những ồn ào gần đây xoay quanh việc đánh giá các quán ăn.
Theo quan điểm cá nhân, cô cho biết: "Tùy vào vấn đề gây tranh cãi nhưng mình thường chọn đứng về phía TikToker. Bởi theo mình, TikToker cũng là khách hàng bình thường, họ có quyền trải nghiệm và khen, chê. Tuy nhiên, nếu thấy nội dung này xuất hiện quá nhiều và lan man mình sẽ lướt qua hoặc chặn luôn".
Ban đầu, Ngọc Liên rất quan tâm đến vụ việc nhưng sau đó cô cũng phải lướt qua vì quá phiền phức
Còn đối với Quỳnh Quỳnh, cô bạn lại khá gay gắt khi các TikToker ngày càng "ảo quyền lực", đến và review xấu về một quán ăn: "Mở quán ăn vốn dĩ đã tốn khá nhiều chi phí, họ cũng rất đầu tư cho quán của mình. Thế nhưng, bỗng dưng lại nhận ý kiến tiêu cực chỉ bởi những đánh giá vô thưởng vô phạt của các TikToker. Ăn ngon hay dở tùy vào khẩu vị mỗi người, việc các bạn đ ến review xấu như một cách gián tiếp làm ảnh hưởng đến kinh doanh của quán, thì mình cảm thấy không đồng tình với việc làm này".
Vốn cũng là một nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, Viết Lâm cho biết, bản thân có "hóng hớt" mỗi khi MXH có ồn ào gì đó nhưng không mấy hứng thú vì thấy khá tiêu cực, không mang lại giá trị gì cho người xem. Viết Lâm thẳng thắn bày tỏ: "N ếu thấy các video về vấn đề TikToker đến review quán ăn mà gây tranh cãi, mình sẽ chặn, báo cáo và không quan tâm luôn".
Quỳnh Quỳnh
Chị Huyền bày tỏ, từ ngày có vụ "đấu khẩu" giữa các TikToker và một quán chè nổi tiếng, chị liên tục phải bỏ theo dõi hoặc nhấn không quan tâm vì có quá nhiều nội dung "ăn theo". "Các TikToker có quyền khen chê nhưng đó chỉ là cảm nhận cá nhân chứ không mang tính "quyền lực" như nhiều người vẫn nghĩ", chị Huyền nói.
Chỉ nên tin đánh giá của TikToker khoảng 50%
Sau nhiều sự việc xảy ra, ai nấy đều đồng tình rằng không nên tin 100% vào những bài đánh giá, chia sẻ của TikToker.
Review đồ ăn trở nên phổ biến là bởi dễ làm, dễ kiếm tiền. Xuất phát điểm của họ cũng chỉ là thực khách bình thường, đến quán thưởng thức và chia sẻ lại cảm nhận cho mọi người. Lâu dần, khi video được xuất hiện trên xu hướng của TikTok, nhiều người tag bạn bè vào để đi ăn vô tình biến những tài khoản đó thành một TikToker chuyên review đồ ăn. Đương nhiên khi đã nổi tiếng, độ chân thật ắt phải giảm xuống bởi họ sẽ nhận quảng cáo cho nhiều nhãn hàng, quán ăn.
Cũng vì điều này, ngày càng có nhiều bạn trẻ cảm thấy thất vọng, tốn tiền khi nghe theo các TikToker đến một địa điểm nào đó. Theo Ngọc Liên, cô bạn có thói quen trước khi đi đâu sẽ lên xem một lượt các đánh giá chia sẻ của những TikToker nổi tiếng. Thế nhưng khi đến nơi, trải nghiệm hoàn toàn khác biệt khiến Ngọc Liên vô cùng chán nản, mất niềm tin.
"Đa số những quán được nhiều bạn review thường lại không tốt như mình kì vọng. Đương nhiên nó không tệ đến mức không ăn nổi nhưng nếu để nói tin các review trên TikTok thì mĩnh nghĩ chỉ nên 50% thôi. Một kinh nghiệm của mình cho thấy, ai càng khen ngon hết lời hay những video có gắn chữ "nhất định phải thử", tốt nhất là nên né ra", Ngọc Liên nói.
Theo Viết Lâm, không nên tin theo review của TikToker hoàn toàn mà nên đọc thêm cả bình luận của người lạ để kiểm chứng
Có những trải nghiệm không tốt tương tự, Viết Lâm cho hay: "Mình có đi ăn theo TikToker rồi, cũng nhiều khi gặp phải trường hợp không tốt, thậm chí khó hiểu vì tại sao món ăn này, quán này lại được review khen như vậy. Nhưng mình đơn giản lắm, không hợp thì không ăn nữa, vậy thôi chứ không nghĩ sẽ phản bác hay bóc phốt ai. Còn sau này có đi theo TikToker nữa hay không thì hên xui. Mình nghĩ mọi người nên đọc bình luận kiểm chứng, những người lạ họ sẽ đưa ra ý kiến khách quan hơn".
Bản thân là một người thích xem TikTok, cũng rất thích đi theo giới thiệu của những nhà sáng tạo nội dung trên MXH này nhưng chị Huyền thừa nhận, đã gặp rất nhiều trải nghiệm không tốt như review.
"Mình rất hi vọng các bạn ấy cho mình biết những địa điểm mới, tốt hơn, các quán ăn ngon,... nhưng khi trực tiếp đến thì thất vọng tràn trề. Không bàn về đồ ăn vì tùy khẩu vị nhưng có những quán, phục vụ không được 5 sao như đánh giá, mức giá không phù hợp với chất lượng. Hoặc đôi khi cũng vì review khiến nhiều địa điểm trở nên đông bất thường nên khó có được trải nghiệm tốt. Từ giờ, niềm tin mình dành cho những video đó chỉ khoảng 50% - 60% thôi", chị Huyền nói.
Chị Huyền cũng cho hay chỉ nên tin 50% - 60% những lời giới thiệu của TikToker
Cần tỉnh táo và chắt lọc nội dung
Có không ít bình luận cho rằng, những vụ tranh cãi liên quan đến review đồ ăn rất có thể là một dạng truyền thông "bẩn". Bởi ít nhiều sức ảnh hưởng của vụ việc đều tạo dựng tên tuổi cho cả TikToker và các hàng quán, người thiệt thòi nhất chỉ là khán giả.
Viết Lâm cho rằng giả thuyết này cũng có thể xảy ra tuy nhiên điều này sẽ mang đến tác dụng ngược cho cả 2 phía: "Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Người dùng bây giờ họ cũng có đánh giá khắt khe và chọn lọc, nếu đi theo hướng tiêu cực như vậy, nhiều người cảm thấy phiền phức, khó chịu sẽ chặn ngay. Từ trước đến nay, truyền thông "bẩn" vốn đã không phải là cách hay để quảng cáo".
"Mình cũng nghĩ vậy, nếu sử dụng truyền thông "bẩn", người dùng sớm muộn cũng sẽ tẩy chay. Mình để ý thấy những vấn đề gì nổi lên nhờ drama thường cũng kết thúc rất nhanh và không để lại ấn tượng", Quỳnh Quỳnh cũng rất phản đối với các chiêu trò truyền thông.
Có một thực tế cho rằng, dù người xem đã "cảnh giác" hơn với những đánh giá từ TikToker, thận trọng khi hóng những vụ ồn ào để không bị dắt mũi nhưng vẫn có rất nhiều người theo đuổi nghề nghiệp này. Chưa kể, các quán ăn, địa điểm nổi tiếng tiếp tục duy trì việc mời các TikToker đến quảng cáo, đặt cả vận mệnh kinh doanh vào những bài review từ họ.
Nói về điều này, các bạn trẻ đều cho rằng đó là do hiệu ứng đám đông. Bởi lẽ, MXH TikTok dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng lại thu hút lượng người xem khá lớn. Hơn nữa, những sự việc ồn ào, tranh cãi bao giờ cũng nhận được nhiều sự quan tâm hơn là những nội dung chỉn chu, chất lượng.
"Thời đại công nghệ số mà, người dùng TikTok cũng rất nhiều. Mình không quan tâm nhưng sẽ có đối tượng khán giả khác yêu thích. Do vậy, cũng khó tránh khỏi chiêu trò vì ít nhiều nó mang đến sức ảnh hưởng. Còn công việc này mình nghĩ cũng dễ để thực hiện, ai cũng có thể làm và nếu có duyên sẽ nổi tiếng, thu nhập tốt nên nhiều người theo đuổi. Nhưng mình mong các TikToker sẽ chia sẻ công tâm hơn, khen chê rõ ràng, đúng sự thật để người xem có thể yên tâm trải nghiệm theo", Ngọc Liên bày tỏ.
Người trẻ không muốn có con lập tức bị gắn mác "ích kỷ" Nhiều người cho rằng ích kỷ nhất trên đời này không phải là không sinh con mà tâm lý sinh con ra để nhờ cậy chúng khi tuổi già xế bóng. Vài năm trở lại đây, trào lưu về việc không muốn có con ngày càng lan rộng tại khu vực Đông Nam Á. Điển hình có thể gọi tên, đó là trào...