10 tỉnh xếp loại tốt về quản lý thực phẩm nông – lâm sản
Bộ NNPTNT vừa công bố đánh giá, xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2015.
Theo bảng xếp hạng, có 10 địa phương được xếp loại tốt là: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hà Nội, Kiên Giang, Long An, Phú Thọ, Sơn La, Tiền Giang.
Cần phải tăng cường quản lý chất lượng nông – lâm sản. Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, có 9 địa phương cần khắc phục nằm trong nhóm “cần rút kinh nghiệm” gồm: Hải Dương, Thái Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk. Còn lại là các địa phương triển khai công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản đạt yêu cầu.
Video đang HOT
Đà Nẵng là tỉnh duy nhất trong cả nước mà Bộ không nhận được hồ sơ tự chấm điểm nên chưa đánh giá xếp hạng. Đây là lần đầu tiên Bộ NNPTNT triển khai đánh giá, xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
Theo Danviet
Bài toán nông sản sạch của VN: Làm sao "lên vũ trụ bằng dép lốp"?
Hiện có rất nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có nông sản sạch.
"Tôi cho đó là xu hướng tiến bộ của thời đại cũng như Việt Nam, còn về phía người dân, nhiều người rất sợ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm", ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội nhận định.
Một ruộng rau sạch do doanh nhân Nhật Bản trồng ở Đà Lạt. Rau sạch đến mức có thể ăn sống tại ruộng. Ảnh: Internet.
Cùng kinh doanh nông sản sạch, Nhật Bản có thể bán xà lách với giá 1,2 triệu đồng/kg, còn Việt Nam, làm thế nào để người tiêu dùng tin đó là sản phẩm sạch đã khó.
"Chúng ta phải vừa đảm bảo thực phẩm sạch, và vừa phải có mức giá hợp lý. Đó là bài toán rất khó trong điều kiện của Việt Nam, chẳng khác nào "lên vũ trụ bằng dép lốp"", ông Phú nhìn nhận.
Kinh doanh nông sản sạch tại Việt Nam, theo ông Phú, đang có 3 vấn đề.
Một là, làm nông nghiệp nhìn chung vốn rất rủi ro, luôn canh cánh lo về thiên tai, dịch bệnh...
Hai là, các ưu đãi chính sách cho nông nghiệp rất ít. "Nào là thủy lợi phí, thậm chí mớ rau cũng bị tính VAT 5 - 10%... Những chuyện này lẽ ra phải bỏ", ông Phú nói.
Ba là, cách làm ăn của người Việt còn manh mún, nền sản xuất còn thiếu minh bạch, kỷ cương còn lỏng lẻo.
"Sao lại sản xuất kiểu nơi phun thuốc bán cho thị trường, nơi không phun thuốc cho nhà mình ăn? Cách làm ăn tiểu nông phải xóa bỏ ngay và kỷ cương phải siết vào. Cách đây ít lâu, một thương hiệu rau sạch đã đưa rau dởm vào siêu thị. Đưa hàng rởm vào siêu thị là tội rất nặng, nhưng chúng ta không làm và mọi chuyện rơi vào quên lãng", ông Phú cho biết.
"Tôi nhớ hình ảnh người nông dân Nhật bán hàng rong dọc đường sẵn sàng dán mã số của nhà người ta vào mớ rau mùi bán ở thị trường. Người ta dám khẳng định đó là hàng nhà người ta. Còn ở ta, rau Vân Nội không biết là nhà nào trồng, ai cắt hái, ai vận chuyển..."
Người tiêu dùng Việt mua nông sản sạch giờ đang phải tự đặt ra một loạt câu hỏi: Xuất xứ ở đâu, thu hoạch/giết mổ từ bao giờ, giá cả hợp lý không..., và quan trong nhất là thực phẩm có sạch thật không.
"Kỷ cương, phép nước, thói làm ăn phải rèn lại theo cách làm công nghiệp. Đừng để ai làm ăn phi pháp tồn tại. Bằng việc này, chúng ta mới tiến lên được", ông Phú nói.
Theo Bảo Bảo (Trí Thức Trẻ)
2 tấn mỡ bẩn sắp về TP HCM tiêu thụ Ập vào kiểm tra cở sở ở tỉnh Đăk Lăk, lực lượng chức năng phát hiện 45 bao tải chứa hơn 2 tấn mỡ động vật được chế biến trong dụng cụ cáu bẩn. Cơ sở chế biến mỡ không hợp vệ sinh. Ảnh: Kh. Uyên Tại thời điểm kiểm tra đêm 27/1, Công an huyện Cư Kuin phát hiện gia đình ông...